Công Thức Kinh Doanh Để Tồn Tại Trong Mùa Covid-19

“Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi” Câu nói này ám chỉ không có quy luật bất biến trong kinh doanh. Bạn muốn làm doanh nghiệp, muốn thành công thì bạn phải luôn linh hoạt, biến hóa theo thời cuộc. Người hiểu được thời cuộc và nắm bắt được cơ hội kinh doanh sẽ chẳng mấy chốc mà giàu.

Mạng xã hội và công nghệ đang trở thành một công cụ đắc lực để hỗ trợ cho chúng ta dễ dàng kinh doanh bất kỳ điều gì mà không cần đến một nguồn vốn quá lớn.

Bài 1: Kinh Doanh Thế Nào Để Sống Qua Mùa Dịch

Mùa dịch, bán hàng online đương nhiên là lựa chọn ưu tiên. Tôi cũng mua hàng online; nhưng sau một thời gian tham khảo nhiều nơi, tôi chỉ chọn đúng một trang online bán hàng.

Các trang bán hàng online khác không thuận tiện như trang này – luôn thiếu này, thiếu nọ (ví dụ, thiếu thời hạn sử dụng, thiếu việc hủy và mua lại, thiếu mục sửa đơn hàng sau khi đã xác nhận, và được xác nhận lại ngay; không có ngày giờ giao hàng cụ thể, mà chỉ nói từ 3 – 7 ngày…).

Hãy ở trong tâm thế của người mua để phục vụ trong vai trò người bán. Chỉ có như vậy, bạn mới làm cho khách hàng yêu quí và trung thành với bạn!

Đọc ngay bài viết

Bài 2: Công Thức Kinh Doanh Thời Khủng Hoảng Covid-19 – Trong Nguy Có Cơ

“Khủng hoảng” trong tiếng Hoa bao gồm 2 chữ “Nguy hiểm” và “Cơ hội”. Trong mỗi nguy cơ luôn có cơ hội. Khi hiểm nguy đóng sập một cánh cửa thì cơ hội sẽ mở ra những cánh cửa khác nếu ta biết cách tìm và chịu khó tìm.

Vậy trong cơn khủng hoảng Covid -19 hiện tại, khi kinh doanh gặp khó khăn thì cánh cửa nào sẽ mở ra cho chúng ta? Điều quan trọng nhất là chúng ta đi tìm các cánh cửa ấy bằng cách nào. Hiển nhiên là bạn không thể ngồi chờ cơ hội tự đến mà phải chủ động gõ cửa! Trong cơn khủng hoảng thì yếu tố tối quan trọng để sống còn và phát triển là TIỀN MẶT.

  • Chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng tập trung vào 3 nhóm giải pháp sau
  • Muốn bán được hàng thì bạn phải thỏa mãn 3 yếu tố sau
  • Các nguồn doanh thu khác
    • Doanh thu tài chính
    • Doanh thu từ tài sản 

Đọc ngay bài viết

Bài 3: Định Hướng Kinh Doanh Thời Khủng Hoảng Covid-19 Như Thế Nào?

Có 4 định hướng chính trong thời khủng hoảng:

  • Tăng trưởng
  • Duy trì
  • Cắt giảm
  • Hỗn hợp: giữa 2 hoặc 3 định hướng trên, hay còn gọi là định hướng Janus và áp dụng các nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh: loại bỏ, cắt giảm, tăng thêm, tạo mới

Đọc ngay bài viết

Bài 4: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế

Tình hình hiện nay sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng tới cho tới khi có thuốc đặc trị ra đời thì mới hy vọng dịch sẽ chấm dứt. Là doanh nghiệp, thật ra chúng ta vẫn cứ phải tiếp tục hoạt động và giữ cho mình vượt qua vấn nạn toàn cầu này.

Dù sao, dịch thì cũng xảy ra rồi, xem như đây là cơ hội để tái điều chỉnh lại toàn bộ tổ chức của mình triệt để nhất. Một là làm quyết liệt hoặc là chết dần, chết mòn.

  • Mở rộng các nguồn thu trong mô hình kinh doanh
  • Mở rộng và điều chỉnh lại phân khúc khách hàng
  • Cut loss – cắt chi phí trong mô hình kinh doanh
  • Điều chỉnh lại nguồn lực tổ chức

Cuối cùng, trong NGUY luôn có CƠ. Hãy hành động khi ở trên đỉnh sự kinh doanh thuận lợi, đó là luôn luôn TỐI ƯU và CẢI TIẾN, MỞ RỘNG MÔ HÌNH KINH DOANH của mình liêm tục.

Đọc ngay bài viết

Bài 5: Cắt Lương Dứt Khoát – Sa Thải Như Thế Nào Cho Đúng Luật Thời Cô Vy?

Chả là, hôm trước anh đọc trên mạng thấy bảo cần phải có tư duy win win trong quá trình xây dựng Hệ thống Quản trị ở công ty. Tư duy cùng chiến thắng tức là: Nếu lúc có lãi không lấy lãi đó chia cho anh em thì khi lỗ cũng đừng nên mang cái lỗ đó cho mọi người cùng gánh.

Anh biết điều đó nhưng giờ vốn bắt đầu âm, dòng tiền bằng không mặc dù đã vay nợ và đàm phán với đối tác để hoãn khoản phải trả rồi. Bây giờ nếu không cắt giảm tiếp chi phí thì nguy cơ cao phá sản. Mà chi phí thì chả còn gì ngoài chi phí lương cả.

Anh thanh niên phát hiện ra rằng luật lao động luôn bảo vệ người lao động. Không dễ gì để cắt lương – sa thải nhân viên TRỪ KHI THỎA THUẬN ĐƯỢC VỚI HỌ. Nhiều anh chị em CEO có chút tìm hiểu đăng đàn nói rằng trong luật có điều khoản để sa thải (chấm dứt hợp đồng lao động) đó là thiên tai dịch bệnh. Anh biết họ đã tra: Điều 38 BLLĐ năm 2012

Đọc ngay bài viết

Bài 6: Đầu Vào, Sống Còn của Doanh Nghiệp

Trong quá trình kinh doanh và quản trị doanh nghiệp từ lúc công ty còn nhỏ xíu đến khi lớn lên kha khá, cũng như tham gia cải tạo tái cấu trúc nhiều đơn vị SMEs, cái tôi thấy một vấn đề chung, đó là nhiều rắc rối doanh nghiệp bị phát sinh từ các yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp, mà đôi khi họ lơ là, cẩu thả dẫn đến hệ quả khó lường.

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp gồm những gì?

  • Đầu vào nguồn nhân lực
  • Đầu vào nguyên vật liệu/hàng hóa
  • Đầu vào hóa đơn, hợp đồng, biên bản
  • Đầu vào công cụ dụng cụ (máy móc, …)
  • Đầu vào công nghệ
  • Đầu vào bí quyết, công thức

Đào tạo một cá nhân thành thục một kỹ năng nghiệp vụ chưa bao giờ là đơn giản. Rồi đào tạo xong họ có ở lại không, công sức vài tháng đã bỏ ra, rồi tiền nữa, lỡ họ nghỉ việc xin nơi khác thì sao?

Đọc ngay bài viết

Bài 7: Doanh Nghiệp SME Nên Làm Gì Để Vượt Qua Khủng Hoảng Covid

Có một điều đáng lo hơn cả đại dịch Covid -19 là những hệ lụy kinh tế nó gây ra. Trong vòng 3, 6 đến 9 tháng tới là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với doanh nghiệp SME. Chúng tôi muốn chia sẻ những việc cần làm để bảo vệ doanh nghiệp trong thời điểm nhiều rủi ro như hiện nay.

  • Áp dụng các biện pháp tự bảo vệ để doanh nghiệp ít bị lây nhiễm dịch bệnh nhất
  • Truyền thông/giải thích tới khách hàng về cách mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để bảo đảm an toàn cho họ
  • Truyền thông/giải thích cho nhân viên về cách thực hiện tốt nhất để giữ an toàn tại nhà và nơi làm việc
  • Chuẩn bị kế hoạch cho những kịch bản thay đổi của thị trường tác động đến doanh nghiệp của bạn
  • Hãy tận dụng cơ hội tranh thủ sự giúp đỡ của nhà cung cấp
  • Lập kế hoạch và kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp
  • Tập trung trí tuệ của mọi người của công ty vào việc lập kế hoạch đối phó đại dịch
  • Tiếp tục tìm kiếm cơ hội
  • Phát huy sáng kiến của mọi thành viên trong doanh nghiệp
  • Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp

Chúc các bạn biến nguy cơ thành cơ hội cho doanh nghiệp của mình!

Đọc ngay bài viết

Bài 8: 10 Bộ Giải Pháp Cấp Thiết Với DN B2B Thời Suy Thoái Kinh Tế Do Corona

Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới; nếu như trong tháng 2, các doanh nghiệp bán lẻ, B2C ngay lập tức gặp khó do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng, thì đến nay tình trạng này bắt đầu xuất hiện nghiêm trọng với các doanh nghiệp B2B.

  • Tổng phân tích, rà soát khách hàng
  • Xây dựng giải pháp MỚI cho khách hàng CŨ và MỚI
  • Bật chế độ kinh doanh thời chiến
  • Chủ động tấn công
  • Chuyển đổi/ mở rộng kênh bán và mô hình kinh doanh

Các giải pháp cấp thiết do Các chuyên gia của Công ty Tư vấn thương hiệu và Quản trị xây dựng nhằm giúp các doanh nghiệp B2B có bức tranh tổng thể về những việc cần triển khai trong kỳ kinh doanh Quý 2 và Quý 3 năm 2020 nhằm giảm thiểu thiệt hại và tích luỹ nguồn lực cho giai đoạn trọng điểm cuối 2020.

Đọc ngay bài viết

Bài 9: Dùng OKRs Cá Nhân Để Nâng Cao Hiệu Suất Lon (Wfh) Mùa Covid-19

Mục tiêu có thể là “Sống Sót Qua Khủng Hoảng” hoặc “Đảm Bảo Hiệu Quả Công Việc Gấp 2 Dù Làm Ở Nhà” …

  • Objectives: Sống lành mạnh – Làm việc hiệu suất chiến đấu với đại dịch Covid 19
    • Đầu tiên là Objective
    • Tiếp theo là Key Results
    • Viết lại OKRs trên

Khi làm việc từ xa, mỗi người tự quản lý bản thân mình và chúng ta nhận ra Tự Giác là thứ khó nhất trần đời.

Đọc ngay bài viết

Bài 10: Cải Tiến Sản Phẩm Chưa Chắc Thành Công, Nhưng Ngồi Yên Chắc Chắn Chết!!!

Thời gian qua, dịch bệnh càn quét khiến cho nền kinh tế đi xuống là một điều không thể phủ nhận. Tôi đã nghe rất nhiều câu nói như “Bây giờ khách hàng không ra ngoài đường, không mua bán gì thì chẳng có thể làm gì cả” hay “Đành chịu thôi, khó khăn chung rồi”. Việc nản chí, buông xuôi là do chúng ta chưa tìm được phương pháp giải quyết đúng đắn.

  • Đầu tiên, chúng ta cần hiểu chính xác về thị trường kinh doanh!
  • Think outside of the box – Tư duy sáng tạo hay suy nghĩ ra ngoài chiếc hộp!
  • Triển khai sản phẩm!

Đọc ngay bài viết

Bài 11: Cấm Quán Rượu, Karoke Toàn Thành Phố Mùa Em Cô Vy

Đầu tiên gọi lại CA Phường xác minh là có phải mình nằm trong danh sách phải đóng không? Vì Nam đăng ký nhà hàng, có bán nước ép, trà sữa, bia, cocktail, đồ ăn tối kiểu nhà hàng, và đặc biệt có shisha và DJ.

Bạn CA trả lời quán Nam là nằm trong danh sách Quận gửi xuống yêu cầu tạm ngừng lúc này vì họ xét mình là điểm vui chơi giải trí đông người =>Ok mình chấp hành.

Cuộc họp toàn thể nhân viên lúc 18h. Cửa đóng, tắt đèn bảng hiệu, vì Nam đoán sẽ có đoàn xuống kiểm tra. 1 số bạn nói sếp ơi em thấy quán này quán kia vẫn mở chui. Nam nói không làm. Vừa không đúng quy định, phải chung chi nhiều, vừa góp phần lây lan dịch, anh khôg làm.

Như vậy sắp tới ở mặt bằng cũ Nam sẽ xin chủ nhà giảm giá tiền khoảng 30%. Vì lý do bán cafe thì doanh thu cực thấp, chỉ đủ cầm cự, thứ 2 phải truyền thông quảng cáo lại từ đầu, mua thêm 1 số dụng cụ chuyên dụng, lại phải đầu tư, nhưng vẫn phải bắt buộc phải làm thôi.

Đọc ngay bài viết

Bài 12: Chia Sẻ Về Chiến Dịch Sản Phẩm Burger Corona

Xin phép chia sẻ về case team tôi đã thực hiện với chiến dịch Burger Corona. Sản phẩm này đã viral lên trên hầu hết tất cả các kênh truyền thông lớn nhất thế giới như BBC, CNN, NBC, Le Figaro, Reuteur, AP v.v… và khi kiểm tra lại thì báo chí của cả 5 châu lục đều đã đưa tin về sản phẩm này.

Xin trích một phần trả lời báo chí về cách thức tạo sản phẩm mới và triển khai marketing trong thời điểm khủng hoảng:

  • Thời điểm khủng hoảng có nên đẩy mạnh marketing không?
  • Anh có vẻ giỏi làm sản phẩm theo trend, vậy hết trend thì sao?
  • Anh có nhiều sản phẩm ngắn hạn thành công, vậy cách thức tạo ra sản phẩm thành công là gì? Có yếu tố may mắn ở đây không?

Nói chung có được sản phẩm có khả năng lan truyền được nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có những thứ chúng ta không chủ động được (như may mắn) nhưng có những thứ chúng ta chủ động được đó là thử nghiệm liên tục và chăm chỉ, cố gắng để chờ đến khi may mắn tìm đến.

Đọc ngay bài viết

Bài 13: Thuốc Giảm Đau Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mùa Covid-19

Trong vòng vài tháng từ lúc dịch Covid-19 bắt đầu lây lan và đã gây ra sự thay đổi rất lớn về căn bản cung – cầu trên diện rộng, và sẽ còn ảnh hưởng sâu rộng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Ngay trước mắt, các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng những giải pháp mì ăn liền để đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp.

  • Ảnh hưởng trực tiếp do các lệnh cách ly, hạn chế đi lại, hội họp và phong tỏa
  • Ảnh hưởng gián tiếp do đứt chuỗi cung ứng
  • Ảnh hưởng gián tiếp do nhu cầu thị trường giảm
  • Nhu cầu tăng cao đột biến mà không đáp ứng kịp

Sau dịch sẽ là một thị trường hoàn toàn mới, rộng mở và đầy cơ hội chờ đón nếu chúng ta sống và bảo toàn lực lượng để chiến đấu sau khi các đối thủ đã gục ngã.

Đọc ngay bài viết

Bài 14: Mùa Corona Chiến Lược Tốt Thất Bại Đa Phần Là Do….

Nhiều doanh nhân khác thì mơ mộng tìm ra các sản phẩm mới chưa từng có trên thị trường; họ muốn là người tiên phong, muốn có thương hiệu hoành tráng, muốn thiết kế logo bóng bẩy, muốn phát minh ra cách kinh doanh mới, bán hàng mới… Và họ hẳn là thích “Chiến lược đại dương xanh” hay nhiều cuốn khác về thương hiệu.

Từ cuốn “Thực thi” này, hiệu quả kinh doanh của mình đột biến thực sự, một số điểm chia sẻ đúc rút từ cuốn sách này, những cuốn sách sau đó và những trải nghiệm từ 2017 gồm:

  • Thực thi không phải là chiến thuật
  • Luôn xây dựng hệ thống giá trị
  • Tự xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp
  • Thiết lập môi trường đối thoại 
  • Bảy nguyên tắc thực thi

Tóm lại, ý tưởng hay, chiến lược tốt vẫn thất bại đa phần là do thực thi kém, thiếu nguyên tắc. Thế thôi!

Đọc ngay bài viết

Bài 15: 6 Việc Doanh Nghiệp Nên Làm Trong Thời Gian Cách Ly Toàn Xã Hội

Điều này không chỉ để tránh tình trạng lãng phí time nhân viên và toàn công ty mà còn thời gian cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp lùi lại 1 bước – rèn rũa bộ máy doanh nghiệp trở nên tinh nhuệ từ bên trong

  • Số 1 – Xây dựng đội sales hùng mạnh hơn
  • Số 2 – Đào tạo kỹ năng Marketing
  • Số 3 –  Chuẩn hóa quy trình nội bộ
  • Số 4 – Tìm hiểu các công nghệ mới
  • Số 5 – Nâng cao thể lực cho nhân viên
  • Số 6 – Tìm hiểu mô hình kinh doanh mới

Đọc ngay bài viết

Bài 16: Giải Thích Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Khủng Hoảng Covid-19

Có một số câu hỏi và trả lời thiết thực, chép lại mọi người tham khảo. Toàn văn, xin liên hệ văn phòng Endeavor Việt Nam: vietnam@endeavor.org

Chuyên gia cảnh báo: Các doanh nghiệp Việt Nam rất coi thường rủi ro về chính sách, tâm lý vẫn là xin xỏ hoặc lách, chứ không có tâm thế đòi thay đổi chính sách, mặc dù chính phủ tương đối cởi mở.

Đọc ngay bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...