Học Cách Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Từ Sách “Thiết Lập Và Rà Soát Bản Đồ Bay”

Lời mở đầu

Bản đồ bay là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi hành trình bay.

Cũng tương tự, bất cứ doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào, kinh doanh theo hình thức nào thì cũng cần phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể và rõ ràng.

Chiến lược kinh doanh là các chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, xác định các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ tương đối dài (3 năm, 5 năm, 10 năm,…) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Để có thể xây dựng được một bản chiến lược kinh doanh cụ thể và rõ ràng, mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải nắm được quy trình và các mô hình cần sử dụng khi xây dựng chiến lược.

Cuốn sách Thiết lập và rà soát bản độ bay tập hợp các mô hình được sử dụng phổ biến trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các mô hình cũng như nguồn gốc của chúng.

Hy vọng các nội dung trong cuốn sách Thiết lập và rà soát bản đồ bay sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Quy trình xây dựng – Chiến lược kinh doanh

Để xây dựng chiến lược kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều cần phải trải qua 3 giai đoạn bao gồm:

GIAI ĐOẠN 1. Phân tích tình thế chiến lược

GIAI ĐOẠN 2 Hoạch định và lựa chọn chiến lược

GIAI ĐOẠN 3: Xây dựng các nhiệm vụ nhằm thực hiện chiến lược đã lựa chọn.

Tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp thì quá trình để xây dựng chiến lược Kinh doanh có thể khác nhau.

Thanhs cũng đã đưa ra một quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình và được sử dụng rộng rãi trong quá trình tư vấn chiến lược Kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Quy trình này được tổng hợp từ nhiều quy trình khác nhau và được chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Quy-trinh-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh
Ảnh 1: Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 3 giai đoạn

Mô hình PESTEL

Giáo sư đại học Harvard Francis Aguilar được cho là tác giả của mô hình PEST.

Ông đưa ra một công cụ được gọi là ETPS trong cuốn sách Scanning the Business Environment của ông năm 1967. Tên này sau đó đã được tinh chỉnh để tạo ra tên viết tắt hiện tại.

Mô hình PEST còn có nhiều biến thể mà chúng ta có thể xem xét, trong đó không thể không nhắc đến mô hình PESTEL.

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một phiên bản phù hợp nhất để đánh giá chính xác bức tranh toàn cảnh.

Mô hình PESTEL
Ảnh minh họa 2: Mô hình PESTEL

PESTEL là một phương pháp phần tích các nhân tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Nó là một công cụ cần thiết cho các nhà quản trị trong việc điều hành công ty và hiểu rõ những gì đang diễn ra xung quanh việc kinh doanh của họ.

Mô hình năm áp lực cạnh tranh – 5 Forces của Micheal Porter

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận.

Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không.

Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính động nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn.

Mô hình năm áp lực cạnh tranh: 5 Forces của Micheal Porter
Ảnh minh họa 3: Mô hình năm áp lực cạnh tranh: 5 Forces của Micheal Porter

Chuỗi minh họa

Mô hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp.

Thông qua mô hình, có thể thấy rằng các hoạt động giản tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp.

Ngoài ra, mô hình còn là cơ sở để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuế các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị.

Từ khi Porter giới thiệu mô hình chuỗi giá trị vào giữa những năm 1980, các nhà hoạch định và có vấn chiến lược đã sử dụng nó khả thường xuyên để sơ đồ hóa điểm mạnh và điểm hạn chế của công ty.

Mô hình chuỗi giá trị
Ảnh 4: Mô hình chuỗi giá trị

Ma trận hình ảnh cạnh tranh – Company Profile Matrix – CPM

Zimmeren, Scarborough & Wilson (2008) xác định ma trận hình ảnh cạnh tranh (Company Profile Matrix – CPM) như một công cụ giúp doanh nghiệp có thể so sánh chính mình với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa trên các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện được những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng các ưu, nhược điểm chính của họ, đồng thời cũng thấy rõ được lợi thế cạnh tranh của mình và các điểm yếu kém cần khắc phục.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Company Profile Matrix - CPM
Ảnh 5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Company Profile Matrix – CPM

Ma trận SWOT

Vào những năm 1960 đến năm 1970, nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie của viện nghiên cứu Standford, Menlo Park California đã đưa ra mô hình phân tích SWOT.

Nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định thay đổi cung cách quản lý.

Ma trận SWOT phủ hợp làm việc và phân tích theo nhóm, được ứng dụng ở hầu khắp trong các kế hoạch từ bé tới lớn của một doanh nghiệp hay một cá nhân.

Ma trận SWOT
Ảnh 6: Ma trận SWOT

Strategic position and action evaluation matrix – Space

Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (hay còn gọi là ma trận SPACE) lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách “Strategic Management: A Methodological Approach” (1982) của Alan J Rowe Karl E. Dickel, Richard O. Mason.

Ma trận SPACE có thể được sử dụng trong 2 giai đoạn của quá trình hoạch định chiến lược.

Ma trận này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 4 chiến lược tấn công (Aggressive), thận trọng (Conservative), phòng thủ (Defensive) hay cạnh tranh (Competitive).

Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động
Ảnh 7: Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động

Ma trận chiến lược chính Grand Strategy Matrix – GSM

Ma trận chiến lược chính (Grand Strategy Matrix – GSM) cũng là một công cụ được sử dụng phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn. Ma trận này cũng dựa trên hai tiêu thức đánh giá là vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng của thị trường.

Tất cả các doanh nghiệp (bộ phận doanh nghiệp) đều có thể nằm ở một trong bốn góc vuông chiến lược của ma trận chiến lược chính.

Các chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp được liệt kê theo thứ tự hấp dẫn trong mỗi góc vuông của ma trận.

Ma trận chiến lược chính (Grand Strategy Matrix - GSM)
Ảnh 8: Ma trận chiến lược chính (Grand Strategy Matrix – GSM)

Ma trận Boston (BCG)

Ma trận Boston còn được gọi là Ma trận BCG viết tắt của The Growth-Share Matrix and Portfolio Analysis – là một biểu đồ do tác giả Bruce Henderson tạo ra cho tập đoàn Tư vấn Boston (Boston Consulting Group) năm 1968 để giúp tập đoàn này phân tích chiến lược kinh doanh và các sản phẩm.

Đây là một trong những phương pháp hoạch định danh mục sản phẩm nổi tiếng nhất, dựa trên khái niệm vòng đời sản phẩm. Nó xem xét mối quan hệ qua lại giữa tốc độ tăng trưởng thị trường và thị phần.

Nguyên tắc cơ bản của ma trận này chính là đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh mục sản phẩm của 1 công ty và đặt nó vào 1 ma trận.

Từ đó giúp nhà Quản trị quyết định phân bố vốn cho các SBU và đánh giá tình hình tài chính của công ty.

Ma trận Boston
Ảnh 9: Ma trận Boston

Ma trận Ansoff

Ma trận Ansoff là một sơ đồ về việc mở rộng và phát triển thị trường còn được gọi là Lưới mở rộng sản phẩm thị trường do H. Igor Ansoff đề xuất năm 1957.

Ma trận Ansoff trình bày những cách thức phát triển của doanh nghiệp dựa trên hai biến số cơ bản là: Sản phẩm và thị trường.

Ma trận chỉ ra bốn cơ hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp là: Xâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và đa dạng hóa.

Các chiến lược cạnh tranh chung chỉ có thể trả lời được chút ít câu hỏi chiến lược cạnh tranh nào có thể sinh lợi nhiều nhất.

Mỗi công ty sẽ phải xác định những mục tiêu chiến lược và định hướng chiến lược của riêng mình. Dù đã ra đời khá lâu, ma trận Ansoff văn có giá trị và được sử dụng nhiều trong thực tế.

Ma trận Ansoff
Ảnh 10: Ma trận Ansoff

Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng – Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM

Ma trận QSPM được Ferd R. David giới thiệu lần đầu tiên trên tờ báo khoa học Long Range Planning vào tháng 10 năm 1986.

Ma trận QSPM là ma trận cho phép lượng hóa độ hấp dẫn của các chiến ược có thể thay thế lẫn nhau để chọn các chiến lược hấp dẫn nhất.

Nó cũng cho phép nghiên cứu đồng thời cùng một lúc nhiều chiến lược có thể thay thế lẫn nhau với số lượng không hạn chế cũng như có khả năng lựa chọn ở các cấp chiến lược (công ty, kinh doanh hay chức năng).

Một nét tích cực khác của ma trận này là nó đòi hỏi phải kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài nên khá toàn diện,

Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng - Quantitative Strategic Planning Matrix - QSPM
Ảnh 11: Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng – Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM

Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard – BSC

Phương pháp Thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được tổ chức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ sử dụng nhằm:

Định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.

Hệ thống thẻ điểm cân bằng của Robert S. Kaplan và David P. Norton (1996) cung cấp một khung mẫu giúp mang đến cho các nhà quản lý và các quan chức cấp cao trong các tổ chức một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

thẻ điểm cân bằng: Balanced Scorecard - BSC
Ảnh 12: Thẻ điểm cân bằng: Balanced Scorecard – BSC

Trong quá trình xây dựng chiến lược nói chung và chiến lược Kinh doanh nói riêng, tùy vào từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng thêm một số các mô hình khác không có trong cuốn sách này.

Thông tin về các mô hình tiếp theo sẽ được cập nhật thường xuyên trên website. Kính mời bạn đọc theo dõi để nhận thêm thông tin.

Trân trọng cảm ơn.

THANHS AIRLINES – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP VIỆT TRONG HÀNH TRÌNH CẤT CÁNH

Chia sẻ của Group “Học Chiến Lược Kinh Doanh – Thương Hiệu”

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...