Mục lục
Khá là dài nhưng tôi hy vọng bạn sẽ đọc hết. Nội dung dưới đây được viết bởi Abhishek Agarwal, một seller xuất sắc và cũng thành viên rất tích cực trong cộng đồng Teespring.
Mục đích của bài viết này chính là chia sẻ kinh nghiệm và bài học rút ra được từ những gì Abhishek đã quan sát cho tất cả mọi người. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ có ích và bạn có thể “cân nhắc” thực hành vài điều tôi nói là tốt rồi. Và tôi tin vài người nhất định sẽ thử.
Facebook ưu ái các nhóm khách hàng lớn hơn
Thường là từ 500K trở lên. Độ lớn của tập khách hàng từ 2M-3M là tuyệt nhất. Tôi nghĩ việc target thật cụ thể và chi tiết khách hàng như trước đây đang dần trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.
Hãy nhắm đến các tập khách hàng lớn và rộng, Facebook sẽ tiến hành bước phân loại và tìm ra khách hàng thích hợp nhất cho sản phẩm của bạn.
Chọn đặt quảng cáo trên các thiết bị di động
Là xu hướng trong hiện tại và tương lai. Tôi không chạy quảng cáo trên máy tính để bàn (Desktop) ngay từ giai đoạn đầu khi thử nghiệm một chiến dịch, trừ khi tôi muốn nhắm vào các khách hàng lớn tuổi (55-65+)
Hoặc khi chiến dịch đã bán được hàng, và tôi muốn mở rộng đến người dùng desktop. Nhưng không bao giờ tôi chọn đặt quảng cáo trên máy tính để bàn khi thử nghiệm các chiến dịch, tôi luôn thất bại và lỗ rất nhiều khi làm như thế.
Nhóm khách hàng tương tự (Lookalike Audiences)
Mặc dù rất hấp dẫn, nhưng sẽ không hiệu quả nếu nhóm khách hàng chính của bạn không đủ lớn. Bạn cần rất rất nhiều VC/ATC/Purchases trên pixels để có LAA hiệu quả. 1000 VC/ 200 ATC/ 100 Purchases là không đủ và FB sẽ không thể định dạng khách hàng của bạn là ai.
Tôi đề xuất ít nhất 3000 VC/ 500 ATC/ 500 Purchases nếu muốn LAA của bạn hiệu quả. Dĩ nhiên, càng nhiều càng tốt. Tôi biết đây là con số quá lớn, nhưng nếu ít hơn thì sẽ không hiệu quả.
Một tài khoản hay nhiều tài khoản?
Đây là vấn đề gây tranh cãi không ngừng. Nhưng tôi khuyên bạn nên dùng 1 tài khoản cho một chủ đề (niche). Nếu bạn muốn buôn bán lâu dài, hãy giữ pixel sạch sẽ và đừng trộn lẫn pixel với dữ liệu từ nhiều chủ đề khác.
Khi mức cạnh tranh ngày càng tăng và FB phát triển xa hơn, tôi tin bạn sẽ được lợi rất nhiều từ việc dữ liệu từ niche của mình được quản lý gọn gàng trong nhiều tài khoản riêng biệt.
Trước đây, tất cả chủ đề của tôi đều nằm dưới 1 tài khoản. Nhưng cách đây 3 tháng, tôi tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề. Nhiều bạn sẽ không thể làm điều này vì mặc định ta chỉ được cho phép 2 tài khoản trong “Business Manager”.
Bạn có thể liên hệ FB và yêu cầu cho phép tạo nhiều tài khoản. Tôi có thể tạo 1,000 tài khoản trong BM của tôi. Và tất nhiên, tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề cần rất nhiều công sức, nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:
- Giữ cho data của bạn được phân loại và không bị nhiễu.
- Pixel của bạn sẽ tập trung vào chủ đề đó – hệ thống sẽ đọc dữ liệu hiệu quả hơn nhờ data sạch sẽ rõ ràng và không pha trộn.
- Nếu bạn thuê người giúp quản lý vài mảng trong tài khoản quảng cáo, sẽ dễ hơn rất nhiều nếu cấp quyền cho họ vào một số tài khoản nhất định, không phải tất cả. Bạn là người nắm quyền quản lý.
- Vì mọi tài khoản đều riêng biệt, nếu 1 tài khoản gặp sự cố, các tài khoản còn lại vẫn an toàn.
Nhiều người tin rằng khi tạo một Quảng cáo mới
Ta nên đặt mức chi phí hàng ngày $10-20 và để chạy 2-3 ngày trước khi quyết định giữ hoặc dừng quảng cáo. Nhưng sau khi tạo hàng ngàn quảng cáo, tôi thấy có rất ít quảng cáo không hiệu quả trong 24 giờ đầu nhưng sau đó lại khởi sắc và cho kết quả tốt hơn.
Cũng có xảy ra, nhưng rất hiếm. Số phận một quảng cáo thường được định đoạt trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nếu FB quảng cáo đến đúng khách hàng bạn mong muốn trong ngày đầu tiên, cơ hội quảng cáo hoạt động tốt sau đó là rất cao.
Nhưng nếu FB quảng cáo sai người trong ngày đầu, tỷ lệ khởi sắc mấy ngày sau là rất mong manh. Vì thế tôi khuyên rằng nếu bạn đặt chi phí $10-$15 để thử nghiệm một quảng cáo trong hơn 1 ngày, bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc. (Tất nhiên cũng có vài ngoại lệ).
Khởi đầu một adset với ngân sách cao hơn
Cao hơn $15 không mang lại hiệu quả tốt cho tôi. Với tôi mức phù hợp nhất là $12. Thú thật, tôi cũng không biết tại sao, nhưng bất kỳ ngân sách nào hơn $15 với tôi đều không có hiệu quả mỹ mãn.
Gần đây tôi xem một video trên Facebook
Bảo rằng ngân sách không ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa. Nhưng IMO thì chắc chắn có. Nếu không, tại sao chúng ta không thể tăng mức chiến dịch lên 10x ngân sách ban đầu chỉ sau một đêm, kể cả với tập khách hàng lớn?
Chúng ta đều biết rằng nếu ta nhân 2x hoặc 3x ngân sách, ROI sẽ giảm ngay chỉ sau 1 đêm. Mức tăng đều 10-20% là cách hiệu quả. Mặc dù vậy, khi bạn tăng ngân sách của mình, ROI thường sẽ giảm dần.
Facebook không thích giới hạn
Không thích bạn chia nhỏ nhóm tuổi, đặc biệt khi nhóm khách hàng mục tiêu cuối cùng có độ lớn dưới 500K.
Ví dụ: Nếu bạn chạy quảng cáo đến tập khách hàng 1M người, tuổi từ 25-65, và nhận thấy nhóm tuổi 35-44 chuyển đổi tốt và hoạt động hiệu quả. Đừng tạo chiến dịch riêng lẻ hướng đến nhóm 35-44 đó, đặc biệt nếu độ lớn của tập khách hàng này thấp hơn 500K.
Nếu nhiều hơn 500K, tạo 1 quảng cáo khác, nhưng chỉ khi chiến dịch ban đầu của bạn (mục tiêu 25-65) không còn hoạt động nữa. Nếu bạn có cả 2 chiến dịch cùng chạy đồng thời, sẽ có nhóm khách hàng bị trùng, và FB không thích điều này. Ý tiếp theo tôi sẽ phân tích rõ hơn.
Facebook không thích nhóm khách hàng trùng
Vì thế đừng để nhiều quảng cáo cùng hướng đến một nhóm khách hàng, kể cả khi các quảng cáo này có mục tiêu khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn có chiến dịch tối ưu hóa VC (VC-optimized) hướng đến 1 nhóm người, tránh đặt các quảng cáo về ATC hay Purchase nhắm đến nhóm khách hàng này.
Lý tưởng nhất chính là từng quảng cáo hoạt động đều hướng đến từng đối tượng khác nhau. Bạn có thể dùng tính năng “ngoại trừ” (exclude) để thực hiện yêu cầu này. Nhưng sau khi loại trừ, đảm bảo độ lớn của nhóm khách hàng cuối cùng phải đạt ít nhất 500K.
Tiếp theo Điểm 8…
Nếu bạn “phải” giới thiệu 1 quảng cáo khác hướng đến cùng nhóm khách hàng như quảng cáo hiện có (có thể có mục tiêu chuyển đổi khác), hãy làm điều đó 1 hoặc 2 ngày sau khi quảng cáo đầu tiên được đăng. Điều này giúp quảng cáo đầu tiên có thời gian tối ưu hóa và ổn định trước khi quảng cáo sau được kích hoạt.
Tránh chạy cùng lúc nhiều chiến dịch quảng cáo
Trong cùng một niche tại một thời điểm. Các quảng cáo của bạn sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau và cuối cùng đều chịu rủi ro và thua thiệt. Nếu chủ đề của bạn có tập khách hàng khoảng 1 triệu (1M) người, tôi khuyên bạn không nên chạy cùng lúc quá 3 chiến dịch. Đối với các niche nhỏ hơn, đừng chạy quá nhiều hơn 2 quảng cáo, 1 là vừa phải.
Hy vọng bạn thấy bài chia sẻ này hữu ích và giúp được cho công việc của mình. Gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các bạn.
Chia sẻ của Nguyễn Thành Tâm
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “24 Bí Mật Khi Chạy Quảng Cáo Facebook Ads Mà Chắc Chắn Bạn Chưa Biết”
- Bài 1: Tản Mạn Về Facebook Ads 2019
- Bài 2: Xu Hướng Facebook Marketing 2020
- Bài 3: Facebook Messenger 2020 Thay Đổi Những Gì?
- Bài 4: Thấu Hiểu Giải Thuật Phân Phối Của Facebook
- Bài 5: Đừng Nghe Những Gì Facebook Nói
- Bài 6: Than Trời Vì Chạy Quảng Cáo Facebook Không Ra 1 Đơn?
- Bài 7: Chạy Facebook Ads 10-15k/1 Đơn Hàng Không Hề Khó!
- Bài 8: Đừng Chết Vì Facebook Ads!!!
- Bài 9: Facebook Update Nhẹ – Hãy Tập Thích Nghi Với Điều Đó
- Bài 10: Đóng Gói Quy Trình Phễu Facebook Marketing
- Bài 11: Facebook Ngày Càng Giống Instagram!
- Bài 12: Facebook One-time Notification – Thông Báo Một Lần
- Bài 13: 5 Nguyên Nhân Dẫn Đến Một Chiến Dịch Facebook Thất Bại
- Bài 14: 6 Hiệu Ứng Tâm Lý Giúp Lôi Kéo Khách Hàng Trên Facebook Ads
- Bài 15: 10 Yếu Tố Quyết Định Đến Hiệu Quả Facebook Marketing
- Bài 16: 53 Thống Kê Về Facebook Bạn Cần Biết
- Bài 17: 5 Quy Tắc Không Được Quên Khi Làm Ảnh Facebook Ads
- Bài 18: 8 Chiêu Nuôi Phây Like Nhiều Đơn Lắm
- Bài 19: 2 Yếu Tố Để Có 500 Like Và 100 Comment Mỗi Bài Viết
- Bài 20: Quảng Cáo Tăng Like, Tăng Reach, Bán Hàng
- Bài 21: Cách Tạo Và Vận Dụng Các Tệp Cơ Bản Của Facebook Ads Để Không Bao Giờ Lỗ
- Bài 23: Chiến Thuật Thi Đấu Gồng Lỗ Của Nhà Vô Địch Facebook Ads 2020
- Bài 24: Khởi Nghiệp 1 Triệu Bằng Việc Bán Hàng Facebook