Mục lục
Trong thời gian qua tôi nhận được rất nhiều phàn nàn từ mọi người về việc kinh doanh xe Y bết bát, không xe nào có lãi, chính sách của hãng không nhất quán, thiếu minh bạch, nhân sự bán hàng và marketing của hãng kém dẫn đến thị phần chỉ còn 13,5%, mất 15,5% phần sau 3 năm.
Nhiều người đã hỏi tôi “liệu có cơ hội để quay về 28% như xưa?” Thưa các anh chị không việc gì khó nếu người Việt đồng lòng, người Nhật thật sự tôn trọng đại lý và tìm được nhân sự đủ năng lực để lãnh đạo.
Cũng có người hỏi “có ông Nhật nào đủ tài, có tâm để sang thay thế đội ngũ ngu dốt hiện tại?” Nhìn một cách tổng thể tôi đoán không có nhiều đâu nhưng vẫn có một vài nhân sự có thể hy vọng. Mà nếu có thì họ đã cứu được thị trường Indo, Malay, Thai chứ không để thảm như bây giờ. Vậy đừng hóng nữa.
Nhưng có lẽ khoan bàn những thứ ở trên mà hãy trung thực nhìn vào chính đại lý. Có lẽ nào thị trường bê bết không có chút trách nhiệm từ anh chị. Theo tôi chắc chắn:
Bốn vấn đề nêu sau đây liên quan đến hơn 70% đại lý, đặc biệt là các đại lý lớn
Sự làm màu thái quá của đại lý
Khi có Nhật đến thăm thì tiếp đón linh đình ngay cả khi kinh doanh đang đói. Tổ chức chụp hình rồi tung hô “vinh hạnh được ngài này ngài nọ đến thăm” thậm chí đó là một nhân viên Nhật quèn. Chẳng phải các vị đang thần thánh hoá họ nhưng khi khó khăn, các vị chửi bới bằng tiếng Việt, ai nghe, có phải chỉ mấy thằng nhân viên bán hàng ăn đủ không?
Sự tự lợi
Khi thị trường tốt các vị cố gắng tiếp cận Nhật để xin xe mong được tăng thêm xe ngon và các vị tin rằng mình đối đãi nó tốt nó sẽ cấp xe ngon cho riêng mình. Nhưng đâu phải thế, các vị thi nhau kêu thì nó lợi dụng để cấp xe mà đâu có quan tâm dung lượng thị trường, hậu quả là sau khi kêu khóc các vị có đủ xe thì cũng là lúc thị trường ứ thừa tụt giá. Tham thì thâm, đi đêm thì gặp ma thôi.
Mua danh ba vạn
Giờ này các vị đã là doanh nhân có tiền, thích đi đâu chẳng được, đâu cần người Nhật cho đi du lịch mới được đi. Ấy vậy mà hàng năm chỉ vì cái suất đi nước ngoài các vị cắm đầu vào ôm xe để có 1 vé đi du lịch, ngay cả khi thị trường đang ế thê lương, để rồi sau vài ngày du lịch các vị lại nai lưng ra bán đống xe đang đắp chiếu trong kho và thế là xả hàng, phá giá. Gậy ông đâp lưng ông thôi, kêu ai!
Sự thiếu đoàn kết
Khi thị trường ế ẩm, nếu đúng ra thì hãng phải triển khai các chiến dịch thu hút khách hàng nhưng họ không làm thế mà thay vào đó là sự lợi dụng lòng tham của các vị. Họ bơm cho chút phần thưởng chỉ tiêu, một số đại lý bán nhúc nhắc vội ôm vào buộc các đại lý khác phải lao theo dù tồn đã lên đến cổ. Chẳng phải chết vì tham lam do thiếu đoàn kết hay sao.
Tất nhiên ngay lúc này hãng cần thay đổi ngay K và TGĐ vì 2 người này không có tâm và đủ tầm để lãnh đạo một thị trường phức tạp như ở Việt nam nhưng dù bất kỳ người Nhật nào sang thay nếu không có người Việt đủ giỏi đồng hành thì cũng thất bại, vì cuộc chiến này là cuộc chiến du kích mà chỉ có người Việt mới hiểu rõ nhất cách đánh thế nào để kéo về trên 20%.
Nhưng trước khi điều này xảy ra tôi mong các vị hãy nhìn nhận 4 điều trên từ đó nên tính xem phải làm gì cho đúng. Hãy đoàn kết nhau lại vì lợi ích chung, đừng làm màu, đừng đi đêm, đùng mua danh 3 vạn. Nếu các anh chị không tỉnh ngộ, chắc chắn sẽ còn thê thảm dài dài. Chúc các vị may mắn vượt qua cơn khủng hoảng này.
Chia sẻ của Hoang Ha MrKool
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bài Học Cơ Bản Giúp Các Doanh Nghiệp Không Thua Lỗ, Phá Sản Khi Khởi Nghiệp”
- Bài 1: Làm Chủ Phương Thức Bán Hàng Của Chính Mình
- Bài 2: Metric Cho Sales Manager – B2B
- Bài 3: Tư Duy Sales & Tư Duy Marketing
- Bài 4: Cách Tính Quy Mô Thị Trường Tiềm Năng
- Bài 5: Chọn Lựa Mặt Bằng Mở Nhà Hàng
- Bài 6: Bán Công Ty & Bán Được Hay Không?
- Bài 7: Kinh Doanh Được Thể Hiện Bằng Con Số
- Bài 8: Đại Dương Đỏ – Mục Tiêu Cuối Cùng Của Kinh Doanh Là Phải Có Lãi
- Bài 9: Doanh Nghiệp Muốn Phát Triển Nhanh Thì Sẽ Có Sai…
- Bài 10: Muốn Thành Công Thì Phải Từ “Nội Sinh” – Tức Đến Từ Sự Thôi Thúc Bên Trong
- Bài 11: Lương Tâm Của Kẻ Làm Nghề
- Bài 13: Doanh Thương Và Gian Thương
- Bài 14: Doanh Nhân Và Trọc Phú
- Bài 15: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 16: Đòn Quyết Định Dứt Khoát Trong Kinh Doanh
- Bài 17: Danh Thiếp /Card Visit Trong Thời Đại 4.0: Chuyện Nhỏ Nhưng Quan Trọng
- Bài 18: Học Cách Bán Hàng Kinh Điển Của Người Ấn Độ
- Bài 19: Ký Gửi Hàng, Câu Chuyện Muôn Thủa
- Bài 20: 3 Sai Lầm Phổ Biến Khi Bán Hàng Online Và Cách Giải Quyết!!!
- Bài 21: Innovation Là Biến Ý Tưởng Thành Hóa Đơn
- Bài 22: 3 Bài Học Kinh Doanh Từ Cuộc Rút Lui Của Trà Sữa Ten Ren