Mục lục
Trong quá trình kinh doanh tôi đã từng nhiều lần thất bại, thất bại không phải vì tôi thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hay khả năng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo, mà thất bại của tôi đa phần bắt nguồn từ văn hóa “gian thương” của Việt Nam mình.
Sau khi làm thuê cho 2 tập đoàn đa quốc gia cũng khá đình đám là Pepsi và Chevron,tôi khởi nghiệp bằng việc mở 1 công ty chuyên về thương mại, buôn bán phụ tùng xe máy và dầu nhớt. Trong quá trình làm thương mại này phải nói là thời gian tôi trải nghiệm được nhiều bài học xương máu về kinh doanh mà không trường lớp nào dạy.
Bài học xương máu
Lần 1: Vì thị trường cần mặt hàng dầu nhớt giá rẻ, nên tôi gặp được một đối tác sản xuất, anh này dẫn tôi đến xưởng, cho tôi xem nguyên liệu toàn là dầu gốc trắng tinh và phụ gia nhập từ mỹ, giá lại rẻ hơn 40% so với các công ty đa quốc gia. Tôi rất tin tưởng bỏ ra một số tiền lớn, nhập hàng về, khi tung ra thị trường thì toàn bộ lô dầu bị cặn, tôi yêu cầu trả lại thì anh ta nói rằng hợp đồng không có điều khoản trả hàng vậy là tôi mất gần 500 tr, đem bán ve chai.
Lần thứ 2: Khi đi thị trường tôi thấy một loại ruột xe giá rẻ, hàng bán chạy, tôi liên lạc và nhập hàng này về, khi kinh doanh được 6 tháng, mặt hàng bị lỗi, tôi trả hàng cho công ty này hàng giao đến nơi, công ty nhận xong, không trả tiền và biến mất tôi mất thêm 200 tr nữa.
Lần 3: Tôi quyết định không chơi với “bọn gian thương Việt Nam” nữa, và dùng số vốn còn lại để kinh doanh với một công ty Hàn Quốc ở Thái Bình sản xuất bình ắc quy, giám đốc điều hành là người Việt, tôi ra tận nhà máy, thấy hàng hóa rất tốt, xuất đi Hàn cả mấy congtainer, tôi chuyển khoản 700 tr để lấy hàng, lô hàng chuyển vào đưa vào xe không có điện, thế là tôi mất toi 700 tr nữa, điều tra ra mới biết lô hàng xuất đi Hàn thì chuyên gia Hàn qua kiểm soát và nguyên liệu nhập từ Hàn, còn hàng sản xuất cho tôi thì anh giám đốc người Việt tuồn hàng Trung Quốc vào.
Suy ngẫm
Trong cuộc đời kinh doanh của mình tôi mất rất nhiều tiền vì “gian thương” kiểu này, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh ngày càng đi xuống, con người vì lòng tham sẵn sàng lừa gạt lẫn nhau để kiếm tiền, sẵn sàng phụ bạc bạn bè, anh em, đồng nghiệp, công ty để tìm kiếm lợi nhuận, sẵn sàng hại khách hàng của mình bằng thực phẩm bẩn, bằng sản phẩm độc hại. Chính vì lẽ đó người Việt ngày càng trở nên thiếu đoàn kết và nghi ngờ lẫn nhau.
Chính vì đã nhiều lần đau đớn khi bị đối xử bất công như thế nên tôi luôn tâm niệm trong lòng “điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác” nhờ đi theo con đường đúng đắn đó mà tôi mới có thành công như ngày hôm nay.
Những công ty lừa gạt tôi không có công ty nào tồn tại, người điều hành và cả công ty đều biến mất khỏi thương trường với một kết cục không thể tệ hơn và tôi chiêm nghiệm ra rằng cuộc đời này luôn tồn tại “luật nhân quả”.
Bài học
Tôi có lời khuyên cho các bạn là muốn thành công thì phải kinh doanh có đạo đức, không vì lợi lộc mà bán rẻ lương tâm và uy tín, ngay cả lúc khó khăn hiểm nghèo thì càng phải giữ gìn uy tín của mình xem như một “bảo bối”.
Các doanh nhân thành đạt khi khởi nghiệp không khác gì bạn, họ cũng nhiều lần thất bại, nhưng khác với bạn là khi thất bại thì họ luôn giữ tài sản “nhân hiệu” còn nguyên vẹn. Họ khác với bạn là họ tiếp tục mạnh mẽ đứng lên với tài sản vô giá còn lại là uy tín và thương hiệu cá nhân họ lại trở nên thành công một cách nhanh chóng.
Hy vọng là bạn nhớ: Mất tiền là không mất gì cả – Mất uy tín là mất tất cả – Mất niềm tin là tự đào mồ chôn chính mình.
Chia sẻ của Yen Vo
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bài Học Cơ Bản Giúp Các Doanh Nghiệp Không Thua Lỗ, Phá Sản Khi Khởi Nghiệp”
- Bài 1: Làm Chủ Phương Thức Bán Hàng Của Chính Mình
- Bài 2: Metric Cho Sales Manager – B2B
- Bài 3: Tư Duy Sales & Tư Duy Marketing
- Bài 4: Cách Tính Quy Mô Thị Trường Tiềm Năng
- Bài 5: Chọn Lựa Mặt Bằng Mở Nhà Hàng
- Bài 6: Bán Công Ty & Bán Được Hay Không?
- Bài 7: Kinh Doanh Được Thể Hiện Bằng Con Số
- Bài 8: Đại Dương Đỏ – Mục Tiêu Cuối Cùng Của Kinh Doanh Là Phải Có Lãi
- Bài 9: Doanh Nghiệp Muốn Phát Triển Nhanh Thì Sẽ Có Sai…
- Bài 10: Muốn Thành Công Thì Phải Từ “Nội Sinh” – Tức Đến Từ Sự Thôi Thúc Bên Trong
- Bài 11: Lương Tâm Của Kẻ Làm Nghề
- Bài 12: Đừng Mua Danh 3 Vạn, Bán Xe 3 Đồng
- Bài 14: Doanh Nhân Và Trọc Phú
- Bài 15: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 16: Đòn Quyết Định Dứt Khoát Trong Kinh Doanh
- Bài 17: Danh Thiếp /Card Visit Trong Thời Đại 4.0: Chuyện Nhỏ Nhưng Quan Trọng
- Bài 18: Học Cách Bán Hàng Kinh Điển Của Người Ấn Độ
- Bài 19: Ký Gửi Hàng, Câu Chuyện Muôn Thủa
- Bài 20: 3 Sai Lầm Phổ Biến Khi Bán Hàng Online Và Cách Giải Quyết!!!
- Bài 21: Innovation Là Biến Ý Tưởng Thành Hóa Đơn
- Bài 22: 3 Bài Học Kinh Doanh Từ Cuộc Rút Lui Của Trà Sữa Ten Ren