Mục lục
Trong cuộc đời kinh doanh của tôi, có lẽ là do ngành nghề của tôi đang kinh doanh, cũng có thể là do tính cách thích học hỏi và nhiệt tình nên tôi có nhiều dịp tiếp xúc với nhiều “đại gia”, những lúc “trà dư tửu hậu” cũng là lúc tôi hiểu được về họ nhiều hơn.
Tôi chia “đại gia” làm hai loại là Doanh Nhân và Trọc Phú
Tôi nhận thấy rằng Doanh Nhân ở Việt Nam vì thì ít mà Trọc Phú thì nhiều kinh khủng. Nói thẳng ra kinh doanh là để kiếm tiền, nhưng Doanh Nhân và Trọc Phú thì kiếm tiền theo cách khác nhau, và sử dụng tiền cũng hoàn toàn theo cách khác nhau.
DOANH NHÂN thường kiếm tiền bằng cách kinh doanh sản phẩm có chất lượng, mang lại giá trị cho cộng đồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng đồng thời nộp thuế đầy đủ theo đúng pháp luật, không bao giờ vì tham lợi nhuận mà dối lừa đối tác và người tiêu dùng. Hôm nay tôi tham gia buổi chia sẻ của Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Ông đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bằng triết lý kinh doanh như thế.
TRỌC PHÚ thì lại làm giàu bất chấp thủ đoạn, kiếm được nhiều tiền càng tốt, bằng sản phẩm chất lượng kém, độc hại, sẵn sàng hủy hoại môi trường và sức khỏe của hàng chục triệu người bằng những dự án ô nhiễm môi trường, như dự án nhà máy thép,nhà máy điện,giấy và hóa chất ô nhiễm.
Họ sẵn sàng cấu kết với quan chức để trục lợi bằng những công trình kém chất lượng, cản trở sự phát triển của đất nước như các dự án sân golf, hoặc thậm chí cướp đất của người dân nghèo làm dự án bất động sản để làm giàu cho chính bản thân mình đẩy hàng chục ngàn người vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
Cách sử dụng tiền của Doanh nhân và Trọc phú cũng hoàn toàn khác nhau
DOANH NHÂN không quá coi trọng chuyện tiền bạc, sống hết sức giản dị, không cầu kỳ sa hoa, họ làm gì cũng nghĩ đến cộng đồng, sẵn lòng chi rất nhiều tiền cho hoạt động thiện nguyện một cách thầm lặng thậm chí hiến gần như toàn bộ tài sản của mình cho các hoạt động thiện nguyện như Bill gates, Chuck Feeney.
Hoặc đầu tư toàn bộ tài sản vào việc thay đổi tương lai của nhân loại như Elon Musk, Steve job và không để lại nhiều tài sản cho con cháu họ dành nhiều thời gian để truyền đạt kiến thức và giáo dục đạo đức cho giới trẻ như Thầy Trần Kim Thành, Giản Tư Trung. Đó là những tấm gương cao thượng mà chúng ta cần phải suy ngẫm để định hướng lại con đường khởi nghiệp của mình.
TRỌC PHÚ thì lại sử dụng tiền bằng cách mua nhiều xe đẹp, du thuyền, máy bay, tối ngày cặp kè với chân dài để đánh bóng tên tuổi và thỏa mãn dục vọng cá nhân, họ lãng phí quá nhiều tiền bạc và thời gian vào sòng bạc và những thứ xa hoa, phù phiếm khác mà không bao giờ có được hạnh phúc đích thực.
Họ cho rằng có nhiều tiền là có thể mua được mọi thứ, giống như Hoàng Kiều và em Ngọc Trinh, như cái nhận được của họ là sự cô đơn, ghẻ lạnh của cộng đồng và gánh lấy những búa rìu dư luận. Họ làm từ thiện là để quảng cáo bán hàng chứ không phải từ lòng từ bi, họ có thể bỏ hàng chục tỷ đồng để lấy lòng người đẹp một cách dễ dàng mà dễ dàng “quên” lời hứa 1 tỷ cho đồng bào lũ lụt miền trung. Họ ăn chay, đi chùa, tụng kinh niệm Phật mà trong khi quyết liệt triển khai dự án ô nhiễm có thể giết hại hàng triệu con người.
Suy ngẫm
Người ta nói kiếm tiền đã khó, xài tiền còn khó hơn, khi nào bạn hiểu được ý nghĩa của việc kiếm tiền và sử dụng tiền trong cuộc đời mình thì đừng nên khởi nghiệp, đừng nên khởi nghiệp kinh doanh vì lòng tham, vì sự ích kỷ.
Khi bạn kinh doanh và làm giàu bằng mọi giá mà không nghĩ đến người khác thì bạn đang gây nguy hại cho xã hội và nhiều khi cho chính bản thân mình. Nếu bạn nghĩ rằng “Túi tiền” là thước đo hạnh phúc của bạn thì khi “Túi tiền” ít đi hạnh phúc của bạn sẽ vơi theo. Bạn sẽ trở thành “nô lệ” của nó thay vì làm “ông chủ” theo đúng ý nghĩa của đồng tiền.
Chúc các bạn kinh doanh thành công và trở thành một Doanh Nhân để đóng góp thật nhiều xã hội và góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ.
Chia sẻ của Yen Vo
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bài Học Cơ Bản Giúp Các Doanh Nghiệp Không Thua Lỗ, Phá Sản Khi Khởi Nghiệp”
- Bài 1: Làm Chủ Phương Thức Bán Hàng Của Chính Mình
- Bài 2: Metric Cho Sales Manager – B2B
- Bài 3: Tư Duy Sales & Tư Duy Marketing
- Bài 4: Cách Tính Quy Mô Thị Trường Tiềm Năng
- Bài 5: Chọn Lựa Mặt Bằng Mở Nhà Hàng
- Bài 6: Bán Công Ty & Bán Được Hay Không?
- Bài 7: Kinh Doanh Được Thể Hiện Bằng Con Số
- Bài 8: Đại Dương Đỏ – Mục Tiêu Cuối Cùng Của Kinh Doanh Là Phải Có Lãi
- Bài 9: Doanh Nghiệp Muốn Phát Triển Nhanh Thì Sẽ Có Sai…
- Bài 10: Muốn Thành Công Thì Phải Từ “Nội Sinh” – Tức Đến Từ Sự Thôi Thúc Bên Trong
- Bài 11: Lương Tâm Của Kẻ Làm Nghề
- Bài 12: Đừng Mua Danh 3 Vạn, Bán Xe 3 Đồng
- Bài 13: Doanh Thương Và Gian Thương
- Bài 15: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 16: Đòn Quyết Định Dứt Khoát Trong Kinh Doanh
- Bài 17: Danh Thiếp /Card Visit Trong Thời Đại 4.0: Chuyện Nhỏ Nhưng Quan Trọng
- Bài 18: Học Cách Bán Hàng Kinh Điển Của Người Ấn Độ
- Bài 19: Ký Gửi Hàng, Câu Chuyện Muôn Thủa
- Bài 20: 3 Sai Lầm Phổ Biến Khi Bán Hàng Online Và Cách Giải Quyết!!!
- Bài 21: Innovation Là Biến Ý Tưởng Thành Hóa Đơn
- Bài 22: 3 Bài Học Kinh Doanh Từ Cuộc Rút Lui Của Trà Sữa Ten Ren