Mục lục
Xin phép chia sẻ về case team tôi đã thực hiện với chiến dịch Burger Corona. Sản phẩm này đã viral lên trên hầu hết tất cả các kênh truyền thông lớn nhất thế giới như BBC, CNN, NBC, Le Figaro, Reuteur, AP v.v… và khi kiểm tra lại thì báo chí của cả 5 châu lục đều đã đưa tin về sản phẩm này.
Cũng vui hơn 1 chút là các bài báo đó đều chuyển tải được tinh thần lạc quan của người Việt và đề cao công tác phòng chống dịch của chính phủ Việt Nam. Xin trích một phần trả lời báo chí về cách thức tạo sản phẩm mới và triển khai marketing trong thời điểm khủng hoảng
Thời điểm khủng hoảng có nên đẩy mạnh marketing không?
Đây là câu hỏi khó. Quan điểm của tôi luôn là sẽ không kích hoạt một chiến dịch marketing nếu không có một sản phẩm đủ đặc sắc. Đây cũng là quan điểm tôi học được của cây đại thụ của Quản trị hiện đại là Peter Drucker: “Innovation và Marketing” cần được đi song hành.
Nếu chỉ marketing dựa trên sản phẩm không có điều gì đặc sắc thì rất khó đẩy, đặc biệt ở cấp độ chiến dịch. Thế nên mình cải tiến sản phẩm trước khi đẩy marketing là hiệu quả hơn cả
Cá nhân tôi gắng tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm có tính đột biến trước khi làm các hoạt động marketing đi theo.
Ví dụ như Pizza Home là đơn vị chuỗi nhà hàng đầu tiên phát khẩu trang miễn phí cho mọi người (làm từ 3 Tết) ngay khi đại dịch mới bắt đầu. Hay chúng tôi cũng là là đơn vị đầu tiên tạo ra sản phẩm Pizza Thanh Long trong thời điểm mọi người chung tay giải cứu nông sản là quả thanh long ruột đỏ. Và gần đây là sản phẩm Burger Corona.
Anh có vẻ giỏi làm sản phẩm theo trend, vậy hết trend thì sao?
Thực ra thì mọi người hay nói đến trend theo một tư duy ngắn hạn. Theo tôi thì ngắn hạn cũng tốt mà dài hạn thì còn tốt hơn nữa. Một sản phẩm có thể ngắn hạn nhưng tư duy thì nó phải phản ánh trung hạn và dài hạn.
Ví dụ như sản phẩm Pizza Thanh Long nhiều người cho rằng đó là sản phẩm theo trend, điều này không sai, bởi sau khi giải phóng nông sản xong, thanh long về lại giá cũ thì sản phẩm Pizza Thanh Long cũng sẽ ngưng bán. Tuy nhiên, chiến lược kết hợp sản phẩm của mình với các nguyên liệu là các loại nông sản Việt thì nó là chiến lược dài hơi của Pizza Home
Hay như mọi người nghĩ đến khi dịch Covid qua đi thì sản phẩm Burger Corona sẽ ngưng hot, điều đó đúng. Tuy nhiên chiến lược của Pizza Home từ trước đến nay là luôn tạo ra các sản phẩm mang tinh thần vui vẻ trẻ trung, chuyển tải thông điệp tích cực đến cho mọi người, đó là tư duy dài.
Ngắn hạn thì cũng tốt. Mà dài hạn tốt thì còn tốt hơn. Cả ngắn hạn lẫn dài hạn đều tốt thì quá tốt.
Anh có nhiều sản phẩm ngắn hạn thành công, vậy cách thức tạo ra sản phẩm thành công là gì? Có yếu tố may mắn ở đây không?
Thực ra trong quá trình triển khai các sản phẩm mới và ý tưởng mới thì chúng tôi tập trung vào nguyên lý của Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn.
Ý tưởng lõi là gì?
Đó là không ngại thử nghiệm, tung ra sản phẩm mới thật nhanh và nhờ chính khách hàng đóng góp để hoàn thiện sản phẩm. Quan điểm là: “Fail Fast and Fail Cheap”, nghĩa là nếu có thất bại hãy thất bại thật nhanh (cho đỡ tốn thời gian) và thất bại sao cho thật ít tiền để tối ưu nguồn lực.
Trong chiến dịch Burger Corona có yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều ý tưởng và rất nhiều ý tưởng đã thất bại và chúng tôi coi việc thất bại là điều cần thiết để có được thành công với những sản phẩm khác sau này.
Ví dụ như chúng tôi đã làm bánh mỳ Sầu riêng, bánh gối Dưa hấu (đợt giải cứu Nông sản) hay cookie Corona (cùng đợt với Burger Corona) tuy nhiên các sản phẩm này đều thất bại. Nhưng đó là những thất bại cần thiết để có được những sản phẩm thành công như Burger Corona.
Nói chung có được sản phẩm có khả năng lan truyền được nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có những thứ chúng ta không chủ động được (như may mắn) nhưng có những thứ chúng ta chủ động được đó là thử nghiệm liên tục và chăm chỉ, cố gắng để chờ đến khi may mắn tìm đến.
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Công Thức Kinh Doanh Để Tồn Tại Trong Mùa Covid-19”
- Bài 1: Kinh Doanh Thế Nào Để Sống Qua Mùa Dịch
- Bài 2: Công Thức Kinh Doanh Thời Khủng Hoảng Covid-19 – Trong Nguy Có Cơ
- Bài 3: Định Hướng Kinh Doanh Thời Khủng Hoảng Covid-19 Như Thế Nào?
- Bài 4: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 5: Cắt Lương Dứt Khoát – Sa Thải Như Thế Nào Cho Đúng Luật Thời Cô Vy?
- Bài 6: Đầu Vào, Sống Còn của Doanh Nghiệp
- Bài 7: Doanh Nghiệp SME Nên Làm Gì Để Vượt Qua Khủng Hoảng Covid
- Bài 8: 10 Bộ Giải Pháp Cấp Thiết Với DN B2B Thời Suy Thoái Kinh Tế Do Corona
- Bài 9: Dùng OKRs Cá Nhân Để Nâng Cao Hiệu Suất Lon (Wfh) Mùa Covid-19
- Bài 10: Cải Tiến Sản Phẩm Chưa Chắc Thành Công, Nhưng Ngồi Yên Chắc Chắn Chết!!!
- Bài 11: Cấm Quán Rượu, Karoke Toàn Thành Phố Mùa Em Cô Vy
- Bài 13: Thuốc Giảm Đau Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mùa Covid-19
- Bài 14: Mùa Corona Chiến Lược Tốt Thất Bại Đa Phần Là Do….
- Bài 15: 6 Việc Doanh Nghiệp Nên Làm Trong Thời Gian Cách Ly Toàn Xã Hội
- Bài 16: Giải Thích Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Khủng Hoảng Covid-19
Chia sẻ của HOÀNG TÙNG