Mục lục
Tổng quan về Quản trị nhân sự … là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức, nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên
Bài 1: Chú Về Làm Ngay Cho Anh Chiến Lược Nhân Sự Nhé!
Chuyện thế này, sau 3 tháng đăng đàn chia sẻ về Quản trị Nhân sự cho các ông chủ, vừa rồi Cường cận (là tôi) đang vắt tay lên trán để xem sẽ chia sẻ tiếp cho mọi người cái gì thì nhận được điện thoại:
- Dạ, Cường nghe.
- Alo! Có phải anh Cường không?
- Vâng! Ai đó ạ?
- Tôi PQ ở tập đoàn PT. Tôi muốn hỏi anh một chút về Quản trị Nhân sự.
- Dạ?
- Dạo này bên tôi mọi thứ rắc rối quá. Ông bạn TCh cứ bảo tôi là “phải xây dựng chiến lược nhân sự đi”. Nghĩ mãi không ra. Vì thế tôi muốn nhờ anh nói rõ giúp: chiến lược nhân sự là gì?
- ….
- Anh nói được đấy. Để tôi bảo LB mang súng ra xử anh. À tôi nhầm, bảo LB mang xe đến rước anh. Tôi muốn hỏi anh kỹ hơn.
Bài 2: CEO Nên Làm Gì Về Quản Trị Nhân Sự
Về mặt hữu dụng, tôi tin là sẽ tốt cho các anh chị làm CEO. Vì tôi đã mang vấn đề này đi chia sẻ cho một số anh chị và họ bảo ok. Sẽ “show” cho mọi người thấy về: CEO nên làm gì về Quản trị nhân sự và Hệ thống Quản trị nhân sự là như thế nào? Chúng ta sẽ làm gì để xây Hệ thống Quản trị nhân sự?
Trao đổi kỹ hơn thì đúng là thế thật. Cứ cái gì không đúng theo quy định là phạt. Quy định thì có đủ cả. Từ quy định của phòng ban cho đến nội quy. Tóm lại cứ cái gì họp thống nhất xong là có thể phạt được.
- Mầy, không điền thông tin à? Đến trưa mai không thấy. Phạt 20k luôn.
- À, cậu kia ăn xong không vứt rác nhé. Chụp cái up zalo. Phạt 20k.
- Đi làm muộn, phạt cái đã. Không cần biết. 20k
- Cái gì, không gập ghế? Phạt tiếp 20k.
Bài 3: Hệ Thống Quản Trị Nhân Sự Đáp Ứng Theo Luật Mà Ceo Cần Xây Có Những Gì?
Kinh nghiệm và kiến thức về Quản trị nhân sự chúng ta đã được rất nhiều anh chị chia sẻ. Còn công cụ Quản trị nhân sự thì không thấy mấy ai nói. Hệ thống Quản trị nhân sự tốt phải có 3L (linh, luật, lực). Linh thì ai cũng hiểu, lực thì tôi đã nói từ trước, còn luật thì sao? Hệ thống Quản trị nhân sự tuân theo pháp luật là hệ thống như thế nào ? Theo tôi đó là hệ thống đáp ứng được:
- Các điều kiện luật định
- Các cuộc thanh tra của cơ quan quản lý (thuế, lao động, BH)
Bài 4: CEO Nên Biết Gì Về Quản Trị Nhân Sự?
Sau một tháng mài dũa kinh nghiệm, thực tế, lý thuyết và cả chiêm nghiệm, hôm nay, nhân ngày đầu tháng, tôi xin được chia sẻ tiếp với anh chị em những suy nghĩ của tôi trong seri CEO và Quản trị Nhân sự. Hẳn mọi người còn nhớ, tôi đã từng chia sẻ rằng: CEO muốn công ty ổn định, phát triển thì phải có:
- Mục 1: Hệ thống Quản trị Nhân sự hỗ trợ
- Mục 2: Kiến thức – Kỹ năng về Quản trị Nhân sự
Bài 5: Hệ Thống Quản Trị Nhân Sự Phù Hợp Văn Hóa Việt Nam Là Như Thế Nào?
Khởi đầu câu chuyện bằng việc mô tả các công việc của bạn. Bạn nhiệt tình nói: “Em thấy em chả có việc gì cả”. “Thật không em?”. “Em thật. Do không có việc gì nên anh Giám đốc giao cho em việc kiểm tra lỗi và phạt. Mỗi lỗi phạt là 20.000 VND. Em cứ kiểm tra thấy lỗi là chụp ảnh rồi up lên zalo cho mọi người cùng biết. Cuối tháng trừ vào lương”.
Trao đổi kỹ hơn thì đúng là thế thật. Cứ cái gì không đúng theo quy định là phạt. Quy định thì có đủ cả. Từ quy định của phòng ban cho đến nội quy. Tóm lại cứ cái gì họp thống nhất xong là có thể phạt được.
- Mầy, không điền thông tin à? Đến trưa mai không thấy. Phạt 20k luôn.
- À, cậu kia ăn xong không vứt rác nhé. Chụp cái up zalo. Phạt 20k.
- Đi làm muộn, phạt cái đã. Không cần biết. 20k
- Cái gì, không gập ghế? Phạt tiếp 20k.
Bài 6: Cách Nào Để CEO Yên Tâm Thực Hiện Sứ Mệnh Đời Mình Mà Doanh Nghiệp Vẫn Tự Hoạt Động?
Hẳn mọi người còn nhớ rằng tôi có chia sẻ CEO muốn công ty ổn định phát triển thì phải có:
- Hệ thống Quản trị Nhân sự tốt
- Bản thân phải có Kỹ năng – Kiến thức Quản trị nhân sự ổn
2 cái này như một mặt dương (Hệ thống) và một mặt âm (Kỹ năng/ Kiến thức). Nó hòa quyện với nhau thúc đẩy tổ chức đi lên. Rồi sau đó tôi làm rõ hơn 2 mặt âm dương này. Giống như một bức tranh lớn về Quản trị nhân sự, tôi phác ra những nét tổng thể rồi sau đó vẽ tiếp các nét chi tiết rồi tiếp nữa chi tiết hơn. Cứ thế, rồi chúng ta sẽ có một bức tranh đẹp và tổng thể. Tranh nghệ thuật nên cũng kén khách.
Bài 7: Xây Dựng Hệ Thống Quản Trị Nhân Sự Theo Các Bước Như Thế Nào?
Xin chào cả nhà! Hôm nay tôi sẽ bàn về câu hỏi: “Xây dựng hệ thống Quản trị Nhân sự theo các bước như thế nào ?”. Trước khi vào chủ đề, xin phép được tóm tắt một chút về hệ thống Quản trị nhân sự.
Như anh chị biết, tôi đã chia sẻ rằng: CEO muốn công ty phát triển ổn định thì cần có Hệ thống Quản trị nhân sự tốt và bản thân phải có Kỹ năng và kiến thức Quản trị nhân sự. Nó như 2 mặt âm dương hòa quyện.
Hệ thống Quản trị nhân sự bao gồm 2 nhóm yếu tố: Con người và Công cụ Quản trị nhân sự. Việc của chúng ta là xây dựng 2 nhóm yếu tố này đầy đủ, tốt, theo nguyên tắc và quy tắc là sẽ thành công.
Bài 8: Làm Thế Nào Để Tăng Hiệu Suất Làm Việc Của Nhân Viên Lên?
Bài toán đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là bài toán lớn và là CEO ai cũng thích. Dù có cách nào thì cuối cùng nó cũng quy về lợi nhuận. Lợi nhuận tăng thì tức là hiệu suất tăng. Chỉ số Bình quân lợi nhuận / đầu nhân viên hoặc Bình quân doanh số / đầu nhân viên là chỉ số hay và ưa thích của sếp. Làm HRM cần biết chỉ số này.
Để tăng lợi nhuận có 6 cách:
- Cách1: Tăng khách quan tâm
- Cách 2: Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua
- Cách 3: Tăng lượng mua trung bình
- Cách 4: Tăng giá bán
- Cách 5: Giảm giá thành
- Cách 6: Tăng biên lợi nhuận trung bình
Bài 9: Hệ Thống Quản Trị Nhân Sự Phù Hợp Văn Hóa Việt Nam Là Như Thế Nào?
Ưu điểm (theo Wiki ): Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau.
Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như “phép vua thua lệ làng”, “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” thì khó có thể chấp nhận được. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa
Nhược điểm (Theo Đất Việt): Để liệt kê những thói hư tật xấu của người Việt thì nhiều vô kể, nhưng tôi cho rằng căn bệnh lười là tật xấu điển hình của nhiều người Việt khiến cả trong nước và đối tác nước ngoài nhiều đều phải phàn nàn.
Bài 10: Văn Hóa Tổ Chức Tác Động Đến Hành Vi Và Mối Quan Hệ Tới Hệ Thống Quản Trị Nhân Sự?
Sáng nay tôi đọc được bài báo có tiêu đề: “Thủ tướng hỏi: Lý tưởng sống của giới trẻ là gì?”. Rõ ràng lý tưởng của ta là “đã là lá thì việc của lá là xanh” cho nên cứ viết cứ chia sẻ. Rồi những chia sẻ đó sẽ hữu ích với cộng đồng.
Giờ là vào nội dung chính. Ai đã đọc quyển “10 BƯỚC CẤT CÁNH THƯƠNG HIỆU” của chị Thanh Vân thì hẳn sẽ đọc đến chương 9 “Chiến lược Văn hóa thương hiệu…” . Đọc phần mở chương của chị rất hay và đời.
Đoạn mở khá dài tóm tắt ý như sau: chị nói rằng chị đi tư vấn nhiều và nhận thấy rằng mỗi đơn vị sẽ có phong cách làm việc, ứng xử, hành vi của các thành viên khác nhau. Và phong cách ấy nó lại không liên quan gì đến ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp.
Bài 11: Chiến Lược Cạnh Tranh Chi Phí Thấp Sẽ Có Chiến Lược Nhân Sự Là Gì?
Đây sẽ là một bài hại não và nó có cái gì đó khá vĩ mô mặc dù chỉ là tầm doanh nghiệp (vi mô).
Đơn giản thôi: Để tìm ra chiến lược công ty chúng ta cần phải phân tích. Một trong những phân tích đó chính là xác định điểm mạnh của Doanh nghiệp. Muốn xác định điểm mạnh, chúng ta dùng Chuỗi giá trị để làm điều đó.
Chúng ta đưa sản phẩm chạy qua Chuỗi giá trị để tìm xem ở khâu nào, cái gì là tốt nhất và tốt hơn đối thủ trên thị trường. Giá trị (hoạt động, điểm) vượt trội của Doanh nghiệp so với đối thủ chính là giá trị cốt lõi. Có giá trị cốt lõi chúng ta sẽ tìm ra được năng lực lõi của Doanh nghiệp. Năng lực lõi đó có thể sẽ có năng lực lõi nhân sự.
Xin Cảm ơn!