Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế

Tình hình hiện nay sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng tới cho tới khi có thuốc đặc trị ra đời thì mới hy vọng dịch sẽ chấm dứt. Là doanh nghiệp, thật ra chúng ta vẫn cứ phải tiếp tục hoạt động và giữ cho mình vượt qua vấn nạn toàn cầu này.

Ở suy nghĩ cá nhân tôi, tôi cho rằng đây là thời điểm mỗi doanh nghiệp phải tái điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của mình, mà đúng ra điều này đã nên làm từ khi công ty chúng ta thuận lợi nhất, thay vì đợi tới giờ phút này đây, nhưng muộn còn hơn không.

Như 1 số nhà hàng, đúng ra đã triển khai delivery và bán kết hợp các app giao đồ ăn như grabfood, now,… từ lâu, nhưng nhiều nơi họ không thèm vì doanh số tại quán quá ngon, để rồi khi dịch đến thì mới tất tả triển khai.

Về tổ chức, từ lâu vốn dĩ có những vị trí công việc vốn dĩ chẳng cần có mặt ở văn phòng, có những công việc hoàn toàn có thể outsource bên ngoài (chúng ta chỉ tập trung quản lý chuỗi cung ứng), có những địa điểm kinh doanh đúng ra cắt lỗ từ lâu, nhưng chúng ta hầu hết không để tâm vì lợi nhuận đang lớn.

Như ý nghĩ nuôi 1-2 cửa hàng lỗ 1-2 năm có sao đâu, lời từ 7-8 store còn lại cân được, và khi dịch đến thì 7-8 ông kia cũng ốm, nói gì bỏ tiền nuôi 2 store ế ẩm.

Dù sao, dịch thì cũng xảy ra rồi, xem như đây là cơ hội để tái điều chỉnh lại toàn bộ tổ chức của mình triệt để nhất. Một là làm quyết liệt hoặc là chết dần, chết mòn.

Mở rộng các nguồn thu trong mô hình kinh doanh

Mỗi sản phẩm, dịch vụ khi triển khai đến khách hàng, thường có nhiều cách thức khác nhau. Khi mới khởi nghiệp, ta thường chỉ tập trung vào một cách làm duy nhất để kiếm tiền để tránh phân tán nguồn lực. Nhưng khi tổ chức bạn lớn lên, thì mở rộng các hình thức kiếm tiền từ khách hàng là việc nên làm, chứ không phải để bị dồn vào đường cùng như nhiều doanh nghiệp hiện nay ở mùa dịch covid-19.

Ví dụ 1 với các cửa hàng bán lẻ, xưa giờ chỉ bán offline tại cửa hàng, thì nay delivery tận nhà. Nhớ xưa mình gặp, nhiều chủ cửa hàng nói “Bám chỉ 1 món, lời lãi nhiêu, triển khai delivery chi cho cực, khách ghé mua bán thở không kịp, tháng lời cả tỷ đồng”, giờ thì tất tả tạo Fanpahe chạy ads, tạo store shopee rồi push delivery.

Ví dụ 2 với các Spa, xưa triển khai massage cho các quý ông tại spa, sao giờ không cử chuyên viên massage đến tận nhà để làm (thực tế mô hình này thời chưa có dịch, đã có đơn vị làm dù họ có cửa hàng Spa là Thousand Hand).

  • Có thể suy nghĩ mở rộng nhiều cách kiếm tiền khác nhau từ sản phẩm/dịch vụ cốt lõi ban đầu.
  • Có thể đa dạng gói dịch vụ hơn (xưa chỉ có gói dài hạn, đăng ký charge 12 tháng, nay dịch thì cho khách hàng 2 tháng thôi, nhiều nơi chứ chảnh lắm kiểu “Sorry đây là chính sách công ty”, phá sản tới nơi mà cứ cứng nhắc)
  • Mở rộng nhiều hình thức phục vụ. (Tại chỗ, delivery, làm tại nhà, qua online, …)
  • Phối hợp ghép cặp cùng SP/DV đang ăn nên làm ra nhờ dịch như gel rửa tay, khẩi trang. Như bạn nào đăng ký gói spa tại nhà tặng BỊCH KHẨU TRANG. Chạy quảng cáo tặng khẩu trang miễn phí (nhiều anh em từng test thử, khách hàng comment/inbox muốn cháy cái Page, chi phí ads siêu rẻ nhưng data thu về thì rất lớn).
  • Mở rộng nhóm sản phẩm mới trong cùng phân khúc (ưu tiên những SP/DV được người dùng ưu tiên trong mùa dịch)

Ví dụ: các nhãn mỹ phẩm, TPCN mở rộng bán thêm khẩu trang, gel. Các cửa hàng rau củ quả làm thêm nước ép juice delivery tận nhà.

Mở rộng và điều chỉnh lại phân khúc khách hàng

Nếu bạn đang làm B2B và đối tượng khách hàng là các công ty du lịch, khách sạn, Fnb thì khả năng cao bạn bị cắt, hủy hợp đồng hết… nhưng không có nghĩa các anh em công ty các ngành nghề khác không cần SP/DV của bạn;

Như anh em Ecommerce như mình là làm cháy máy, đơn hàng tăng khủng so với bình thường (vì giờ ai cũng ở nhà mua online), vậy thay vì bạn hướng dịch vụ B2B như chụp ảnh sản phẩm đến các chủ nhà hàng thì hãy hướng qua các chủ shop online lớn đi.

Lúc này việc điều chỉnh lại phân khúc, thậm chí mở rộng thêm phân khúc là cần làm ngay để tăng thu. Đừng quá lo lắng là nguồn lực không đáp ứng nổi vì thực tế phân khúc hiện tại bạn bị ế ẩm do dịch, anh em còn không có việc để làm cơ mà.

Cut loss – cắt chi phí trong mô hình kinh doanh

Riview lại các loại chi phí lớn trong bảng báo cáo tài chính và cắt giảm tất cả những gì có thể để tồn tại.

  • Chi phí mặt bằng phải đàm phán giảm ngay và không ai cho thuê mà kèn cựa trong thời điểm này cả. Sợ mất thị phần thì anh em liên kết lại share mặt bằng.
  • Chi phí thuê văn phòng nếu thấy không cần thiết vì có thể làm việc online thì cắt luôn.
  • Chi phí marketing thương hiệu ngưng lại chuyển sang xây dựng kênh bán hàng online. Chi phí hỗ trợ gì mà tạo ra doanh thu thì ưu tiên.
  • Chi phí đầu vào, đàm phán lại công nợ để đảm bảo đủ tiền mặt trong ngắn hạn cho những việc khoa delay như tiền mặt bằng, lương.
  • Chi phí dành cho tài sản vô hình thì tạm thời gác lại. Nhân sự cần thiết và chuyển mình cùng sự thay đổi này thì giữ. Nhân sự không còn thời gian để dạy dỗ theo dõi, micro-manage phải quản trị cầm tay chỉ việc thì cho lên đường luôn, đang căng còn bố đời thì ai chịu nổi.

Thời điểm khó khăn này là lúc làm những điều trước giờ tưởng chừng như không thể như không dám đuổi việc vài anh em vì chữ tình, dù giờ hiệu suất không như xưa… bla bla giờ thì tiễn nhanh một nốt nhạc.

Đây cũng là thời điểm vàng áp dụng lương 3P, giai đoạn này bạn áp dụng thì tỷ lệ anh em chống đối ít vì thất nghiệp giai đoạn này là đói dài hơi 6 tháng đến cả năm vì giai đoạn này doanh nghiệp tuyển nhân sự rất ít, họ cũng tự hiểu việc này.

Bạn phải khoán 1 định mức rõ ràng cho từng hạn mục và kinh doanh không để vượt quá các hạn mức đó. Như tiền điện không quá 10tr/tháng, … để đảm bảo đủ vốn lưu động trụ trong dài hạn.

Điều chỉnh lại nguồn lực tổ chức

Chuyển ra ngoài hết tất cả những gì không thực sự quá quan trọng, đặc biệt dính tới tụ tập đông người hay chi phí cố định cao.

  • Sản xuất thì OEM.
  • Nhân sự sử dụng freelancer.
  • Một số đầu việc outsource partner.
  • Hạ tầng có thể thuê từ các đơn vị chuyên nghiệp, cắt hết chi phí cố định cao đi.
  • CSKH cài chatbox, khỏi nuôi đội ngũ…
  • Văn phòng nói rõ ai lên hẹn trước, khỏi cần lễ tân.

Cuối cùng, trong NGUY luôn có CƠ.

Hãy hành động khi ở trên đỉnh sự kinh doanh thuận lợi, đó là luôn luôn TỐI ƯU và CẢI TIẾN, MỞ RỘNG MÔ HÌNH KINH DOANH của mình liêm tục.

Dịch đến, giống như 1 gáo nước lạnh, làm tất cả chúng ta giật mình xem lại.

Chúc anh/chị/em thành công và tồn tại qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế này.

Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Công Thức Kinh Doanh Để Tồn Tại Trong Mùa Covid-19”

Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...