Mục lục
Lấy ví dụ cụ thể của một Startup “cung cấp dịch vụ đi chợ giùm” mới tự định giá 250 tỷ gần đây: Dân số Hồ Chí Minh + Hà Nội là 17 triệu, mỗi nhà có 4 người, là có 4 triệu hộ dân. Chỉ cần mỗi 1000 hộ có 5 hộ dùng dịch vụ, tức là có 4 triệu x 0,5% = 200 ngàn khách hàng.
Đây là cách tính hết sức lạc hậu nhưng lại được nhiều bạn founders sử dụng. Tôi xin phân tích một số điểm để các bạn rút kinh nghiệm:
Tại sao SAI?
Sai từ chỗ ước lượng con số 5/1000 hết sức cảm tính. Vì việc này:
- Đánh đồng thuộc tính của tất cả các hộ: thu nhập, địa lý, thói quen, nhân khẩu học… => thực tế thuộc tính khác nhau sẽ tác động tới hành vi mua hành khác nhau
- Không đưa các yếu tố của việc kinh doanh mình vào một cách thấu đáo. Startup đang giả định mình có hệ thống rộng khắp và trải đều trong thành phố, cả quận trung tâm lẫn ngoại thành => trong thực tế việc này là quá khó
- Không đưa ra thông tin về cạnh tranh, đối thủ hiện tại và tương lai
- Không cho thấy khả năng nào để đạt được con số 5 đó (chiến lược quảng cáo, quảng bá)
Tương tự: Tôi bán bàn chải đánh răng 10k/cái, vì Việt Nam có 80 triệu người có răng, tôi chỉ cần 1% thị trường dùng bàn chải của tôi là tôi có doanh thu 800 tỉ
Như thế nào mới ĐÚNG?
Lẽ ra nên tính như thế này:
- Khách hàng mục tiêu là gia đình trẻ (người chồng <45 tuổi), sống độc lập không có người giúp việc hoặc ba mẹ sống cùng, ở các quận trung tâm
- Trong 4 triệu hộ dân, tập khách hàng mục tiêu chiếm 20% => 800 ngàn hộ. Trong đó 200 ngàn hộ có thể tiếp cận qua kênh Digital (theo khảo sát của xyz về người dùng Internet)
- Trong 1 năm đầu tiên, vì nhân lực có hạn, chỉ tập trung vào 5 quận trung tâm nhất, đảm bảo mỗi quận có 2 điểm giao hàng. Vì ngân sách có hạn, chỉ tập trung vào mảng digital để quảng cáo.
- Chiến lược chuyển đổi khách hàng chia làm 2 bước: cài App và mua hàng
- Sẽ chạy quảng cáo Facebook và Tiktok để thu hút khách hàng cài App. Chi phí là 100k/ lượt cài App.
- Tỉ lệ chuyển đổi từ cài App sang mua hàng là 20% => chi phí để một người dùng có mua hàng là 500k
- Để chiếm được trọn 200 ngàn khách hàng, sẽ cần 200k x 500k = 100 tỉ
- Nếu có đối thủ, dự đoán cần gấp đôi…bla bla…
Bài học rút ra: Khi xác định quy mô thị trường, bạn nên chọn 1 trong 2 cách sau:
- “Quy mô thị trường là 4 triệu hộ”. Thế thôi. Đừng tính toán thêm gì cả. Khi bạn bắt đầu đưa các giả thuyết của bạn, thì bạn cũng bắt đầu làm người nghe tính toán theo giả thuyết của họ.
- “Quy mô thị trường tối đa là 4 triệu hộ, nhưng 1 năm đầu chỉ nhắm vào 200 ngàn hộ có khả năng chuyển đổi thành khách hàng dễ nhất (chi phí marketing rẻ nhất). Dựa vào kết quả của năm đầu, sẽ có chiến lược cho các năm tiếp theo tương ứng”. Khi người nghe thắc mắc bất cứ chỗ nào, bạn chỉ cần đưa thêm thông tin đã chuẩn bị ở trên là xong.
Chia sẻ của Nam Nguyễn
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bài Học Cơ Bản Giúp Các Doanh Nghiệp Không Thua Lỗ, Phá Sản Khi Khởi Nghiệp”
- Bài 1: Làm Chủ Phương Thức Bán Hàng Của Chính Mình
- Bài 2: Metric Cho Sales Manager – B2B
- Bài 3: Tư Duy Sales & Tư Duy Marketing
- Bài 5: Chọn Lựa Mặt Bằng Mở Nhà Hàng
- Bài 6: Bán Công Ty & Bán Được Hay Không?
- Bài 7: Kinh Doanh Được Thể Hiện Bằng Con Số
- Bài 8: Đại Dương Đỏ – Mục Tiêu Cuối Cùng Của Kinh Doanh Là Phải Có Lãi
- Bài 9: Doanh Nghiệp Muốn Phát Triển Nhanh Thì Sẽ Có Sai…
- Bài 10: Muốn Thành Công Thì Phải Từ “Nội Sinh” – Tức Đến Từ Sự Thôi Thúc Bên Trong
- Bài 11: Lương Tâm Của Kẻ Làm Nghề
- Bài 12: Đừng Mua Danh 3 Vạn, Bán Xe 3 Đồng
- Bài 13: Doanh Thương Và Gian Thương
- Bài 14: Doanh Nhân Và Trọc Phú
- Bài 15: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 16: Đòn Quyết Định Dứt Khoát Trong Kinh Doanh
- Bài 17: Danh Thiếp /Card Visit Trong Thời Đại 4.0: Chuyện Nhỏ Nhưng Quan Trọng
- Bài 18: Học Cách Bán Hàng Kinh Điển Của Người Ấn Độ
- Bài 19: Ký Gửi Hàng, Câu Chuyện Muôn Thủa
- Bài 20: 3 Sai Lầm Phổ Biến Khi Bán Hàng Online Và Cách Giải Quyết!!!
- Bài 21: Innovation Là Biến Ý Tưởng Thành Hóa Đơn
- Bài 22: 3 Bài Học Kinh Doanh Từ Cuộc Rút Lui Của Trà Sữa Ten Ren