Khái niệm M&A đang ngày càng trở nên quen thuộc hơn với doanh nhân Việt nam. Trước đây, chỉ những người làm đầu tư hay dân nghiên cứu mới biết đến khái niệm này, tuy nhiên bây giờ, bạn có thể dễ dàng nghe thấy các câu chuyện trao đổi về bán, về mua được trao đổi khắp nơi, từ quán café, quán bia, nhà hàng sang trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình công việc, gặp nhiều người có cả những người đang bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp, thì khái niệm Bán công ty của mọi người quá đơn giản và hồn nhiên.
Một bạn trẻ đang có một ý tưởng mà bạn ấy cho là sẽ thành công, khi trao đổi về kế hoạch với nhà đầu tư, bạn cho rằng sau 1 – 2 năm sẽ thu hút được 5 triệu USD, tương đương với việc sẽ bán được một tỷ lệ cổ phần nhất định (20%) với giá 5 triệu. (tương đương công ty được định giá 25 triệu USD, trong đa số trường hợp, đó là mức giá quá cao cho một thứ mới và chưa được kiểm chứng)
Một bạn trẻ khác tâm sự đang làm được hơn 1 năm trong ngành dịch vụ và đang có những lưỡng lự về kế hoạch phát triển và con đường đi của mình. “Em đang tính nhượng lại công ty”. Trường hợp này, nhiều người khuyên nên suy nghĩ lại, vì hơn một năm chưa đủ thời gian để xây dựng nên một cái gì đó để bán, hãy thử cố gắng hết sức thêm một thời gian nữa.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp bán được giá cao không nghĩ ngay từ khi thành lập rằng mình sẽ bán công ty; họ cần tập trung để xây dựng và phát triển, để giải quyết vô vàn những công việc trong hoạt động kinh doanh, chứ không phải vừa làm, vừa tìm xem có cơ hội nào để bán ngay không. Tất nhiên trong bất cứ kế hoạch kinh doanh, dự án nào cũng có mục EXIT (bạn rời khỏi nó như thế nào: giải tán, bán tất cả hoặc chỉ bán một phần)
Như vậy, quyết định bán công ty là 1 trong những quyết định quan trọng nhất của bạn, bán hay không bán có thể quyết định cuộc sống trong tương lại của bạn.
Đưa ra quyết định bán: Tại sao bạn lại xem xét chuyển nhượng công việc kinh doanh của mình? Có lẽ bạn muốn thu được một số vốn cho công việc đầu tư hay nghỉ hưu. Bạn chắc hẳn nhận được một sự trả giá hấp dẫn.
Giai đoạn kế tiếp của sự phát triến trong việc kinh doanh của bạn có thể đòi hỏi thêm vốn, vậy hoặc là bạn từ chối đầu tư hay là bạn không thể làm tăng thêm từ nguồn tài chính hiện hữu của bạn. Các cổ đông thân tín của bạn có thể thích thực hiện công việc đầu tư của họ. Có thể không có sự thành công rõ ràng hay việc kinh doanh kế tiếp nhau là đơn giản thiếu thách thức hay có lẽ đáng làm hơn là nó được sử dụng.
Bất cứ lý do nào của bạn cho việc quyết định bán,rất có thể mục tiêu quan trọng nhất là để đạt được giá cao nhất cho công việc kinh doanh của bạn. Nhất là công việc kinh doanh của những người sở hữu, bạn hiểu rõ phạm vi của công ty bạn như là phần thưởng sau cùng cho sự mạo hiểm mà bạn đã đương đầu và sự nỗ lực mà bạn đã làm trong công việc kinh doanh vượt qua những năm tháng.
Và có bán được không?
Everyone lives by selling something – Ai cũng phải bán một cái gì đó – câu nói bất hủ của Stevenson.
Tuy nhiên bán được hay không cũng là một vấn đề, hai ví dụ ở trên về hai bạn trẻ mới có ý tưởng hoặc mới khởi sự một thời gian ngắn và đang muốn bán, nhưng có bán được không, ai mua, ai sẽ tin tưởng nếu bạn còn lưỡng lự với sản phẩm của mình.
Nếu bạn được bất cứ một cái gì, bao gồm bán công ty của bạn, thì bạn có thể được coi là một thành công nhỏ rồi! Ít nhất là so với việc nhiều người muốn bán mà không được!
Chia sẻ của Dang Xuan Minh
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bài Học Cơ Bản Giúp Các Doanh Nghiệp Không Thua Lỗ, Phá Sản Khi Khởi Nghiệp”
- Bài 1: Làm Chủ Phương Thức Bán Hàng Của Chính Mình
- Bài 2: Metric Cho Sales Manager – B2B
- Bài 3: Tư Duy Sales & Tư Duy Marketing
- Bài 4: Cách Tính Quy Mô Thị Trường Tiềm Năng
- Bài 5: Chọn Lựa Mặt Bằng Mở Nhà Hàng
- Bài 7: Kinh Doanh Được Thể Hiện Bằng Con Số
- Bài 8: Đại Dương Đỏ – Mục Tiêu Cuối Cùng Của Kinh Doanh Là Phải Có Lãi
- Bài 9: Doanh Nghiệp Muốn Phát Triển Nhanh Thì Sẽ Có Sai…
- Bài 10: Muốn Thành Công Thì Phải Từ “Nội Sinh” – Tức Đến Từ Sự Thôi Thúc Bên Trong
- Bài 11: Lương Tâm Của Kẻ Làm Nghề
- Bài 12: Đừng Mua Danh 3 Vạn, Bán Xe 3 Đồng
- Bài 13: Doanh Thương Và Gian Thương
- Bài 14: Doanh Nhân Và Trọc Phú
- Bài 15: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 16: Đòn Quyết Định Dứt Khoát Trong Kinh Doanh
- Bài 17: Danh Thiếp /Card Visit Trong Thời Đại 4.0: Chuyện Nhỏ Nhưng Quan Trọng
- Bài 18: Học Cách Bán Hàng Kinh Điển Của Người Ấn Độ
- Bài 19: Ký Gửi Hàng, Câu Chuyện Muôn Thủa
- Bài 20: 3 Sai Lầm Phổ Biến Khi Bán Hàng Online Và Cách Giải Quyết!!!
- Bài 21: Innovation Là Biến Ý Tưởng Thành Hóa Đơn
- Bài 22: 3 Bài Học Kinh Doanh Từ Cuộc Rút Lui Của Trà Sữa Ten Ren