Mục lục
Test đồng loạt
Bạn tạo 20-30-100… QC khác hoặc cũng có thể giống nhau
Mỗi ngày/tuần trôi qua tắt 5-10 ad kém nhất cho đến khi còn lại xx QC tốt nhất
Bắt đầu scale bằng cách duplicate các QC còn lại (nên để camp riêng thì để tránh ảnh hưởng)
Ví dụ: camp cũ còn 3 QC bạn duplicate x5 ra camp mới có 15 QC, giữ nguyên thông số xx% QC đó và chỉnh sửa số QC còn lại 1 vài điểm để test tiếp
Tiếp tục vòng lặp mới
- Kết luận:
- Cách này đơn giản nhất
- Dễ bỏ sót dữ liệu
- Dễ kết luận sai
- Sau khoảng 3-4 vòng lặp thì thông tin rất rối và khó quản lí
Ví dụ trong 30 QC có 15 ảnh A và 15 ảnh B, 3 QC tốt nhất thì 2 cái dùng ảnh A, 1 cái ảnh B >> bạn kết luận ảnh A tốt hơn, nhưng thực tế nếu chia trung bình tất cả các QC thì ảnh B tốt hơn ảnh A.
Test theo nhóm
Ví dụ bạn có 3 ảnh quảng cáo ABC, 3 nội dung XYZ, 2 HĐH (Android hoặc iOS) >> Tổng 3x3x2 = 18 mẫu Quảng cáo khác nhau. Sau khi chạy xong hết tổng kết kết quả như sau:
- Android tốt hơn 40% so với iOS (Mỗi HĐH 9 QC) >> Chọn nhóm Android
- QC ảnh A tốt nhất, B vừa, C kém nhất (Mỗi ảnh 6 QC) >> Chọn ảnh A- QC nội dung Z tốt nhất, Y vừa, X kém nhất (Mỗi nội dung 6 QC) >> Chọn nội dung Z
Như vậy theo lí thuyết tổ hợp tốt nhất sẽ là ảnh A, nội dung Z, HĐH Android. Nhưng thực tế mẫu QC tốt nhất sẽ có thể khác vì nhiều lí do hoặc chỉ ngẫu nhiên
Ta sẽ nhân bản cả mẫu QC tốt nhất lẫn mẫu QC A-Z-Android mỗi cái thành 3-5 QC mới và tiếp tục cho test với nhau để xác nhận lại.
- Kết luận:
- Cách này phải phân nhiều nhóm, thiết kế ảnh và tạo nhiều nội dung test cùng lúc
- Tốn thời gian, tốn tiền và cũng tốn công hơn
- Nhưng dễ quản lí
- Dễ rút kinh nghiệm và test thêm idea mới
- Thông tin đem lại cũng chính xác hơn.
Test cuốn chiếu
Gần tương tự như Test Nhóm nhưng quy mô nhỏ hơn chỉ khoảng 2-4 QC mỗi camp.
- Chọn cái cần test VD ảnh A vs ảnh B
- Test ra kết quả ảnh A tốt hơn
- Tiếp tục test ảnh A vs ảnh C
- Ra kết quả A vẫn tốt hơn
- Nhiều lần như vậy thì quyết định không test ảnh nữa chuyển sang test mục khác ví dụ nội dung
- Tiếp tục vòng lặp mới…
- Kết luận:
- Cách này đơn giản
- Ra kết quả nhanh
- Nhưng không chính xác lắm, theo cá nhân mình thì nên hạn chế dùng.
Có nhiều lí do khiến nó không chính xác, mình sẽ kể 1 case gần nhất mình thử test Caption:
- Caption không có hoặc chỉ 1 emoji tương tác tốt hơn 20% so với Caption có >=2 emoji
- Quyết định bỏ bớt Emoji
- Chuyển sang test độ dài Caption
- Caption 1 câu tương tác tốt hơn 15% so với Caption 2-3 câu trở lên
Kết luận: CAPTION 1 CÂU + KHÔNG EMOJI là tốt nhất
Sau đó mình phát hiện sai ngay chỗ này, thực tế Caption 2-3 câu không kém hơn Caption 1 câu nhưng vì không có emoji nên nó bị nhàm và tương tác kém hơn
Mình quay lại dùng cách TEST NHÓM cho 200 post trong hơn 2 tháng để xác nhận thì ra kết quả như sau:
- Tiêu đề 1 câu + ít Emoji (0-1 cái) >> Điểm tương tác 64
- Tiêu đề >=2 câu + ít Emoji >> Điểm tương tác 63
- Tiêu đề 1 câu + nhiều Emoji (>=2 cái) >> Điểm tương tác 44
- Tiêu đề >=2 câu + nhiều Emoji >> Điểm tương tác 65
Kết luận lần 2: Chỉ nên để 1 Emoji hoặc không cần Emoji nếu tiêu đề chỉ có 1 câu, nhưng có thể thêm Emoji nếu tiêu đề >=2 câu. Nói chung số Emoji nên gần tương ứng số câu là ổn.
Test duy trì
Cách này không hẳn là test, bản chất nó cũng gần như TEST ĐỒNG LOẠT, chọn ra QC tốt nhất nhưng thích hợp cho các camp nhỏ và thay mới liên tục
Ví dụ như New Arrival hàng tuần, Mini game hoặc Post tương tác hàng ngày:
- Tạo 5-10 QC
- Chọn giá mục tiêu cho hành động bạn mong muốn (ví dụ 20.000đ cho mỗi tin nhắn/comment hoặc 100.000đ cho mỗi lượt bỏ vào giỏ hàng):
Chỗ này rất nhiều bạn newbie bị lỗi
Các bạn hay lấy Tổng ngân sách/Tổng hành động để ra giá hành động hiện tại rồi đem so với giá hành động mong muốn.
Ví dụ chạy được 240K ra 2 lượt bỏ giỏ hàng tính ra mỗi lượt 120K cao hơn giá 100K mong muốn nên tắt QC >> Không hẳn là sai nhưng tính cách này sẽ bỏ lỡ nhiều QC tốt.
Bạn phải làm ngược lại bằng cách tính số hành động hiện tại rồi đem so với số hành động mong muốn có được sẽ chính xác hơn
Công thức rất đơn giản:
- X = Giá mục tiêu của 1 hành động
- Y = Tổng hành động đã đạt được
- Z = Tổng ngân sách đã chạy
Sau đó:
- Tăng ngân sách hoặc giá thầu hoặc nhân bản QC nếu Z/X +1 <= Y
- Giữ nguyên ngân sách hoặc giá thầu nếu Z/X <= Y <= Z/X + 1
- Giảm ngân sách hoặc giá thầu nếu Z/X – 1 <= Y <= Z/X
- Tắt QC nếu Z/X – 1 > Y
- Bật lại QC nếu Z/X <= Y (một số QC sau khi tắt 1-2 ngày sau mới phát sinh thêm nhiều hành động mới)
Áp dụng cho ví dụ trên ta sẽ có:
- X = 100K
- Y = 2 lượt bỏ giỏ hàng
- Z = 240K
- Z/X = 2.4 (số hành động mong muốn)
Vậy ta sẽ giảm giá thầu hoặc ngân sách vì thuộc trường hợp Z/X – 1 <= Y <= Z/X
Chỉ tắt QC khi Z/X – 1 > Y (tức Z > 300K). Cách này tuy tốn tiền hơn 1 chút nhưng sẽ chính xác hơn và tránh tắt nhầm QC quá sớm. Lần tới mình sẽ có bài viết chi tiết hơn về việc này.
Theo cách 4 này thì từ 5-10 QC ban đầu các QC cực tốt sẽ chạy nhanh hơn hoặc nhân bản thêm, các QC tốt đạt chỉ tiêu sẽ tiếp tục chạy, các QC chưa tốt sẽ chạy chậm lại, các QC kém sẽ bị tắt hẳn.
Có khi tất cả QC sẽ bị tắt hết, nhưng cũng có khi “sinh sôi nảy nở” thêm nhiều QC mới
Kết luận:
- Hơi tốn công setup camp đầu
- Nhưng set xong bỏ đó (Set & Forget)
- Đơn giản và dễ thay camp mới liên tục
- Dễ thích ứng với thay đổi của thị trường QC vì nếu số QC kém nhiều hơn số QC tốt thì Camp sẽ chậm dần và tắt hẳn, nếu số QC tốt nhiều hơn thì camp sẽ chạy nhanh & nhiều hơn vì có nhiều QC được nhân bản thêm và được bổ sung ngân sách.
Vậy là xong, thank mọi người đã đọc hết
Nếu mọi người ủng hộ tuần sau mình sẽ tiếp tục viết về chủ đề tối ưu tệp khách hàng FB/GG hoặc chủ đề về điều chỉnh tốc độ tiêu ngân sách, các mẹo & lỗi khi test ads…
Chia sẻ của Đỗ Khang
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “14 Cách Tối Ưu Và Đo Lường Quảng Cáo Facebook Chuyên Sâu Mà Không Thầy Nào Dạy Bạn”
- Bài 1: Quy Trình Set Một Chiến Dịch Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả
- Bài 2: Đỉnh Cao Của Target Chính Là “Không Target” – Quảng Cáo Facebook
- Bài 3: Cách Tạo Và Vận Dụng Các Tệp Cơ Bản Trong Quảng Cáo Facebook
- Bài 4: Luận Về Tối Ưu Ads
- Bài 5: Cách Cắt Giảm 50% Chi Phí Quảng Cáo Và Vận Hành Facebook Theo Kinh Nghiệm Cá Nhân
- Bài 6: Làm Sao Để Max Lãi Ròng Với Ngân Sách Min Với Facebook Ads
- Bài 7: Facebook Ads Không Hiệu Quả Vì Sao Và Cách Khắc Phục?
- Bài 8: Cách Tối Ưu Campaign Facebook App Install
- Bài 10: Đo Lường Và Đánh Giá Facebook Ads (Phần 1)
- Bài 11: Đo Lường Và Đánh Giá Facebook Ads (Phần 2)
- Bài 12: Viết Đoạn Caption Cho Facebook Ads
- Bài 13: Những Cách Hiệu Quả Để Tăng Doanh Thu Trên Facebook 2020
- Bài 14: Phương Pháp Cải Thiện Chất Lượng Content Facebook Năm 2020