Mục lục
Video giày siêu bền đạt 1,3 triệu view, và 11K comment Video giá đỡ điện thoại đạt 3,6 triệu view và 24K comment.
Video đồng hồ rồng đạt 1,6 triệu view và 27K comment hay một sản phẩm đắt tiền hơn như máy rửa xe cũng được 2,4 triệu view và 6,2K comment
Bốn trong hàng trăm chiến dịch nổi bật tôi đã làm, chúng có 2 điểm chung:
- Bán được rất nhiều hàng
- Toàn bộ video đều sử dụng quy tắc 8-2 khi sản xuất
Thậm chí có nhiều sản phẩm nghe thì có vẻ bựa, nhưng áp dụng quy tắc này thì vẫn thành công như thường là thuốc trị ghẻ cho Chó.
Ý nghĩa quy tắc 8-2 được hiểu
80% thành bại của video bán hàng được quyết định bởi 20 giây đầu tiên. Bạn hẳn sẽ bất ngờ, vì chỉ với 20 giây đầu tiên của video mà lại quan trọng như vậy.
Thật ra nếu bạn chịu khó để ý và kiểm chứng thì sẽ không bất ngờ vì: CẢ THẾ GIỚI ĐÃ MINH CHỨNG
Để làm được video có ba khâu chính bao gồm: viết kịch bản, quay video và dựng video. Trong đó việc viết kịch bản cho video là rất quan trọng.
Video bán hàng chính là quảng cáo, do vậy nếu bạn nào là Copywriter thì sẽ rất thuận lợi để viết loại kịch bản cho video bán hàng vì dạng bài quảng cáo bạn được thực hành thường xuyên.
Trong copywriting có nhiều công thức trên thế giới được giới thiệu để chúng ta có thể tham khảo áp dụng như:”Tứ trụ””AIDA””PAS”
“4W””3S” và khá nhiều nữa, nhưng phần lớn các công thức này đều có 1 điểm chung:
Tạo được sự chú ý ở ngay bước đầu tiên
“Một mẫu quảng cáo sẽ không thể tạo ra doanh số nếu không ai đọc nó;người ta sẽ không đọc nó nếu không ai thấy nó;và người ta sẽ không thấy nó nếu không Gây Sự Chú Ý“
Xin được trích lại nguyên đoạn trên trong sách Nghệ thuật viết quảng cáo của Victor O. Schwab để cho bạn hình dung về sự quan trọng của những câu đầu tiên của một mẫu quảng cáo.
Thậm chí, tác giả đã nhấn mạnh nó bằng việc dành luôn 1 chương, chính là chương đầu tiên của quyển sách để nói về việc GÂY SỰ CHÚ Ý.
Bên cạnh đó, trong quyển sách mang tựa đề Khiêu vũ với ngòi bút bạn cũng sẽ thấy Joseph Sugarman đã đặt hẳn một nguyên tắc như sau: “Tất cả các yếu tố trong một quảng cáo đều hướng đến một và chỉ một việc: khiến bạn đọc câu đầu tiên của nội dung quảng cáo.“
Đoạn đầu chính là 1 đoạn khách hàng đọc đầu tiên, và nếu nó đủ hay để thu hút được họ thì bạn mới có cơ hội để tiếp tục thuyết phục họ trong phần lớn thời gian còn lại của video.
Và nếu 20 giây đầu này thật sự chán, thì bạn sẽ bị khách hàng “lướt” qua như chưa có gì xảy ra.
Để cho dễ gần bạn mở thử thống kê lượt xem các chiến dịch bạn chạy bằng video mà xem. Hẳn là bạn sẽ thấy rằng:
- Thời gian xem video trung bình chỉ từ 10-15 giây.
- Sau 20 giây đầu tiên của video bạn sẽ mất từ 50-80% người xem là chuyện bình thường.
Như vậy bạn CHỈ CÓ 20 GIÂY ĐẦU ĐỂ THUYẾT PHỤC NGƯỜI XEM trở thành khách hàng tiềm năng bằng việc xem hết video đó.
Vậy 20 giây đầu tiên bạn đang làm gì vậy?
Có phải bạn đang để 1 cái logo hoặc intro của thương hiệu chiếm mất 3-5 giây đầu tiên?
Có phải MC hoặc diễn viên của bạn còn đang mải “xin chào các bạn, ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn một siêu phẩm….” mà quên rằng đó là những giây quý giá nhất trong quá trình bạn thuyết phục khách hàng bỏ ra những đồng tiền họ đã khổ cực kiếm được để mua hàng của bạn.
Thay đổi đi, không bán được đâu
Tư duy chưa chuẩn khi sản xuất video bán hàng thì không thể bán được hàng. Bỏ hết những thứ rườm rà, những câu nói sáo rỗng, những hình ảnh chẳng ấn tượng trong 20 giây đầu tiên đi.
Và hãy nhớ rằng, 20 giây đầu tiên quyết định 80% thành bại của một video để từ đó hiểu rằng bạn phải tập trung 80% sức lực để làm tốt 20 giây đầu của video.
Vậy làm sao để tạo nên sự hấp dẫn cho 20 giây đầu tiên
Có hai cách để gây được sự chú ý mà tôi hay áp dụng nhất:
- Tiếp cận tích cực, hãy đưa các USP (điểm bán hàng độc đáo) của sản phẩm lên đầu
- Tiếp cận tiêu cực, bằng cách đánh vào nỗi đau của khách hàng.
Ví dụ nhé: Một đôi giày được bọc thép, chống đinh, chống va đập tôi đã viết ngay nó thành đoạn đầu tiên như sau:”giày siêu bền, chống đinh, chống va đập. bao test, bao đinh, bao đập, bao phá“
Trong đoạn này, ngoài việc nhấn mạnh các USP của sản phẩm, tôi còn sử dụng biện pháp điệp âm để tạo thành một câu có nhịp điệu, nghe vừa hay, vừa đúng và rất hiệu quả.
Kết hợp với hình ảnh khi quay bao gồm: cảnh dẫm đinh, oto nghiến qua, rồi hàn xì, chạy nhảy.
Kết quả là video đạt hơn 1,3 triệu view và có được 11.000 lượt comment mang lại hiệu quả về mặt bán hàng rất tốt.
Tiếp đó là sản phẩm đồng hồ cơ. Đây là sản phẩm khá thú vị, sau khi khách chạy các sản phẩm khách hàng đã nói với tôi rằng làm sao để nói cho họ hiểu đồng hồ cơ là như thế nào.
Vì nhiều người ở tỉnh họ không phân biệt được nên họ không thấy điểm mạnh của loại đồng hồ chạy cơ.
Đấy chính là bài toán phải giải nhưng cũng rất may đó cũng chính là chất liệu tuyệt vời để thu hút khách hàng trong 20 giây đầu tiên khiến sản phẩm này nổi bật hơn đối thủ chỉ với 1 câu ngắn gọn:“đồng hồ cơ mặt rồng, chạy cả đời mà không cần pin“ hơn 1 triệu view và 12.000 bình luận chính là kết quả minh chứng cho sự hiệu quả của video này.
Nó giúp khách hàng hình dung trực diện luôn điểm nổi bật của loại đồng hồ này. Đây là chi tiết rất cũ với nhiều người hiểu biết, và nếu người bán hàng và người làm video cũng nghĩ như vậy và không khai thác thì hẳn là sẽ phí phạm một chất liệu tuyệt vời.
Quy tắc 8-2 này đúng và rất đúng cho nhiều sản phẩm, thậm chí sản phẩm đặc thù như một lọ thuốc xịt trị ghẻ và nấm cho Chó nhưng cũng bán được rất nhiều hàng
Khi kịch bản được bắt đầu bằng việc nêu ra điểm bán hàng độc đáo của sản phẩm và thể hiện nó trong 20 giây đầu video:”Chỉ với một bước:Xịt để hết nấmXịt để hết viêm daXịt để kích thích mọc lông cho cún“
Tôi đã phân tích khá rõ về phần viết kịch bản quảng cáo theo quy tắc này. Và đừng quên lúc quay video và dựng video cũng tương tự vậy.
Bạn cameraman bắt buộc phải nắm rõ đâu là cảnh QUAN TRỌNG NHẤT của sản phẩm để bằng được phải thể hiện được đúng tính năng hoặc công dụng. Còn bạn dựng video phải hiểu chọn cảnh nào khiến khách hàng thích nhất lên 20 giây đầu.
Cả 3 quá trình này, nếu tư duy đúng và thực hiện đủ theo quy tắc 8-2 thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều thành công trong việc sản xuất một video để bán hàng trực tiếp.
Bạn làm theo quy tắc này có thể thành công hoặc thất bại, nhưng nếu bạn không tư duy theo quy tắc này thì chắc chắn bạn đã bỏ phí tiền sản xuất vào một video không đúng chuẩn dành cho việc bán hàng.
Bài viết thể hiện quan điểm dựa trên kinh nghiệm của tác giả dành cho việc sản xuất video bán hàng trực tiếp, mong nhận được góp ý từ mọi người để hoàn thiện.
Chia sẻ của Trường Lưu