Mục lục
Có lẽ một trong những việc đau đầu nhất của một người quản lý là thông báo cho nhân viên biết họ sẽ phải ngừng làm việc tại công ty, hoặc họ đã bị cho thôi việc. Bạn sẽ cảm thấy tinh thần nặng nề khi suy nghĩ đến việc một hành động thế này sẽ có thể tác động rất lớn đến sự nghiệp và lòng tự trọng của một cá nhân.
Việc sa thải một nhân viên sẽ ảnh hưởng đến nhân viên đang làm việc tại công ty, về cách bạn phân chia công việc và cách nhân viên sẽ đánh giá vai trò của người quản lý và lo lắng về tính ổn định cho công việc của họ.
Bài 1:Tôi Làm Chủ Chả Lẽ Tôi Không Đuổi Nó Ngay Lập Tức Được?
Khi đã là chủ, khi đã nóng rồi, tôi tin khi muốn đuổi ai ngay, hẳn anh chị em sẽ không muốn có thỏa thuận hay nói chuyện gì với họ cả. Tôi băn khoăn tự hỏi: Làm thể nào để vừa muốn đuổi việc ngay vừa không muốn rắc rối pháp lý (đúng luật)? Đại loại là bị kiện ra tòa rồi bồi thường này nọ.
Chúng ta có thể đuổi ngay bằng:
- Cách 1: Chấm dứt hợp đồng đúng luật
- Cách 2: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
- Điều 38: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 39: Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
THẢI là hành động cuối cùng trong Quản trị nhân sự. Việc này tưởng như đơn giản nhưng thực tế không giản đơn nếu chúng ta không biết.
Bài 2: Nghệ Thuật Cho Nghỉ Việc… Dành Cho CEO
Các tối ưu nhất là đàm phán để sao cho nhân viên tự viết đơn là tốt nhất. Ngẫm lại thấy bản thân cũng có đôi lần cho nhân viên nghỉ và rồi cũng tổng kết được vài ba cái mẹo để đề phòng trường hợp cần. Cái lần cho bạn nhân viên nghỉ gần đây nhất, thực lòng là tôi cũng không muốn.
Tám cách gián tiếp có thể áp dụng. Tám cách này sắp xếp theo thứ tự từ nhiều nhất xuống ít nhất. Đây là những tín hiệu chúng ta nên đưa ra cho nhân viên. Nhẹ nhàng tình cảm và hi vọng họ hiểu. Thực ra 8 cách tình cảm nhẹ nhàng này, các cấp quản lý sẽ áp dụng được nhiều hơn. Còn CEO với quyền lực tuyệt đối, chắc chúng ta chỉ cần ngồi vào bàn, gọi nhân viên đến rồi đàm phán cụ thể. Vạn bất đắc dĩ là vậy.
Bài 3: Cách Để Thắng Khi Công Ty Bị Người Lao Động Kiện Ra Tòa?
Vào một ngày đẹp trời, tự nhiên anh chị nhận được trát hầu tòa. Đọc trát, biết do cậu nhân viên cũ mình mới cho nghỉ việc – nó kiện. Vậy các CEO sẽ làm thế nào?
- Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân
- Bước 2: Cách tốt nhất và khéo nhất là đàm phán lại với người lao động để họ rút đơn kiện
- Bước 3: Nếu đàm phán không thành công, chúng ta cần thu thập các chứng cứ
- Bước 4: Đánh giá thời hiệu khởi hiện
Với 4 bước trên, chúng ta đã chuẩn bị khá kỹ càng để yên tâm ra tòa phần lợi thế sẽ ở phía mình. Tuy nhiên thắng hay thua còn vài yếu tố khác nữa. Chúc các công ty không bị rơi vào tình thế này.
Bài 4: Cẩn Thận CEO Bị Đi Tù Nếu Làm Không Đúng Một Số Việc Trong Quản Trị Nhân Sự Từ Năm 2018
Tự nhiên tôi chợt nhớ, tuần vừa rồi mải mê với dự án mà quên mất có một vài điểm lưu ý muốn chia sẻ cho anh chị em. Cái này liên quan tới luật thôi. Ngày 1/1/2018 có nhiều điều sẽ có hiệu lực trong Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và nếu không để ý, anh chị em làm CEO có thể đi tù như chơi.
- Không đóng BHXH cho người lao động có thể ở tù đến 07 năm
- Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
- Ở tù đến 03 năm nếu sa thải NLĐ vì lý do kết hôn, mang thai, nuôi con nhỏ hoặc làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
Bài 5: Hết Cách Rồi! Không Thể Làm Cho Nhân Viên Nghỉ Được…
Thân là CEO, đôi khi chúng ta muốn cho nhân viên nghỉ việc. Muốn lắm rồi nhưng nhỡ ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn vì thế đàm phán 2 tháng lương không ăn thua mà ép nghỉ với 5 tháng lương thì quả “chát”. Trong khi mọi thứ của công ty đều không rõ ràng và chưa chuẩn bị cho tình huống này.
- Dùng nghệ thuật cũng không được
- Vậy sẽ làm gì khi vẫn muốn…?
Đang cập nhật tiếp…