Hãy Thay Đổi Nhận Thức Về Sự Sao Chép

Có một nghịch lý khi tôi nói chuyện với những người làm kinh doanh, đó là họ luôn tỏ ra bức xúc và giận dữ mỗi khi bị sao chép, nhưng lại cảm thấy hoàn toàn bình thường khi sao chép người khác.

Nếu có ai sao chép họ, họ sẽ xù lông và coi đó là một hành động đê hèn, nhưng khi đi sao chép, họ lại bảo đó là “một việc cần làm” để cạnh tranh với đối thủ.

Một bạn trẻ tôi từng gặp nhờ tôi tư vấn. Sản phẩm của bạn bị một đối thủ cạnh tranh sao chép y nguyên về thiết kế, mẫu mã, và nhân tiện họ cũng “mượn” luôn hình ảnh quảng cáo của bạn ấy để đưa lên website.

Bạn ấy muốn “xử lý” đối thủ kia, thậm chí là tìm cách report, hoặc kiện họ vì ăn cắp bản quyền của mình.

Vì muốn giúp đỡ bạn ấy nên tôi đã vào xem trực tiếp các sản phẩm, và ngã ngửa khi biết rằng, bạn ấy cũng lấy 99% ý tưởng từ một website nước ngoài để tạo ra sản phẩm của mình, đúng là tình huống “gậy ông đập lưng ông”.

Chuyện sao chép luôn xảy ra trong kinh doanh và kiện cáo chẳng giải quyết được gì. Bạn và tôi, cùng cả thế giới đều biết Samsung đã sao chép nhiều tính năng từ điện thoại iphone của Apple, nhưng những cuộc kiện tụng giữa 2 bên chẳng bao giờ đi đến hồi kết.

Điện thoại Samsung vẫn cứ bán ra và Apple vẫn phải nỗ lực cạnh tranh nếu không muốn là người thua cuộc.

Vậy làm sao để tránh khỏi sao chép, bạn sẽ mặc kệ hay tìm cách “phản đòn” đối thủ của mình? Đâu là cách ứng xử hợp lý mỗi khi bị sao chép trong làm ăn?

Điều đầu tiên bạn cần biết, sao chép là một điều không thể tránh khỏi 100% trong kinh doanh, nhất là ở môi trường pháp luật còn chưa hoàn thiện như VN. Mà đã là điều không thể tránh khỏi thì bạn không cần phải tránh, hãy vui vẻ đối diện với nó và tìm cách tự bảo vệ mình.

Sao chép không hẳn là điều tồi tệ, nó là dấu hiệu cho thấy bạn đang làm tốt. Không ai bắt chước những người vụng về, chỉ có những kẻ vụng về đi bắt chước kẻ khác mà thôi. Bạn có thể ăn mừng vì mình đang đi đúng hướng.

Nếu bạn có một ý tưởng mới và là người đi đầu, các đối thủ sẽ giúp bạn khai phá thị trường. Năm ngoái, chúng tôi đã đưa ra một thiết bị giáo dục, ban đầu nó bán khá khó khăn, vì mọi người không biết đến.

Nhưng sau khi có vài đối thủ sao chép, họ đã giúp giới thiệu dòng sản phẩm này đến nhiều người hơn, và sản phẩm của tôi bán tốt hơn hẳn nhờ vào lợi thế đi đầu.

Nói cách khác, các đối thủ sao chép giúp cái bánh trở nên lớn hơn, và bạn cũng được lợi dù phần trăm có thể giảm so với lúc bạn làm một mình.

Trong kinh doanh, đôi lúc bạn cũng phải sao chép ý tưởng từ người khác, hãy hào phóng với người khác một chút. Việc sao chép và cạnh tranh giúp giảm tình trạng độc quyền, thêm lựa chọn cho khách hàng.

Nó thúc đẩy bạn phải làm nhanh hơn, tốt hơn chứ không được hài lòng với thành quả hiện tại, đó là một mặt rất tích cực của sao chép

HỌC CÁCH BẢO VỆ CHÍNH MÌNH

Tuy vậy, một cách thực tế, chúng ta không thể để các đối thủ sao chép quá dễ dàng và gây ảnh hưởng xấu đến mình được. Lời khuyên của tôi trong trường hợp này như sau:

Các cụ ta có câu: Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy.

Bạn cần tự bảo vệ mình và hạn chế sao chép bằng cách đăng ký bản quyền nhãn hiệu, hoặc kiểu dáng công nghiệp, sáng chế trong trường hợp cần thiết.

Đối với hình ảnh, bạn có thể thêm dấu hiệu nhận biết trên ảnh để giảm sự sao chép tràn lan. Luôn đảm bảo rằng bạn có khả năng chứng minh trong trường hợp cần tranh luận.

Luôn nhớ nếu sáng tạo của bạn bị sao chép quá dễ dàng thì nó chưa phải là sáng tạo đích thực. Bạn cần đầu tư một cách nghiêm túc công sức vào sản phẩm để đảm bảo rằng đối thủ cần một thời gian dài để sao chép công nghệ của bạn.

Trong lúc này, bạn đã có đủ thời gian để “hớt váng” thị trường. Sau đó, bạn có thể hạ giá để cạnh tranh sòng phẳng vì giai đoạn lợi nhuận tốt nhất bạn đã no đủ rồi.

Không ngừng cập nhật và chuẩn bị cho những phiên bản tiếp theo. Vì sao có những doanh nghiệp luôn dẫn đầu thị trường? Đó là vì họ không đứng yên với các sáng tạo.

Khi đối thủ theo kịp, họ đã đi xa hơn và luôn thu lợi lớn nhất. Họ không bao giờ có thời gian để hằn học với những kẻ sao chép, mà tập trung vào việc vượt lên đối thủ.

Đầu tư vào xây dựng thương hiệu. Khi không có thương hiệu, bạn phải chịu sức ép về sự so sánh với các đối thủ.

Nhưng thế so sánh này sẽ bị phá vỡ khi bạn có thương hiệu tốt. Khách hàng luôn hiểu các sản phẩm có thông số giống nhau, nhưng thương hiệu khác nhau sẽ dẫn đến mức giá và trải nghiệm khác nhau. Hãy giúp họ nhận biết bạn thông qua một thương hiệu cụ thể.

Quay lại hợp tác với đối thủ có thể là một giải pháp. Tôi xin kể với bạn một câu chuyện hoàn toàn có thật từ kinh nghiệm khác của mình.

Tôi không tiện nêu cụ thể, chỉ tạm gọi sản phẩm của công ty tôi là sản phẩm A, sau khi ra mắt 3 tháng, trên thị trường lại xuất hiện sản phẩm B tương tự.

Tôi đã đặt vấn đề làm đại lý cho sản phẩm B và đưa sản phẩm B lên website của mình để bán. Lúc đó mọi người tưởng tôi “hâm” vì bán hàng cho đối thủ, nhưng tôi lại nghĩ khác:

Một khách hàng khi lựa chọn, hoàn toàn có thể thích sản phẩm A hoặc B. Nếu họ thích sản phẩm B mà chúng tôi không có, họ sẽ quay sang website khác. Nhưng vì chúng tôi có cả 2 loại, họ sẽ luôn mua được ở website của tôi.

Và sự thật đã xảy ra đúng như vậy. Sau đó tôi trở thành đại lý bán hàng nhiều nhất cho chính đối thủ của mình. Khách hàng vẫn lựa chọn A hoặc B, nhưng tôi luôn có lợi cho cả 2 trường hợp.

“Hãy sao chép đi” là câu nói tôi luôn tự tin nói với mọi người. Trong một giải đấu, bạn phải thắng tất cả các đối thủ để lên ngôi vô địch.

Cũng như vậy, hãy chấp nhận cuộc chơi, chấp nhận đối thủ, chấp nhận sự sao chép để vượt lên, tạo ra sự khác biệt, thay vì luôn tìm cách trốn tránh nó.

Nếu bạn làm tốt hơn, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

Chia sẻ của Chu Ngọc Cường

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...