Thương hiệu có thể hiểu đơn giản là CẢM NHẬN của khách hàng về sản phẩm dịch vụ hoặc tổ chức/cá nhân.
Bạn có thể không cần có CHIẾN LƯỢC thì vẫn có thể có THƯƠNG HIỆU. Vì thương hiệu là cảm nhận của người khác về bạn mà.
Do có quá nhiều sản phẩm tương tự nhau khiến khách hàng cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm nào PHÙ HỢP nhất với nhu cầu & mong muốn của họ, nên thương hiệu ra đời.
Thương hiệu sinh ra để giúp khách hàng có thể dễ dàng ra quyết định MUA HÀNG hơn và tạo ra GIÁ TRỊ CẢM NHẬN cao nhất cho nhóm khách hàng mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị trọn đời của khách hàng (Customer lifetime value)
Một sản phẩm có thể rất tốt (theo các tiêu chí kỹ thuật) nhưng có thể không bán được hàng, do khách hàng không CẢM NHẬN nó tốt. Khách hàng mua 1 sản phẩm nào đó vì họ CẢM THẤY rằng nó tốt với họ.
Làm sao để khách hàng CẢM NHẬN về sản phẩm dịch vụ hay tổ chức cá nhân nào đó theo cách mình mong muốn họ cảm nhận (tất nhiên là cảm nhận tích cực và có lợi cho mình) thì gọi là làm thương hiệu (Branding)
Làm thương hiệu tức là làm sao để khách hàng chưa có cảm nhận tích cực hoặc đang có cảm nhận tiêu cực về mình thì khiến cho họ có cảm nhận tích cực. Có cảm nhận tích cực rồi, nhưng ít người quá, thì phải mở rộng nó ra.
Tích cực rồi thì biến nó thành 1 THÁI ĐỘ, NHẬN THỨC tức là in sâu vào tiềm thức khách hàng qua đó tác động đến hành vi của họ (mua hàng, mua lặp lại, giới thiệu, ủng hộ…)
Thương hiệu TOM thì khách hàng sẽ mua 1 cách vô thức (nỗ lực bán hàng tiệm cận về không)
Nếu không có chiến lược thương hiệu, thì bạn sẽ không thể kiểm soát được khách hàng đang có CẢM NHẬN gì về mình. Nó đang tích cực hay tiêu cực? Nhất quán hay ngẫu nhiên?
Chiến lược thương hiệu hiểu đơn giản là thứ để làm quy chuẩn cho toàn bộ hoạt động của Công ty hoặc cá nhân trong quá trình tiếp xúc với khách hàng để tác động và điều hướng đến CẢM NHẬN của họ 1 cách nhất quán
Chiến lược thương hiệu chính là hệ tư tưởng, triết lý nó bao gồm rất nhiều các cấu phần như NIỀM TIN, SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI…
Và hình mẫu, tính cách thương hiệu – để nhân hóa sản phẩm dịch vụ như 1 con người đại diện cho hình mẫu của nhóm khách hàng mục tiêu
Để nói sâu về từng khái niệm này mất khá nhiều thời gian & không nằm trong phạm vi bài viết này.
Ví dụ thương hiệu PHẬT GIÁO thì Niềm tin ở đây chính là ĐỜI LÀ BỂ KHỔ – Con người sinh ra đã khổ. Sứ mệnh của phật giáo là giúp chúng sinh GIÁC NGỘ tức là có thể tự mình nhận thức được thế giới bên ngoài để thoát khỏi luân hồi lên niết bàn – hết khổ.
Giá trị cốt lõi của Phật Giáo có thể hiểu là Ngũ giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa
Chiến lược định vị thương hiệu: Hiểu khái quát là đi rèn 1 thanh sắt (sản phẩm thô) thành 1 chìa khóa (sản phẩm được định vị) để mở cửa tâm trí hoặc trái tim khách hàng.
Khách hàng mua hàng bằng cảm tính. Khi có chìa khóa mở cửa được trái tim của họ, họ sẽ thuộc về bạn. Chìa khóa định vị thương hiệu bao gồm 7 thành tố:
- Thấu hiểu thị trường cạnh tranh & nắm bắt được thế mạnh của mình
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Insight khách hàng
- Lợi ích (Lý tính & cảm xúc) của sản phẩm dịch vụ
- Giá trị, niềm tin, tính cách.
- Lý do để tin.
- Khác biệt hóa & trở thành độc nhất.
Tổng thể 7 thành tố này sẽ tạo ra BẢN SẮC thương hiệu
Có 8 cách để định vị thương hiệu, định vị sản phẩm để tạo ra USP dành cho việc bán hàng thì nhiều vô kể (khoảng 60 cách)
Sau khi có định vị rồi thì sẽ đi chọn quần áo để tạo ra nhận diện nổi bật & phù hợp cho thương hiệu. Nhận diện thương hiệu chính là việc thể hiện giá trị của thương hiệu thông qua hình ảnh.
Nhận diện thương hiệu bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến tên thương hiệu, slogan, các ấn phẩm truyền thông…
Đa phần doanh nghiệp nhỏ chỉ làm nhận diện và rất tiếc là họ làm sai bét nên có sản phẩm dịch vụ rất tốt vẫn không bán được. Thật đúng là cầm vàng mà để vàng rơi…
Sau khi có chiến lược thương hiệu, định vị, nhận diện rồi thì tới truyền thông. Truyền thông để tạo ra kỳ vọng cho khách hàng về thương hiệu hoặc để tác động/thay đổi nhận thức của khách hàng để đạt được mục tiêu doanh số
Nhiệm vụ của truyền thông là phải tạo ra được thông điệp & truyền tải thông điệp đó để tác động mạnh mẽ vào nhận thức của khách hàng để khiến họ có hành động chuyển đổi
Sau khi quảng cáo/truyền thông thì khách hàng sẽ đến điểm bán (online/offline) lúc này chính sản phẩm, dịch vụ, đội ngũ nhân sự & quy trình sẽ tác động đến cảm nhận của khách hàng (Trải nghiệm khách hàng)
Tóm lại hành trình xây dựng thương hiệu gồm 3 bước:
- Bước 1 là tạo ra lời hứa thương hiệu (thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, định vị, hình mẫu, tính cách…)
- Bước 2 là tạo ra kỳ vọng cho khách hàng (truyền thông)
- Bước 3 là đáp ứng được kỳ vọng đó hay là thực hiện lời hứa thương hiệu (trải nghiệm khách hàng)
Tư vấn thương hiệu tức là giúp các bạn HIỂU ĐÚNG toàn bộ nguyên lý nền tảng về thương hiệu 1 cách ĐƠN GIẢN & chuyển hóa nguyên lý đó thành actionable plan tức LÀM ĐƯỢC thông qua việc phản biện CHÂN THÀNH & gợi ý giải pháp TIẾT KIỆM và HIỆU QUẢ
Chia sẻ của Phạm Thanh Tuấn
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 1: Khởi Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 3: Tập Trung Vào Thương Hiệu Hay Trải Nghiệm?
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 7: Thử “Giải Thiêng” Một Số Lầm Tưởng Về Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp
- Bài 8: Tính Nhất Quán Trong Thực Thi Chiến Lược Thương Hiệu
- Bài 9: Sở Hữu Một Thương Hiệu Hay Nhiều Thương Hiệu Là Tốt
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 17: Sản Phẩm Phải Trước Thương Hiệu?
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)