Sản Phẩm Và Marketing

Vì sao một chiếc túi xách hàng hiệu, trông rất “mong manh dễ vỡ” lại đắt gấp hàng chục, có khi mấy chục lần một chiếc túi da thật cùng loại, cùng kích cỡ, cùng công năng, rất đẹp, rất bền, nhưng khác nhãn hiệu?

Vì sao một ly cà phê Starbucks, từng bị “vua cà phê” VN chê là “một thứ nước có mùi cà phê pha với đường” (chứ không phải cà phê), lại có giá cao gấp mấy lần một ly cà phê đặc sánh, thơm tho, nhiều chất cà phê của VN?

Vì sao một “chân dài”, da trắng, dáng thanh được lăng xê trong giới show-biz Saigon lại có giá cát-sê cao hơn nhiều lần một chân dài khác là chị/em song sinh cũng da trắng, dáng thanh, giống y như hai giọt nước, nhưng đang bán cà phê võng ở một tỉnh miền Tây?

Có chị bạn tôi tỉ mẩn, chăm chút làm món bánh khọt cực ngon ở Vũng Tàu, và cho cả đoàn chúng tôi ăn thử để so sánh, ai cũng khen ngon, nhưng chị chẳng bán được hàng, trong khi quán bánh khọt bên cạnh (ăn thấy dở hơn) thì lại nườm nượp khách.

Một con tôm hùm ở khách sạn 5 sao, dù nhỏ hơn, không tươi bằng, nhưng giá lại đắt gấp 3 lần một con tôm hùm to hơn, tươi hơn và ngon hơn ở một quán hải sản bình thường.

Một chiếc bánh trung thu có giá tiền triệu, và được bán rất chạy, chưa chắc đã chất hơn, ngon hơn một chiếc bánh cùng loại, có giá không đến trăm ngàn…

Đó là vì marketing, không phải vì sản phẩm tốt hay chất lượng cao! Tốt cỡ nào, chất cỡ nào là do marketing định đoạt theo insight của người tiêu dùng, không phải do ý chí người chủ mà bán được. Marketing định vị Sản Phẩm như thế nào, dành cho ai, giá trị mang lại là gì… thì cái chất của sản phẩm sẽ theo đó mà được xác định.

Mức độ chất lượng hay nôm na là mức độ “tốt” của sản phẩm phụ thuộc vào định vị này, căn cứ vào insight (mong muốn đích thực) của nhóm khách hàng mục tiêu, không phải do sở thích người bán. Không có sản phẩm tốt chung chung, mà sản phẩm phải phù hợp với định vị của thương hiệu sản phẩm, trong đó yếu tố “phi lý tính” là rất quan trọng!

Người tiêu dùng mua sản phẩm không hẳn là vì nó tốt, nó đẹp, nó bền, không phải chỉ vì lợi ích lý tính (functional benefits). Họ mua sản phẩm còn vì các lợi ích phi lý tính khác. Những lợi ích đó, theo các chuyên gia marketing, bao gồm:

  • Lợi ích cảm xúc (emotional benefits): Sử dụng sản phẩm dịch vụ vì muốn trải nghiệm điều thú vị, cảm giác thanh thản, thư giãn, vui nhộn, tĩnh tâm…
  • Lợi ích tự thể hiện (self-expressive benefits): sử dụng sản phẩm dịch vụ vì muốn thể hiện mình sang trọng, đẳng cấp, mạnh mẽ, tự do…
  • Lợi ích xã hội (social benefits): Sử dụng sản phẩm dịch vụ vì muốn được nhìn nhận thuộc nhóm người nào đó, giới nào đó trong xã hội.

Ví dụ giới đại gia, giới show-biz, giới tiểu thư con nhà giàu…

Ngoài công dụng, chức năng sản phẩm, người ta làm marketing là để BÁN CẢM XÚC, BÁN HÌNH ẢNH, BÁN VAI VẾ trong xã hội . Nếu không có các lợi ích phi lý tính như trên, cho dù sản phẩm của bạn có đẹp, có tốt, có bền cỡ nào, chưa chắc đã bán được nhiều! Và nhiều khách hàng chỉ mua sản phẩm là vì nó đem lại nhiều lợi ích phi lý tính, chứ không chỉ lý tính!

Không ít người, ở nhà chỉ uống bia nội, rượu đế cho tiết kiệm (mà vẫn ngon), nhưng ra quán thì cứ phải bia ngoại, rượu ngoại cho nó sang (dù chưa chắc ngon hơn)!

Do thiếu hiểu biết về marketing và thương hiệu, mà cứ chằm chằm vào việc làm sản phẩm cho thật tốt, rồi đem bán, nhiều người đã phải trả giá! Không có sản phẩm tốt hay xấu, chỉ có phù hợp hay không mà thôi! Sản phẩm tốt với nhóm người này chưa chắc đã tốt với nhóm người kia! Và kể cả sản phẩm xấu, chất lượng kém cũng bán được nếu có giá cả phù hợp và dành cho đối tượng phù hợp. Bạn đồng ý không?

 Chia sẻ Long Nguyen Huu từ Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...