Có một số câu hỏi và trả lời thiết thực, chép lại mọi người tham khảo. Toàn văn, xin liên hệ văn phòng Endeavor Việt Nam: vietnam@endeavor.org
- Câu hỏi: Các gói hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ sẽ đến đối tượng nào?
- Trả lời: Ở Việt Nam và cũng như ở tất cả các nước khác, gói hỗ trợ sẽ đến với những đối tượng nào vận động hành lang mạnh nhất. Hiện tại HH Bất động sản và các Hội FDI là vận động mạnh nhất. Đáng tiếc là các doanh nghiệp Việt Nam ít chịu tập hợp lại thành các hiệp hội.
- Câu hỏi: Làm thế nào để thúc đẩy các chính sách đi vào thực thi nhanh nhất?
- Trả lời: Thực tế là với việc các chính sách ra rất nhanh, chưa có tiền lệ, các quan chức sẽ có tâm lý đề phòng và diễn giải theo hướng tránh rủi ro. Các doanh nghiệp khi xông lên cần nắm vững luật, chuẩn bị chứng cớ, thêm tiền lệ từ các tỉnh thành khác càng tốt.
- Câu hỏi: Tại sao chỉ “giãn, hoãn” thuế mà không phải “miễn, giảm” thuế?
- Trả lời: Theo luật pháp Việt Nam, miễn giảm là thẩm quyền của Quốc hội. Tôi tin là đề nghị miễn giảm sẽ được chính phủ trình lên khi Quốc hội nhóm họp lại vào quí 3/
- Câu hỏi: Nghị định 41 về việc miễn, giảm tiền thuê đất áp dụng thế nào đối với 1 doanh nghiệp có nhiều ngành nghề. Ví dụ như em có chuỗi cửa hàng cắt tóc, nhưng lại có thêm dịch vụ “đào tạo thợ cắt tóc’
- Trả lời: Chỉ cần có 1 trong các ngành nghề kinh doanh nằm trong diện được ưu tiên là được xét. Đối với các doanh nghiệp đa ngành nghề hạch toán tập trung, sẽ được hưởng lợi lớn.
Chuyên gia cảnh báo: Các doanh nghiệp Việt Nam rất coi thường rủi ro về chính sách, tâm lý vẫn là xin xỏ hoặc lách, chứ không có tâm thế đòi thay đổi chính sách, mặc dù chính phủ tương đối cởi mở.
Cá nhân mình thì rất thắc mắc: Tại sao lại chỉ hoãn việc thanh kiểm tra định kỳ? Cần phải bỏ hẳn. Doanh nghiệp là 1 pháp nhân, nhà nước chỉ có quyền thanh tra khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Bạn có thể tưởng tượng được là hàng quí mình phải ra phường giải trình là mình không vi phạm gì pháp luật không!
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Công Thức Kinh Doanh Để Tồn Tại Trong Mùa Covid-19”
- Bài 1: Kinh Doanh Thế Nào Để Sống Qua Mùa Dịch
- Bài 2: Công Thức Kinh Doanh Thời Khủng Hoảng Covid-19 – Trong Nguy Có Cơ
- Bài 3: Định Hướng Kinh Doanh Thời Khủng Hoảng Covid-19 Như Thế Nào?
- Bài 4: Điều Chỉnh Mô Hình Hoạt Động Để Tồn Tại Thời Khủng Hoảng Kinh Tế
- Bài 5: Cắt Lương Dứt Khoát – Sa Thải Như Thế Nào Cho Đúng Luật Thời Cô Vy?
- Bài 6: Đầu Vào, Sống Còn của Doanh Nghiệp
- Bài 7: Doanh Nghiệp SME Nên Làm Gì Để Vượt Qua Khủng Hoảng Covid
- Bài 8: 10 Bộ Giải Pháp Cấp Thiết Với DN B2B Thời Suy Thoái Kinh Tế Do Corona
- Bài 9: Dùng OKRs Cá Nhân Để Nâng Cao Hiệu Suất Lon (Wfh) Mùa Covid-19
- Bài 10: Cải Tiến Sản Phẩm Chưa Chắc Thành Công, Nhưng Ngồi Yên Chắc Chắn Chết!!!
- Bài 11: Cấm Quán Rượu, Karoke Toàn Thành Phố Mùa Em Cô Vy
- Bài 12: Chia Sẻ Về Chiến Dịch Sản Phẩm Burger Corona
- Bài 13: Thuốc Giảm Đau Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mùa Covid-19
- Bài 14: Mùa Corona Chiến Lược Tốt Thất Bại Đa Phần Là Do….
- Bài 15: 6 Việc Doanh Nghiệp Nên Làm Trong Thời Gian Cách Ly Toàn Xã Hội
Chia sẻ của Nguyễn Thành Nam