Fomo – Vượt Qua Để Tìm Thấy Hạnh Phúc Và Con Đường Thành Công!

Thứ nhất. Gần đây, giải Xổ số Powerball lớn nhất hành tinh – có giá trị lên tới 1.5 tỷ USD.

Để có giải thưởng lớn như vậy, lượng vé bán ra phải gấp nhiều lần giá trị này.

Nhiều người chưa bao giờ chơi xổ số bao giờ, bỗng nhiên cầm trên tay cả chồng vé.

Đầu năm 2021, tại Việt Nam chúng ta cũng nhận thấy lượng người mở tài khoản chứng khoán lần đầu (F0) tới 500K tài khoản.

Cũng như sự bùng nổ của những thị trường Crypto. Rất nhiều người chưa bao giờ hiểu về Crypto, chứng khoán … trong phút chốc nắm trong tay rất nhiều mã, coin.

Đây chính là những minh chứng cho HIỆU ỨNG/HỘI CHỨNG “FOMO” – Sợ bỏ lỡ cuộc chơi/Cơ hội” mà các nhà kinh doanh đã áp dụng để lôi kéo rất nhiều “Tấm chiếu mới”

FOMO – Cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác có trải nghiệm/cơ hội thú vị hơn bạn, và mong muốn đó thường bị khuếch đại trên mạng xã hội.

Thứ 2. FOMO là khái niệm mới, nhưng cảm xúc FOMO không mới!

FOMO đã được quy định trong mã GEN loài người, khi còn sống làm bầy đàn, cần liên kết với nhau để sinh tồn, họ sẽ bị chết nếu không follow những thông tin của bầy đàn, khi trở thành người “tối cổ”.

Chuyện này không có gì lạ khi “vườn rau nhà hàng xóm” “vợ hàng xóm” “con nhà người ta” “nước ngoài” … có vẻ “xanh hơn, ngon hơn, giỏi hơn, xịn hơn”.

Những người bị nghiện FOMO là những người thường xuyên trên mạng xã hội, dù họ sử dụng mạng xã hội để kết nối với người khác, nhưng ngược lại họ lại càng cảm thấy “ghen tỵ” và “cô đơn”.

FOMO gây ra rất nhiều tác động tiêu cực dẫn tới việc bạn luôn cảm thấy “không hạnh phúc” luôn “lo lắng” “không tự tin” và dẫn tới mất kết nối với hoạt động xã hội thực cũng như thiếu động lực hành động thay đổi bản thân.

Thứ 3. Trong quá trình dẫn dắt các bạn trẻ trong team của mình, tôi nhận thấy các bạn trẻ hiện nay nhiều bạn đang bị FOMO nặng!

Điều này không lạ, bởi chính tôi, hơn 10 năm trước, khi mới tốt nghiệp đại học cũng “ghen tỵ” với người bạn khác có bạn gái xinh hơn, có xe đẹp hơn, có công việc thú vị hơn, cho dù khi đó công việc 1 trợ lý CEO của FPT, có nhà riêng ở độ tuổi 24, có đám bạn suốt ngày tụ tập… đã là mục tiêu của nhiều bạn khác!

Sự lạc lối này dẫn Tôi tìm tới thiền, và từng tâm sự với Thầy tôi “Em cần ai đó tát cho em vài cái để em biết mình muốn gì”.

Nhưng cũng phải mất nhiều năm, tôi mới vượt qua được FOMO. Điều này thực sự không hề dễ dàng!

Thứ 4. JOMO – và những cách thức để vượt qua FOMO cũng như tìm thấy mục đích sống của bản thân!

“Joy of Missing Out” là khái niệm mới được đưa ra để chống lại FOMO. JOMO = bạn vui vẻ hạnh phúc với vườn rau, với công việc, kể cả bạn là người “tối cổ”.

JOMO giúp bạn TỰ TIN vào chính mình, phát huy điểm mạnh của bản thân, nỗ lực làm việc mỗi ngày để cải thiện chính mình và tìm được mục đích sống, hiểu giá trị của cuộc sống.

Với tôi thì có nhiều kỹ thuật và phương pháp để vượt qua FOMO bên cạnh JOMO.

Điều quan trọng nhất là: “Tự tin vào bản thân”

Tự tin về tương lai sẽ đạt được tất cả những điều mình mong muốn.

Tự tin là điều rất khó, khi chúng ta bước khỏi ngưỡng cửa Cấp III, Đại học vào đời, vì khi đó, chúng ta gặp rất nhiều “cao thủ” ở đẳng cấp rất khác. Tập trung và tự tin vào điểm mạnh bản thân là điều rất quan trọng.

Dù trong hoàn cảnh nào, đừng để mất lòng tin vào bản thân, đừng để ai đó “phán đoán tiêu cực về cuộc đời bạn” và cũng đừng để những thứ vô hình, siêu hình quyết định nhật ký đời bạn!

“Biết đủ là Hạnh phúc”!

Khác với Tham vọng – Khát vọng – 01 Mục tiêu lớn, rõ ràng không thay đổi trong dài hạn, thì người bị FOMO luôn muốn mọi thứ mà mình không có! Mục tiêu thay đổi theo ngày, theo những thông tin mà họ đọc được.

Khát vọng, tham vọng là động lực để tiến bộ. Còn FOMO lại làm chúng ta thờ ơ với những việc quan trọng.

Biết “ĐỦ” là hài lòng với những mình có! Người thành công có 1 đặc điểm rất quan trọng, dù trong hoàn cảnh nào, họ đều cảm thấy mình rất may mắn. May mắn vì có gia đình, may mắn vì có sức khoẻ, may mắn vì có công việc, may mắn vì có trí tuệ.

Nỗ lực “tốt hơn mỗi ngày”

Khi chúng ta chưa tìm được mục đích sống, chưa tìm được ý nghĩa của mình, cách để chúng ta tập trung là “tốt hơn mỗi ngày”.

Bạn thấy người khác mua Biệt thự, FOMO? Ok có nghĩa, chúng ta kiếm tiền chưa = bạn bè, ok! Đặt ra mục tiêu trong tháng, quý, năm để x2, x3, x5 thu nhập. Và lên kế hoạch để học tập, nâng cao năng lực để có những đóng góp tốt hơn,thu nhập cao hơn.

Cuộc sống chỉ trả bạn thu nhập cao, khi giá trị, đóng góp của bạn tốt hơn trước!

Bạn của bạn có bạn gái/trai xinh đẹp! FOMO? OK có nghĩa bạn cô đơn or tình cảm của bạn hiện tại chưa đủ lớn! Hãy lên kế hoạch cụ thể để bản thân tốt hơn, tìm nhiều cơ hội hơn, or tìm cách cải thiện mối quan hệ hiện tại?

Lâu rồi bạn có tặng vợ/bạn/bố mẹ mình 1 bó hoa, làm điều gì lãng mạn không? Thay bằng việc đau khổ, hãy chăm lo cho những người thương yêu của mình! Hạnh phúc của họ, sẽ là niềm vui của bạn.

“Tại sao bạn phải kiếm tiền”???

Tôi có may mắn được làm việc, gần với rất nhiều đại Gia, những anh chị thành công lớn. Và khi làm việc với họ tôi thực sự hiểu, tiền bạc họ quá nhiều, nhưng sử dụng lại cực kỳ ít, Điều giúp họ làm việc mỗi ngày, là được “Làm cuộc sống người khác tốt hơn”.

Cuộc sống càng ý nghĩa khi bạn chăm lo được cho nhiều người. Ít thì là chính mình, gia đình, người thân. Rồi đồng nghiệp, rồi đối tác, khách hàng, xã hội!

Khi vượt qua một mức sống cơ bản (ví dụ 100 triệu/tháng), mục đích sống và làm việc sẽ thay đổi nhiều.

Với tôi, một trong những động lực để tôi vẫn làm việc 12-16/ tiếng/ngày suốt 5 năm qua là chăm lo được cho gia đình của hơn 150 nhân sự, của 5000K publishers mỗi tháng!

Tôi vẫn nhớ lần sang Nhật nhận giải thưởng công ty xuất sắc nhất trong tập đoàn Interspace.

Bạn nhân viên người Việt tại Nhật, cầm tay tôi, chạy khắp buổi tiệc, khoe với đồng nghiệp người Nhật của bạn rằng “Chúng mày thấy chưa, người Việt tao cũng giỏi lắm”, tôi vẫn nhớ ánh mắt của bạn ấy, nó là động lực để mình làm việc, chúng ta cũng giỏi đấy chứ!?!

Kết luận phần 1- COVID-19 gây ra rất nhiều rắc rối, đảo lộn. Chúng ta đã hiểu hơn về “Bình thường mới” Với nhiều người, mất việc, mất những mục tiêu, sẽ tạo ra những lo lắng, mất phương hướng và tiêu cực đến bản thân.

Điều đó hướng chúng ta vào mạng xã hội rất nhiều, và những nhà sản xuất app, sản phẩm, họ rất hiểu điều này. Sử dụng KOL, sử dụng các hình ảnh bóng bẩy, filter … càng làm cho chúng ta chạy theo những ảo tưởng!

SOS – Một kỹ thuật quan trọng để Dettach khỏi những điều đó.

S- Stand back – Lùi lại.

O – Observe – Quan sát, tìm hiểu WHAT, WHY, HOW.

S – Steer – Điều chỉnh.

Be yourself, Try your best and God do the rest!

Case Study từ Thế Giới Di Động

Anh Tài Chủ tịch Thế giới di động 2 năm trước chia sẻ, khi mới bắt đầu, Thế giới di động triển khai hệ thống quản trị bằng công nghệ nhằm xây dựng chuỗi cả nước!

Để đánh giá hiệu quả, công ty mở 01 chi nhánh trên Tây Nguyên, nhằm để chọn 1 khu vực rất xa, nhân viên không thể chạy qua chạy lại như ở Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá và hoàn thiện hệ thống quản trị!

Công ty đối thủ thấy Thế giới di động mở chi nhánh, nghĩ là thị trường này ngon, cũng mở 1 chi nhánh tại khu vực đó, kết quả là 1 thời gian ngắn sau thì phải đóng cửa vì không hiệu quả.

Rất nhiều tập đoàn lớn trong nước, EVN, Hoa Sen … làm Bất động sản, Vinamilk bán cafe, Vin làm ecommerce, điện thoại, FPT làm tài chính …. từ tư nhân tới nhà nước, trong giai đoạn bùng nổ, nhận thấy Bất động sản, Tài chính, Ngân hàng … là mảng đất ngon, Green ever, … và dù không có core values, cũng xông vào làm tý.

Và kết quả, dù có tiềm lực lớn, tham vọng cao, thì cũng phải đóng cửa nhanh chóng, hoặc sang tay, hoặc mất mớ tiền!

Trong kinh doanh, khi thị trường mới, dễ vào, nhưng để chiến thắng bạn phải ở top 1, để làm vậy năng lực cạnh tranh cốt lõi không thể tầm thường!

Trong quản trị, mấy năm trước chúng ta thấy BSC – balance score card nổi lên như 01 công cụ/phương pháp quản trị thần thánh, giải quyết được mọi vấn đề, đi đâu cũng thấy hội thảo, doanh nghiệp khoe làm BSC.

Vì thế các doanh nghiệp SME cũng bắt chước và đua nhau đi học đề áp dụng.

Và chỉ sau vài năm, khi gặp lại các doanh nghiệp này (toàn tập đoàn, công ty lớn, nhiều siêu nhân và có sạn), thì thấy BSC đã bị lãng quên. Và tất nhiên, số lượng SME áp dụng thành công thì gần như không có.

Trong công ty, chúng tôi tổ chức chương trình “TGIF” hàng tháng, để nghe trao đổi giữa toàn bộ các thành viên. Câu hỏi tôi thường được nhận là: “Sao công ty không tuyển người giỏi, như công ty khác?”

“Vì sao chúng ta không làm tính năng này giống đối thủ?” … vân vân và mây mây!

……

Bình luận:

Có 02 điều chúng ta cần phân biệt rõ:

  • Việc mở rộng, áp dụng công nghệ mới, học hỏi từ đối thủ … là việc rất quan trọng và đáng làm để liên tục phát triển và nâng cấp doanh nghiệp.
  • Nhưng làm những điều này vì FOMO (thấy doanh nghiệp khác làm, thấy người khác làm …) lại là vấn đề khác.

Đặc biệt với các SME, Startup, nguồn lực cực ít, năng lực lại yếu thì FOMO lại càng làm cho leader rối trí và nhanh chết!

Học hỏi là một quá trình khoa học, nghiêm túc và kể cả đầu tư và trả giá! Như R&D vậy! Học hỏi mà lơ mơ là ăn đòn ngay!

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đã làm kinh doanh thì phải thấy hiểu năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Sức mạnh không dễ gì có được để làm thoả mãn khách hàng và cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh cốt lõi (Core Competencies) được xây dựng qua nhiều năm, đến từ sự tập trung, công nghệ lõi, và được cải tiến nâng cấp liên tục. Nó như công nghệ sản xuất chip, khả năng tối ưu doanh thu trên từng m2 mặt bằng …

Khi lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, sẽ lôi kéo nhiều đối thủ gia nhập!

Nếu không tập trung thật sâu, doanh nghiệp sẽ giống như Nokia rất to – Thất bại vì không làm gì sai cả – chỉ bởi vì Apple làm quá tốt (thực ra là cạnh tranh không nổi), vì apple focus rất sâu vào smartphone (từ hardware, tới software tới hệ sinh thái), nên tới khi Nokia quay sang thì không thể kịp.

Đó là lý do vì sao, nhiều doanh nghiệp khi rời bỏ Core Competencies của mình, mở rộng sang những ngành không có thế mạnh, thường thất bại!

Cho dù có thành công nhỏ ban đầu, thì về lâu dài cũng sớm bỏ cuộc!

Trong quản trị cũng vậy, mỗi Doanh nghiệp có những Giá trị văn hoá cốt lõi – Core Values của mình, nhân sự giỏi là những nhân sự có năng lực và phù hợp với giá trị văn hoá, tình hình của doanh nghiệp.

Chọn những người high profile – như mua 1 chiếc ferrari, nhưng ở quê, tiền xăng còn chả đủ nuôi, chưa nói đường xá không phù hợp để chiếc Ferrari triệu USD phát huy, thì còn thua cả cái xe trâu, xe bò khi cùng mang đi chở lúa!

Cách tiếp cận khoa học & nguyên lý hòn tuyết lăn

Quan điểm chung là: Bạn không copy, chỉ nên học hỏi.

Cũng như SOS (Stand back, Observe, Steer) để vượt qua FOMO cho cá nhân, chủ doanh nghiệp, cũng cần cách tiếp cận khoa học khi chọn lọc, học hỏi từ thị trường, đối thủ.

Chủ doanh nghiệp/Leader cần đặt câu hỏi:

  • Mục tiêu/sứ mệnh chúng ta là gì?
  • Khách hàng chúng ta là ai? Chính xác họ là người nào? Họ gặp nỗi đau gì?
  • Năng lực cốt lõi (Điểm mạnh) của chúng ta là gì?
  • Chúng ta nên tập trung vào vấn đề nào để cải thiện?

Khi đối thủ/thị trường có gì mới cần hỏi:

  • Tính năng đó, nước đi đó: WHAT là gì? WHY vì sao họ làm điều đó? HOW họ làm điều đó ntn? WHEN tại sao bây giờ họ làm? WHERE họ làm điều đó ở đâu? WHO họ làm điều đó cho ai? và HIỆU QUẢ của việc đó (doanh thu, lợi nhuận, ..) có tốt không?
  • Nếu chúng ta làm??: Có làm cho khách hàng hiện của chúng ta happy hơn? Có phù hợp với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp? Chúng ta mất gì (cơ hội, nguồn lực) .. khi tổ chức việc này? Hiệu quả có được sau 1, 3, 6, 1 năm là gì?
  • Năng lực thực hiện: Team đội đã hiểu rõ về lý do? Họ đã có năng lực thực hiện? Chúng ta có thể trở thành người win trong game này? Chúng ta có thể cải tiến, nâng cấp nó không? Chúng ta có khả năng vượt xa đối thủ khi chay theo không???

Đa phần FOMO đến từ sự chuẩn bị thiếu khoa học và tầm nhìn của lãnh đạo/tổ chức. Vì vậy sự phản ứng của doanh nghiệp mang tính bị động (không có ý tưởng, lựa chọn) hoặc đang ở thế bí (thử thôi).

Vậy làm sao để việc thử nghiệm các ý tưởng này không gây ảnh hưởng tới công việc chính, cũng như tỷ lệ thành công cao?

Mô hình 3 horizon – 3 đường chân trời:

Trong mỗi doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu ngắn, dài hạn, Những business P&L cốt lõi và R&D những cơ hội mới!

Tuy vậy, sắp xếp nguồn lực, ưu tiên cho những hoạt động cốt lõi (Đang ra tiền) so với những thứ thành công ở tương lai (đầu tư) ra sao là bài toán khó! 3 đường chân trời (03 Horizons) là một gợi ý cho bạn

  • Đường chân trời 1 – Chứa các Hợp đồng,

business đang hiệu quả, ra tiền. Bạn cần tập trung tối đa (60%) thời gian, ngân sách để xây dựng và phát triển gốc này.

  • Đường chân trời 2- là những Khách hàng, dự án, cơ hội có doanh thu, chưa ra lợi nhuận, và có thể có hiệu quả sớm trong ngắn hạn (1 năm là có lãi) – dành 30% thời gian, nguồn lực.
  • Đường chân trời 3 – là những dự án mới, có thể mang lại sự đột phá, trong dài hạn, nhưng sẽ mất 2- 3 năm mới hiệu quả (dành 10% nguồn lực)

Việc phân bổ này, giúp chúng ta đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững và cân bằng: Preserve The Core – Stimulate the Progress (Duy trì cốt lõi – Liên tục cải tiến)

Nhờ vậy, doanh nghiệp như chiếc bánh xe, như hòn tuyết lăn, cốt lõi vẫn vững chắc, nhưng liên tục phát triển. Kể cả những dự án mới thất bại, không ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp!

Nguyên lý hòn tuyết lăn

Nhiều doanh nghiệp như Amazon, Facebook, Google, Alibaba, … cho thấy việc mở rộng của họ rất thành công, gần như mở cái gì cũng win. (Tất nhiên nhiều dự án fail nhưng nằm trong giai đoạn R&D – không được go commercial or đóng rất nhanh).

Nguyên lý chung của các doanh nghiệp này là họ áp dụng nguyên lý Snowball – giống chiến thuật trong trò LOL, DOTA.

Chiến lược này là khi doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn tăng trưởng, thì cùng với tập khách hàng cũ, bạn liên tục gia tăng giá trị (lõi) để giữ người dùng, gia tăng LTV cho họ.

Lấy khách hàng (01 tập nhất định) và khai thác mọi nhu cầu xung quanh họ. Điều quan trọng là những doanh nghiệp này sở hữu data, và những lợi thế lớn trong việc tiếp cận, Marketing khách hàng, nên dễ dàng cung cấp hàng hoá dịch vụ mới thành công (dựa vào core value).

Vì vậy, mà càng to – họ càng lớn ,càng to – càng hiệu quả!

Kết Luận

Việc phát triển và quản lý doanh nghiệp là việc rất khó, không thể nói hay được, nhưng trong đa số trường hợp, thành công đến từ việc tiếp cận khoa học, nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm cận trọng, tập trung cao độ … chứ không đến từ “thấy khoai, vác mai đi đào” và “ăn may”.

Càng là các leader SME hay Startup, lại càng phải focus và tỉnh táo! Sẵn sàng take risk, lao ra biển, nhưng nên có thêm áo phao trong mình!

Chúc các anh chị em vượt COVID thành công!

Chia sẻ của Do Huu Hung

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...