Đo Lường Và Đánh Giá Facebook Ads (Phần 2)

Khi phân tích quảng cáo, chúng ta sẽ xác định những yếu tố sau đây đã tốt chưa? Và yếu tố nào sau đây cần được chỉnh sửa.

  • Nội dung
  • Hình ảnh/Video
  • Target
  • Vị trí quảng cáo xuất hiện/ cách quảng cáo xuất hiện
  • Cách Facebook phân phối quảng cáo
  • Nền tảng Facebook

Khi bug ở nền tảng Facebook

Nếu lỗi nằm ở nền tảng Facebook thì chúng ta xác định điều đó như thế nào? Và xử lý nó ra sao?

Xác định lỗi: Facebook liên tục cập nhật và mỗi lần cập nhật sẽ gây ra hiện tượng bất thường nào đó. Bạn chỉ cần chú ý theo dõi.

Ví dụ một ngày đẹp trời bạn mở Facebook lên thấy giao diện không giống như lúc trước. Có thể giao diện trên trang cá nhân của bạn, giao diện trên fanpage, hay giao diện trên trình quản lý quảng cáo. Nếu quảng cáo của bạn vẫn chạy tốt đều thì không có vấn đề gì, bạn cứ thẳng tiến. Nhưng nếu như bạn phát hiện ra hiệu quả quảng cáo sụt giảm. Ví như hôm trước cũng chạy 200k/ ngày mà được 10 bình luận mà hôm nay còn có 5 thôi, 3 thôi, 2 thôi thì rõ ràng là có vấn đề.

Lưu ý: Không phải ai cũng bị lỗi này, Facebook kêu ai nấy dạ thôi. Có khi người này bị lúc này, người kia bình thường lúc này nhưng sẽ bị vào thời điểm cập nhật khác. Như vậy nếu bạn thấy sự bất thường trong hiệu quả quảng cáo đồng thời nhận thấy Facebook có sự thay đổi thì bạn đã không may mắn dính vào trường hợp lỗi nền tảng Facebook.

Cách xử lý: Tùy vào bệnh mà cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên đã bị lỗi nền tảng thì rất khó để xử lý vì bạn không nắm được hệ thống bên dưới của Facebook còn Facebook thì cũng không thừa nhận. Việc này ảnh hưởng đến doanh thu trực tiếp của bạn chứ ít ảnh hưởng lên Facebook, khi bạn bị lỗi doanh thu của bạn bị ảnh hưởng bạn có thể ngưng chạy, tuy nhiên đối thủ của bạn vẫn bình thường họ sẽ chạy nhiều tiền hơn vì thấy hiệu quả, thế là doanh thu Facebook vẫn không đổi.

Thường có những cách sau để bạn xử lý:

  • Thử tạo lại chiến dịch mới trên tài khoản đang chạy. Cách này sẽ hiệu quả khi gặp trường hợp lỗi ở phân phối. Có thể cách ghi nhận sở thích, hành vi của người dùng bị Facebook thay đổi, hoặc giải thuật phân phối thay đổi
  • Thử chạy ads trên tài khoản khác. Có thể lỗi chỉ xảy ra trên tài khoản này mà không xảy ra trên tài khoản khác và việc dùng tài khoản khác có thể giúp bạn xử lý vấn đề. Nếu bạn từng tạo lại nhiều chiến dịch mới trên tài khoản hiện tại mà không giải quyết được vấn đề thì có thể thử cách này
  • Thử chạy trên Fanpage khác. Có thể lỗi xảy ra ở fanpage này mà không bị lỗi ở Fanpage khác. Như các lỗi không thông báo, không hiển thị bình luận sẽ hay gặp ở 1 số Fanpage mà thôi. Bạn có thể tạo quảng cáo ngay trên trình quản lý quảng cáo mà không post bài trên Fanpage, để kiểm tra xem Fanpage có bị lỗi gì không.

Yếu tố nội dung

Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả sản phẩm, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường. Tuy nhiên các yếu tố này nằm ngoài phạm vi cuốn sách. Do đó chúng ta sẽ giả định sản phẩm, thương hiệu của bạn được thị trường chấp nhận, đối thủ cạnh tranh không quá mạnh mẽ để bạn còn sống xót được trên thị trường.

Nếu sản phẩm của bạn không được thị trường chấp nhận, đối thủ cạnh tranh quá nhiều, sự cạnh tranh quá khốc liệt thì những phân tích sau đây không thể áp dụng. Bạn có thể kiểm chứng điều này bằng cách mang sản phẩm của bạn đi hỏi khách hàng, đăng lên Facebook, lướt New Feeds để xem các đối thủ cạnh tranh có nhiều không và họ đang làm như thế nào.

Rồi vậy chúng ta giả sử sản phẩm, thương hiệu đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường có thể ok cho sản phẩm của chúng ta. Vậy thì nội dung tốt sẽ có biểu hiện gì?

Đó là bình luận ( không tính các bình luận seeding, kêu rủ bạn bè) và tin nhắn. Khi chạy Facebook ads, mà có bình luận, hoặc có tin nhắn thì chứng tỏ nội dung của bạn có thể thuyết phục được khách hàng. Nội dung hay nhiều hoặc hay ít tùy thuộc vào bình luận / tin nhắn vào bài viết nhiều hay ít.

Tuy nhiên có bình luận là chứng tỏ nội dung của bạn được khách hàng chấp nhận. Hành động bình luận/ tin nhắn tốn thời gian và công sức nên nếu nội dung không hay, người ta không quan tâm thì người ta sẽ không bình luận( bỏ qua trường hợp bạn chạy quảng cáo tin nhắn mà khách bấm nhầm nhé).

Như vậy nếu bạn thấy bình luận chứng tỏ nội dung của bạn đã từ mức chấp nhận được trở lên. Đối với độ tuổi từ 35 tuổi trở lên thì hành vi người ta càng ít bình luận mà chuyển sang nhắn tin trực tiếp vào fanpage, do đó bạn sẽ đếm cả tin nhắn lẫn bình luận nữa thì mới đúng.

Nội dung càng hay khi hệ số Mức Độ Hay (ký hiệu là MDH) càng lớn, và lớn hơn 10%.
Trong đó MDH = (số bình luận+ số tin nhắn)/ số like x 100%.

Ví dụ như khi chạy được 100 like mà bạn có 10 bình luận thì vậy là tốt rồi. Còn nếu có 20 bình luận ( từ 20 người khác nhau, mỗi người được tính 1 lần bình luận, không tính hỏi đáp qua lại nhiều lần) thì nội dung càng hay.

Ngoài ra việc có bình luận cũng chứng tỏ target có thể đi đúng hướng. Nếu bạn thấy với tỉ lệ bình luận như vậy đã đủ mang cho bạn đơn hàng có lãi rồi thì bạn sẽ không cần làm gì nữa.

Tóm lại nếu thấy có bình luận thì bạn có thể xem như nội dung tạm được khách hàng chấp nhận. Bạn nên vui mừng vì nó tốt hơn hàng vạn lần so với trường hợp không có bình luận nào, không có tin nhắn luôn. Một nội dung càng hay thì càng làm cho số bình luận nhiều hơn, dẫn đến chi phí trên mỗi bình luận sẽ rẻ đi. Bởi vì chi phí trên mỗi bình luận được tính bằng: = số tiền chi tiêu/ số bình luận.

Mà số tiền chi tiêu thì đã có trước, nên chỉ cần số bình luận nhiều hơn là chi phí trên mỗi bình luận sẽ rẻ đi. Nhiều bạn hiểu sai lầm là cứ bình luận vào là Facebook nó tính tiền thật ra nó đã tính tiền khi phân phối rồi nên càng nhiều tương tác, bình luận vào bài post thì bạn không tốn tiền gì thêm, mà sẽ làm chỉ số tốt hơn thôi.

Bạn nên nhớ Facebook ưu tiên cho nội dung thu hút, với một nội dung hay thì Facebook ưu tiên cho nội dung đó phân phối, điều đó cũng có nghĩa là CPM của nó sẽ phải thấp hơn CPM của nội dung khác.

  • Như vậy chúng ta có 3 dấu hiệu để nhận biết nội dung hay đó là:
    • Bình luận: có
    • Chi phí trên mỗi bình luận: rẻ hơn
    • CPM: rẻ hơn

3 chỉ số này bạn đều có thể dễ dàng lấy qua trình quản lý quảng cáo.

Chia sẻ của Bao Kiem

Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “14 Cách Tối Ưu Và Đo Lường Quảng Cáo Facebook Chuyên Sâu Mà Không Thầy Nào Dạy Bạn”

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...