Định Giá Sản Phẩm Sao Cho Đúng?

Làm sao để định giá sản phẩm vừa có sức cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo được hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

Khi mua sản phẩm khách hàng mua 2 thứ: tính năng và niềm tin. Việc chi trả cho những sản phẩm đắt tiền ám chỉ những giá trị (tính năng và cảm xúc) mà sản phẩm, thương hiệu đó mang cho khách hàng.

Chúng ta cùng xem qua ví dụ dưới đây:

Khi lựa chọn mua giữa NRC sunlight với NRC thông thường. Khách hàng dễ dàng bỏ nhiều tiền hơn để lựa chọn sunlight mặc dù tính năng của 2 sản phẩm đều gần như nhau.

Nhưng nếu cả 2 sản phẩm đều không dán nhãn hiệu, khi đó tính năng giống nhau thì việc chi tiền để sở hữu sản phẩm với giá cao hơn là điều rất khó.

Làm sao để định giá sản phẩm cho đúng phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu

Có hai phương pháp định giá chính

Định giá dựa trên chi phí

Định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng

Định giá dựa trên chi phí

Thường phù hợp đối với những sản phẩm hữu hình, ít có điểm khác biệt về tính năng. Brand không có hoặc chưa mạnh.

Những sản phẩm này thường khó bán với giá cao

Định giá dựa vào chuỗi giá trị, cost….

Với những thị trường khách hàng nhạy cảm về giá

Định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng

Thứ khiến khách hàng có thể bỏ tiền nhiều hơn so với các sản phẩm khác đó chính là thương hiệu (cảm nhận của khách hàng)

Phù hợp với những ngành dịch vụ hoặc những sản phẩm có dịch vụ đi kèm nhằm làm gia tăng giá trị sản phẩm cũng như đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu.

Định giá theo cảm nhận KH giúp tối đa hóa lợi nhuận biên của doanh nghiệp.

Làm sao để định giá đúng

Bước 1: Xác định, nghiên cứu nhu cầu/ cảm nhận quan trọng của phân khúc khách hàng -> Tìm insight của nhu cầu, cảm nhận đó.

Ví dụ: Khi mua 1 chiếc điện thoại khách hàng quan tâm đến nhiều thứ như: Thời gian sử dụng, tính năng hiện đại…..

Bước 2: Đánh giá độc lập các giá trị ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua của khách hàng.

Ví dụ: “ Bắt kịp Xu hướng” là động lực khiến khách hàng dễ dàng bỏ tiền mua iphone 12 nhất

Bước 3: Định lượng tầm ảnh hưởng mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn tác động lên những giá trị phía trên. Thứ nào sản phẩm, doanh nghiệp của mình làm tốt nhất.

Bước 4: Thiết lập mức giá phù hợp với cảm nhận của khách hàng và định vị của thương hiệu. Thực hiện các cuộc khảo sát sau khi khách hàng trải nghiệm, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

Bước 5: Điều chỉnh sản phẩm/ dịch vụ để truyền tải những giá trị mà khách hàng mong muốn.

Nếu sự chênh lệch giữa giá bán và giá trị cảm nhận của khách hàng càng nhỏ, sản phẩm càng cần ít nỗ lực để thuyết phục, giáo dục khách hàng.

Chia sẻ của Thanh Nhan

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...