Chiến Lược Đó Là Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh – Phần 1

CHIẾN LƯỢC – là rất quan trọng không chỉ phát triển 1 tập đoàn, 1 công ty mà nó cần thiết cho các các bộ phận và cá nhân

Ngày hôm nay, em xin phép chia sẻ về 1 hoạt động cũng là 1 phần Chiến lược đó là XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH.

Đây là bài viết cung cấp cho các nhà quản lý trẻ, các bạn dự định khởi nghiệp, hoặc nó cũng có thể hữu ích với các Công ty đang cần xem xét lại tổng thể các hoạt động của mình và F5

MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH TUYỆT VỜI

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể bạn nghĩ rằng không cần từng bước để viết 1 kế hoạch kinh doanh tuyệt vời. Có thể bạn nghĩ rằng không cần mẫu để viết kế hoạch kinh doanh.

Thực tế là, có những doanh nhân thành công mà không cần viết một kế hoạch kinh doanh. Họ nắm bắt thời điểm tuyệt vời, kỹ năng kinh doanh vững chắc, khả năng kinh doanh thiên phú cộng với chút may mắn, một số người sáng lập doanh nghiệp phát triển mà không cần lập ngay cả kế hoạch kinh doanh không chính thức.

Nhưng, con số các doanh nhân thất bại vì không có một kế hoạch kinh doanh bài bản lại chiếm đa số!

Một kế hoạch kinh doanh có làm nên thành công của 1 Startup ko? Chắc chắn không.

Sự thực là có nhiều kế hoạch kinh doanh viển vông, không thực tế.

Đó là vì nhiều doanh nhân tham vọng coi kế hoạch kinh doanh chỉ đơn giản là một công cụ – chứa đầy các chiến lược và dự báo mang tính cường điệu – thiếu thực tế và không thuyết phục.

Đó là một sai lầm lớn!

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc phải là một kế hoạch chi tiết để doanh nghiệp thành công. Nó nên xác định các kế hoạch chiến lược, phát triển các kế hoạch tiếp thị và bán hàng, tạo nền tảng trơn tru.

Đối với nhiều doanh nhân, xây dựng kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên trong quá trình quyết định có thực sự khởi nghiệp hay không, xác định xem ý tưởng kinh doanh đó có thất bại trên giấy hay không.

Điều này có thể giúp chính họ – một nhà sáng lập tương lai – tránh lãng phí thời gian, tiền bạc vào một công việc kinh doanh không có hy vọng thành công thực tế.

Vì vậy, tối thiểu kế hoạch kinh doanh của bạn nên:

  • Hãy khách quan và logic nhất có thể. Có đôi khi, một ý tưởng được cho là tốt với doanh nghiệp. Nhưng sau khi được mọi người suy nghĩ, phân tích, ý tưởng đó lại không khả thi vì có sự cạnh tranh gay gắt, không đủ kinh phí, không tiềm năng, hoặc thị trường không tồn tại.
    • (Cũng có đôi khi, ngay cả những ý tưởng hay nhất cũng chỉ là đi trước thời đại).
  • Đóng vai trò hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp trong những tháng đầu tiên và đôi khi là nhiều năm. Tạo ra một kế hoạch chi tiết cho các nhà lãnh đạo, quản lý của công ty tuân theo.
  • Truyền đạt mục tiêu và tầm nhìn của công ty. Mô tả trách nhiệm quản lý, yêu cầu chi tiết về nhân sự, cung cấp tổng quan về kế hoạch tiếp thị, đánh giá sự cạnh tranh hiện tại và tương lai trên thị trường.
  • Tạo nền tảng cho một 1 đề xuất tài trợ với các nhà đầu tư, cho vay sử dụng để đánh giá công ty.

Một kế hoạch kinh doanh tốt đi sâu vào từng hạng mục trên và hoàn thành các mục tiêu khác. Hơn hết, một kế hoạch kinh doanh tốt là phải THUYẾT PHỤC. Nó chứng minh, nó cung cấp bằng chứng thực tế, cụ thể cho thấy ý tưởng kinh doanh của bạn trên thực tế là đúng đắn, hợp lý và có nhiều cơ hội để thành công.

Vậy AI là người cần được thuyết phục từ kế hoạch kinh doanh?

Thứ nhất. Là bạn! Chắc chắn là như vậy.

Đầu tiên và quan trọng nhất, kế hoạch kinh doanh của bạn phải thuyết phục được bạn rằng ý tưởng của nó có ý nghĩa – bởi vì thời gian, tiền bạc và công sức của bạn đang ở trong đó.

Kế hoạch này phải thuyết phục được bạn rằng: ý tưởng kinh doanh của bạn không chỉ là giấc mơ, mà có thể trở thành hiện thực vì tính khả thi cao của nó.

Doanh nhân, về bản chất là những người tự tin, tích cực, sẵn sàng chiến đấu. Vậy sau khi bạn đánh giá khách quan về nhu cầu vốn, sản phẩm hoặc dịch vụ, cạnh tranh, kế hoạch tiếp thị, và tiềm năng tạo ra lợi nhuận, bạn sẽ nắm bắt những cơ hội thành công của mình tốt hơn.

Và nếu bạn không bị thuyết phục – đơn giản thôi – hãy lùi lại một bước và tình chỉnh ý tưởng, các kế hoạch của bạn

Thứ 2. Các nguồn tài chính tiềm năng: Nếu bạn cần tiền đầu tư từ ngân hàng, bạn bè, người thân, thì kế hoạch kinh doanh của bạn là công cụ tốt nhất để làm điều đó. Báo cáo tài chính cho thấy bạn đang ở đâu, dự báo tài chính mô tả nơi bạn dự định đi.

Kế hoạch kinh doanh của bạn cho thấy bạn sẽ đạt được điều đó như thế nào. Cho vay đương nhiên sẽ có rủi ro vậy nên một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời sẽ giúp người cho vay hiểu và định lượng được rủi ro, quản trị được nó, điều đó làm tăng cơ hội được chấp thuận của bạn.

Thứ 3. Các đối tác, nhà đầu tư tiềm năng: Khi các nguồn tài chính tiềm năng lo ngại, hay đơn giản là bạn không muốn ảnh hưởng đến các vấn đề khác thì việc chia sẻ kế hoạch kinh doanh với họ là không cần thiết, dù bạn có tự tin chắc chắn vào nó.

Hãy tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng khác, và kế hoạch kinh doanh giúp họ đánh giá được công ty của bạn rất nhanh và có thể đưa ra quyết định sớm hơn.

Thứ 4. Nhân sự chủ chốt, chất lượng:Khi bạn cần thu hút nhân tài, bạn cần một thứ gì đó để thể hiện rằng hợp tác với bạn sẽ có triển vọng, tiềm năng lớn trong tương lai, mặc dù bạn đang khởi nghiệp.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp của bạn chỉ là một ý tưởng, chưa phải là hiện thực.

Vì vậy, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ giúp các nhân sự tiềm năng hiểu được mục tiêu của bạn, và quan trọng hơn là vị trí của họ trong kế hoạch đó: họ phải làm gì trong việc góp phần đạt được mục tiêu, và cái mà họ sẽ nhận được khi cùng bạn đi đến mục tiêu đó.

Thứ 5. Liên doanh, đối tác tiềm năng: Các mối quan hệ đối tác trong việc cùng phát triển dịch vụ, sản phẩm sẽ dựa trên các thỏa thuận chính thức để chia sẻ công việc, chia sẻ doanh thu và lợi nhuận.

Là một công ty mới, bạn có thể là một ẩn số X trên thị trường, việc thiết lập liên doanh, đối tác với các đối tác lâu đời, thương hiệu tốt có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc đưa doanh nghiệp của bạn thành công.

Trên hết, vẫn như quan điểm đầu tiên, kế hoạch kinh doanh của bạn phải thuyết phục bạn rằng việc tiến lên phía trước là hợp lý.

Khi vạch ra kế hoạch kinh doanh, bạn phát hiện ra những vấn đề thách thức mà bạn không lường trước được. Có thể thị trường không lớn như bạn nghĩ.

Có thể sau khi đánh giá đối thủ, bạn nhận ra rằng kế hoạch trở thành nhà cung cấp với chi phí thấp của mình là không khả thi vì tỉ suất lợi nhuận quá thấp không bù đắp được chi phí…

Hoặc cũng có thể bạn nhận ra ý tưởng cơ bản cho doanh nghiệp của mình là đúng đắn, nhưng cách bạn thực hiện sẽ thay đổi….

Nghĩ theo cách này, các doanh nghiệp thành công không đứng yên. Họ học hỏi từ sai lầm, thích ứng và phản ứng với những thay đổi của thị trường, nền kinh tế, khách hàng, sản phẩm và dịch vụ của họ.

Các doanh nghiệp thành công xác định được cơ hội và thách thức song hành, và có phản ứng phù hợp với nó.

Kế hoạch kinh doanh như một mũi khoan thăm dò vào thị trường, hay như một ngón chân bạn chạm vào “nước thị trường”, đó là một biện pháp tốt để bạn xem xét, sửa đổi các ý tưởng, khái niệm của bạn trước khi bạn đầu tư nhiều tiền bạc, thời gian và công sức.

Hãy xem kế hoạch kinh doanh như là một cách không tốn kém và rất hiệu quả để khám phá khả năng tồn tại của doanh nghiệp và tránh các sai lầm, tổn thất.

Sự khác biệt giữa thành công và thất bại sẽ nằm ở kế hoạch kinh doanh này. Một kế hoạch chứa đựng ước mơ kinh doanh của bạn, bạn làm mọi thứ ở trong đó để có thể tạo nên tiền đề thành công.

Và đó là lí do một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời là công cụ giúp bạn thành công và quản trị các vấn đề kinh doanh.

Dưới đây là từng phần của một kế hoạch kinh doanh điển hình:

  • Phần 1. Tóm tắt dự án.
  • Phần 2. Tổng quan và mục tiêu.
  • Phần 3. Sản phẩm và dịch vụ.
  • Phần 4. Cơ hội thị trường.
  • Phần 5. Bán hàng và marketing.
  • Phần 6. Phân tích cạnh tranh.
  • Phần 7. Hoạt động.
  • Phần 8. Nhóm quản lý.
  • Phần 9. Phân tích tài chính.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng phần chi tiết.

Đón đọc tiếp…

Chia sẻ của Vương Anh Sơn

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...