Bài #2 trong Chương #3 “Dùng” của series bài viết “KỸ NĂNG – KIẾN THỨC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ”
Trong công việc, ai chót mang thân phận làm sếp thì hẳn đều nghĩ làm thế nào để biết nhân viên, nhìn ra được ẩn sau mỗi phản ứng, hành động, lời nói đó là tính cách gì và đang có thái độ gì? Và ngược lại, khi biết được tính cách, chúng ta cố gắng phán đoán hành động, phản ứng của họ để quản lý trong công việc. Đó gọi là nắm bắt tâm lý nhân viên. Hay ngắn gọn hơn là Biết nhìn người.
Thường, chúng ta hay dựa trên kinh nghiệm để phán đoán tính cách. Ví dụ như dưới đây là tôi dựa vào hành vi trên facebook để đoán tính cách, thái độ chủ tài khoản:
- Những người ảo tưởng về khả năng của mình, hay khoe khoang khoác loác là những người thiếu tự tin.
- Những người hay than vãn về con người, xã hội, hoàn cảnh, trừ than vãn về bản thân là những người có tính cách lười không chịu hành động.
Cái suy nghĩ của tôi có thể có đúng có thể sai nhưng rõ ràng là tôi đang dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm để nắm bắt tâm lý và từ đó như tôi nói ở trên, dự đoán tương lai.
Liệu có cách nào để nắm bắt tâm lý khoa học hơn không? Tôi thấy có và nếu là chuyên gia tâm lý thì có rất nhiều cách.
Câu hỏi đặt ra ở bài: “ Biết người – CEO cần biết gì về nhân viên là đủ?” của tôi là:
- Làm sao để biết Thái độ, tính cách, nhận thức của nhân viên?
- Thái độ, tính cách nào thì phù hợp với vị trí chúng ta cần?
- Với nhận thức của nhân viên như vậy, dù thái độ và tính cách phù hợp thì liệu khi đặt vào vị trí họ có làm được việc?
Và bây giờ chúng ta sẽ dùng công cụ để trả lời:
Tôi tìm hiểu và thấy rằng, phương Tây dường như có nhiều công cụ hơn phương Đông. Chúng ta cùng nhìn về phương Đông trước. Theo hiểu biết hạn chế của tôi thì chúng ta có: Nhân tướng học.
Chúng ta lướt qua 1 chút về định nghĩa của nó: Hình tướng là qua việc quan sát các bộ vị của thân thể và sự biến hóa tương quan giữa chúng để dự báo cát hung. Dự báo cát hung không những có thể tốt cho bản thân mà còn cho cả công ty. Để xem tướng chúng ta làm theo mười bước sau:
- Coi đôi mắt, lưỡng quyền và thần, khí
- Coi dáng và tinh thần
- Coi đầu (tóc … )
- Thẩm định sự thanh trọc
- Coi Ngũ nhạc Tam đình
- Ngũ nhạc:
- Quyền bên trái là Đông nhạc
- Trán là Nam nhạc
- Quyền bên phải là Tây nhạc
- Mũi là Trung nhạc
- Tam đình: Gồm có trán, đầu và cằm (râu …)
- Ngũ nhạc:
- Coi Ngũ quan, Lục phủ
- Ngũ quan:
- Mi (lông mày)
- Mắt
- Tai
- Mũi
- Miệng
- Lục phủ: Lục phủ là những bộ vị chia ra chi tiết trên trán, lưỡng quyền và cằm
- Ngũ quan:
- Coi lưng, bụng
- Coi chân tay
- Coi tiếng nói và tâm trạng
Sau khi xem xong thì chúng ta sẽ có một số kết luận. Với từng tướng sẽ ứng với từng loại tích cách. Tỉ dụ:
- Tướng người ngay thẳng(1)
- Tâm tướng người ngu đần(2)
- Tướng người ngang bướng(3)
- Tướng người háo sắc(4)
- Tướng người giao tế giỏi(5)
- Tướng người dễ phản phúc(6)
- Tướng người phục tùng(7)
- Tướng người ích kỷ tư lợi(8)
- Tướng người có tinh thần trách nhiệm(9)
- Tướng người cơ trí, ứng biến linh hoạt… (10)
Với từng loại tính cách thì chúng ta sẽ có vị trí và công việc phù hợp. Có những loại tính cách chỉ nên làm bạn, có loại tính cách làm nhân viên là hợp, có loại thì cho làm quản lý…
Viết đến đây, tự nhiên tôi nhớ lại dự án tìm kiếm xây dựng chính sách đào tạo cán bộ nguồn quản lý của công ty tôi từng làm việc. Sau khi tôi khảo sát thực tế, các quản lý đều cho rằng nhân viên có 3 điểm sau sẽ có thể thay thế được họ:
- Chuyên môn tốt
- Trách nhiệm cao
- Giao tiếp giỏi
Theo như phân loại ở trên, người có 2 loại tướng số 5 và 9 sẽ dễ được làm quản lý:
- Tướng người giao tế giỏi
- Tướng người có tinh thần trách nhiệm
Vậy 2 tướng này như thế nào:
Tướng người giao tế giỏi: Mày thanh, Mắt sáng, Môi mỏng, Răng đều, nói năng hoạt bát, sắc mặt tươi tỉnh dễ thân cận v.v… đều biểu hiện của sự giao tế khéo léo. Loại người này có thể tốt hay xấu tuỳ theo mục đích mà họ đeo đuổi. Nếu có thiện ý, không mưu cầu tư lợi, loại này sẽ giúp được nhiều việc cho thượng cấp.
Tướng người có tinh thần trách nhiệm: Đa số những người có tinh thần trách nhiệm đều có mặt mũi sáng sủa, Mục quang thuộc loại “ tàng nhi bất hối hoặc cương nhi bất cô” (nghĩa là mục quang sáng nhưng vẻ sáng không quá lộ liễu, Nhìn qua ánh mắt khiến người phải kính nể nhưng không gây ra sự uý kỵ mất cảm tình)
Mũi của loại người này có thể lớn hoặc nhỏ, nhưng nếu không 1 thì phải cao, nếu nhỏ thì phải không lộ khổng và phối hợp tương xứng với Lưỡng quyền, ngôn ngữ của loại người có tinh thần trách nghiệm là khi làm việc thì chuyên tâm, không khinh xuất, thần khí trầm ổn.
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Kiến Thức Quản Trị Nhân Sự – Kỹ Năng Dùng”
- Bài 1: Biết Người – CEO Cần Biết Gì Về Nhân Viên Là Đủ?
- Bài 3: Chỉ Cần 3 Công Cụ Sau, Công Ty Sẽ Nâng Cao Hiệu Quả Công Việc Hẳn
- Bài 4: Cách Quản Lý Nhân Viên Để Đạt Hiệu Quả Công Việc Đơn Vị Tốt
- Bài 5: Cách Phân Loại Nhân Viên Và Làm Thế Nào Để Họ Đạt Hiệu Quả Tốt Công Việc?
- Bài 6: Phân Loại Nhân Viên Để Dùng Người Cho Đúng
- Bài 7: CEO Gây Ảnh Hưởng Và Lãnh Đạo Phù Hợp Lợi Ích Nhân Viên Chưa?
- Bài 8: Lương Là Lỗ Thủng Lật Thuyền?
- Bài 9: Gia Tăng Sức Ép Công Việc Thúc Đẩy Nhân Viên Tiến Bộ?
- Bài 10: CEO Đừng Thúc Đẩy Nhân Viên Chơi Trò Chính Trị Trong Công Ty
- Bài 11: Bản Chất Của Hiện Tượng Zombie Và Cách Giải Quyết Tận Gốc
- Bài 12: Tại Sao Lại Phải Xây Dựng Lương 3P?
- Bài 13: Lệnh Ông Không Bằng Cồng Bà – Chuyện Chính Trị Công Ty!
- Bài 15: CEO Chọn Phương Án Lương 3P Nào?
- Bài 16: KPI Theo Hành Trình Khách Hàng
- Bài 17: Chỉ Số Hiệu Suất, Kết Quả Cốt Lõi – Core KPI
- Bài 18: Tối Ưu Hiệu Suất Hay Tận Thu Sức Lực Của Nhân Viên?
Chia sẻ của Nguyễn Hùng Cường