Mục lục
quản trị nhân sự là chức năng nội bộ trong một tổ chức với mục đích tối đa hóa hiệu suất của nhân viên để đạt được các mục tiêu chiến lược
Bài 1: Bài Toán Tuyển Dụng: Tiền Ít Muốn Hút Người Ngon?
Yếu tố con người là cực kỳ quan trọng đối với mọi công ty. Tuy nhiên, nghịch lý ở Việt Nam, nhất là ở các công ty vừa và nhỏ luôn đòi hỏi tuyển dụng được nhân tài với chi phí “hạt tiêu”. Doanh nghiệp càng nhỏ thì chi phí tuyển dụng càng eo hẹp, doanh nghiệp không có phòng nhân sự riêng, quy mô công ty trên dưới 10 người thì làm thế nào?
Một trong các phương án thông dụng nhất chính là hỏi người quen. Hỏi thăm bạn bè anh/chị có ai có nhu cầu đi làm không, nhờ nhân sự hỏi người quen,… Nhanh – gọn – lẹ, đỡ tốn nhiều thời gian công sức tìm người, vừa tiết kiệm được chi phí tuyển dụng. Cách đây 2-3 năm, My cũng nghĩ đấy là một cách hiệu quả để tuyển nhân sự cho đến khi phát hiện ra một rổ vấn đề
Bài 2: Làm Sao Để Tuyển Dụng Trở Nên Hiệu Quả Và Tối Ưu Chi Phí
Để đẩy mạnh phát triển cho doanh nghiệp, thì đào tạo nhân sự sẽ là công việc được ưu tiên nhất. Lý do là vì, sức mạnh của nhân sự luôn gắn liền với sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Điều này luôn đúng, nếu xét thêm khía cạnh về năng suất, hiệu suất, chất lượng, uy tín và mức độ cạnh tranh.
Việc đào tạo cần được triển khai bắt đầu từ nhân sự cấp cao. Chúng ta có thể cùng tìm hiểu một vài thông tin sau đây để hiểu lý do vì sao.
Bài 3: Làm Gì Khi Ứng Viên Hẹn Mà Không Đến Phỏng Vấn?
Dành cả thanh xuân ngồi lọc hàng nghìn CV mới tìm được một bạn ứng viên như ý, để rồi đến ngày hẹn phỏng vấn, ứng viên bỗng dưng biến mất như chưa từng tồn tại. Không hề báo trước, không nghe máy, không trả lời email. Cảm giác bị bỏ rơi còn hơn cả khi người yêu cũ để lại.
Rốt cuộc, điều gì đã khiến cho ứng viên không tới phỏng vấn dù đã hẹn? Phải làm sao để giảm tỷ lệ nghỉ phỏng vấn?
Bài 4: Chuyện Nghỉ Việc, Cảm Giác Thế Nào?
Mình gắn bó với công ty cũ được gần hai năm. Nơi mình làm việc đều người trẻ, không có đấu đá, lừa lọc, thậm chí từ sếp đến đồng nghiệp rất thân thiết, vui vẻ. Thời gian đi làm linh hoạt tùy theo thời gian học trên trường đại học. Tất cả điều kiện đều rất tốt.
Hai năm không phải quá dài, nhưng có bao nhiêu cảm giác của người đi làm mình cảm nhận đủ cả. Từ những áp lực, niềm vui, thành tựu và cả những lần lưu luyến nhìn từng đồng nghiệp rời đi. Giờ thì đến lượt mình.
Bài 5: Bài Toán Chưa Có Lời Giải Cho Việc Nhân Sự Nhảy Việc
Doanh nghiệp có người làm được marketing rất tốt, nhưng không có được những nhân sự cấp 4, không có khả năng đào tạo và giữ chân nhân tài, chỉ biết làm tốt việc của mình không hỗ trợ được các đồng đội trong team cùng phát triển —> Nhân viên cảm thấy không học hỏi được gì tự nghỉ việc kiếm một môi trường khác —> Công ty tiếp tục vòng lặp tuyển dụng.
Doanh nghiệp không am hiểu về marketing và thuê agency bên ngoài làm dịch vụ, dẫn đến việc không hiểu agency làm cái gì, tiêu tiền ra sao, mang lại con số gì, sau khi đốt 1 khoản tiền rồi thì mới tá hoả xin ngưng, và đổi 1 agency khác, vòng lập cứ thế diễn ra, tiền thì mất tình thì cũng không có.
Bài 6: Cắt Giảm Nhân Sự Hoặc Giảm Lương Tất Cả Để Cứu Công Ty, Bạn Chọn Cách Nào?
Những nhân viên chăm chăm hết giờ rồi về, không hợp tác, không gồng gánh chung với đội ngũ, thiếu trách nhiệm, thiếu cam kết và gắn kết.
Những nhân viên tiêu cực, bàn lùi, than vãn khi phải làm thêm việc ngoài chuyên môn.
Những nhân viên không đa năng hoặc không có gì nổi trội, có thể tuyển lại dễ dàng sau khi hêt dịch.
Những nhân viên có mức lương quá cao, vượt khả năng chi trả của công ty trong giai đoạn này. Thà cắt giảm còn hơn sau này nợ lương sẽ bị mang tiếng xấu hơn.
Bài 7: Doanh Nghiệp Ứng Xử Thế Nào Để Giữ Chân Nhân Sự Mùa Covid?
COVID-19 như một liều thuốc thử để đánh giá sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp Việt. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tái đi tái lại, khiến cả chục ngàn doanh nghiệp rơi vào nguy cơ phá sản.
Để con thuyền doanh nghiệp trụ vững trong giai đoạn sóng gió này, yếu tố con người phải đặt lên hàng đầu. Tinh thần toàn tâm toàn ý của đội ngũ nhân sự là cần thiết hơn bao giờ hết.
Bài 8: Vì Sao Doanh Nghiệp Không Giữ Được Chân Được Nhân Viên
Có không ít các doanh nghiệp đã tự tay dần dần đẩy những nhân sự tài giỏi mà mình đã rày công đào tạo sang công ty khác, một cách vô tình.
Trong một nghiên cứu khi đánh giá về tầm quan trọng của nhân sự trong doanh nghiệp, có đến 65% doanh nghiệp cho rằng nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một công ty.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn không ngừng nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh nhất cho công ty mình thông qua các buổi training ngắn hạn, các lớp học phát triển kĩ năng, các khóa huấn luyện, team building ngoai trời hoặc dã ngoại kết hợp với học tập.
Bài 9: Chia Sẻ Góc Nhìn Của Người Nhân Sự, Leader, Quản Lý Dự Án, … Và Góc Nhìn Của Nhà Tuyển Dụng.
Người sếp không thích bạn làm gì?
- Than vãn, lý do, đổ lỗi
- Vẽ vời, nói lan man không ra vấn đề
- Hỏi những điều mơ hồ (trong khi những điều đó là hiển nhiên hoặc có thể tự tìm hiểu)
- Không báo cáo, không có kế hoạch checklist công việc
- Đi làm không có động lực, mục tiêu
- Nói xấu đồng nghiệp, khách hàng, công ty