Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Con đường dài nhưng cần phải đi nếu muốn xây dựng và duy trì một đội ngũ chất lượng cao.

Khi nói về văn hóa, câu hỏi đặt ra KHÔNG phải là: “Doanh nghiệp Bạn có văn hóa không?” vì rõ ràng doanh nghiệp của bạn CÓ và doanh nghiệp nào cũng CÓ.

Câu hỏi thực sự là “Doanh nghiệp bạn có loại văn hóa nào?

Văn hóa đó có khiến doanh nghiệp tốt hơn không, có mang đến hiệu suất làm việc nhóm hay cá nhân như mong muốn không? Có làm khách hàng trở nên thân thiết và có lưu giữ được những Người Giỏi Nhất ở lại không?

Chúng ta thường tập trung năng lượng và sự đầu tư vào chiến lược kinh doanh, tài chính, marketing … nhưng thực tế cho thấy chiến lược văn hóa có ảnh hưởng lớn hơn bất cứ yếu tố nào.

Với quan điểm “Văn hóa là tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, người mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp” thì câu nói của Peter Drucker: “Văn hóa hoàn toàn đánh bại chiến lược” (Culture eats strategy for breakfast) có lẽ thích hợp với bối cảnh hiện nay hơn bao giờ hết.

Khi chính đội ngũ nhân viên mới là người định nghĩa doanh nghiệp bạn, làm nên giá trị và danh tiếng của nó.

Văn hóa xác định trải nghiệm khách hàng của bạn

Sự khác biệt lớn nhất giữa trung bình, tốt và xuất sắc chính là thái đội và tư duy con người. Thái độ ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng lượng, khả năng nhận thức, cách người ta cảm nhận và hành động.

Những nhân viên có thái độ tốt bao giờ cũng cung cấp dịch vụ tuyệt vời, nếu bằng thái độ hời hợt thì chỉ mang đến dịch vụ tệ hại (câu châm ngôn trong ngành nhà hàng – khách sạn).

Cảm nhận của nhân viên sẽ xác định trải nghiệm của khách hàng và gián tiếp cho thấy cách bạn đối xử với nhân viên của mình.

Tương tác nhân viên với khách hàng cũng như những gì khách hàng chia sẻ về doanh nghiệp của bạn sẽ tạo nền tảng cho danh tiếng và thương hiệu của bạn trong thế giới mạng xã hội minh bạch như ngày nay.

Bạn gieo gì thì sẽ gặt quả nấy!

Văn hóa là hệ quả của hệ giá trị cốt lõi doanh nghiệp, và hệ giá trị định hình tư duy, thái độ, cách hàng xử và trải nghiệm của nhân viên.

Khi hỏi ngẫu nhiên các nhân viên “doanh nghiệp bạn có những giá trị cốt lõi nào?” nếu chỉ số ít nhân viên có thể gọi tên hoặc tóm tắt giá trị của tổ chức thì rõ ràng doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng giá trị.

Với quan điểm: “Giá trị là tập hợp các quan điểm được định nghĩa rõ hơn bằng những hành vi được thiết kế, truyền đạt rõ ràng, liên tục và được xem như Luật Tôn Vinh của tổ chức” thì Giá Trị dẫn lối cho các thành viên cách hành động, tương tác thành công với khách hàng, với nhau và với doanh nghiệp.

Giá trị miêu tả cách hoàn thành công việc, và cho phép các thành viên thấu hiểu “con đường đến mục tiêu cũng quan trọng như chính mục tiêu”.

Giá trị giúp đảm bảo rằng: dưới mọi áp lực, chúng ta vẫn làm những gì tốt nhất cho nhiều người nhất về lâu dài.

Giá trị cũng là công cụ thu hút và là bộ lọc tuyệt vời để giúp doanh nghiệp xây dựng, phát triển và nhân rộng đội ngũ.

Giá trị cho doanh nghiệp 2 điều quan trọng: tăng trưởng và sao chép chính mình.

Bắt đầu xây dựng văn hóa bằng việc xem xét cẩn trọng và xác định lại giá trị của doanh nghiệp của bạn

Bạn có thể tham khảo quy trình cơ bản sau:

Bước 1. Xác định những thái độ, hành vi tác động tốt đến khách hàng, công việc. Và ngược lại cũng xem xét rõ các hành vi, thái độ gây trở ngại cho việc tối ưu hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Bước 2. Nên cho nhân viên, nhất là những nhân viên ưu tú tham gia vào quá trình này để họ thấy mình được làm chủ và có trách nhiệm bảo vệ, làm theo các giá trị.

Bước 3. Hãy liệt kê các ý, sắp xếp và miêu tả bằng 1 câu ngắn, dễ hiểu cho mỗi giá trị. Sau đó hãy điều chỉnh, sàng lọc.

Bước 4. Tiếp theo hãy làm rõ các giá trị bằng các hành vi đi kèm.

Ví dụ: Giá trị: “Sáng tạo – Không gì là không thể”,

Hành vi đi kèm:

  • Cởi mở với ý tưởng và quan điểm mới.
  • Tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề.
  • Hỏi “tại sao không” cho các đề xuất mới.

Bước 5. Tốt nhất nên chỉ từ 5 giá trị trở xuống để đảm bảo tính nhất quán, tập trung và cam kết.

Bước 6. Truyền thông bằng nhiều kênh, nhiều hoạt động để đảm bảo mọi thành viên được tiếp cận, nhớ & hiểu.

Bước 7. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý luôn chú trọng, làm gương và phản hồi, điều chỉnh các trường hợp “phạm luật”. Đồng thời ghi nhận, tôn vinh những hành vi phù hợp.

Bước 8. Mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nên xem xét lại sự phù hợp của các giá trị để có sự điều chỉnh kịp thời.

Chia sẻ của Hoàng Thi Nguyễn

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...