Vừa rồi đi Indonesia thì có để ý thấy một xu hướng mới, đó là sự nổi lên của các chuỗi cafe công nghệ. Ngoài Fore coffee định vị giá sản phẩm cao, theo mô hình của Luckin IPO ~10 tỉ USD bên Trung Quốc, thì đáng chú ý hơn là chuỗi Kopi Kenangan với định giá sản phẩm bình dân hơn, tốc độ tăng trưởng 10 lần trong năm rồi lên 240 stores; năm nay dự lên tiếp 650, năm tới là hơn 1000.
So sánh với một số mô hình cà phê Việt Nam thì thấy hơi ngạc nhiên vì không nghĩ tốc độ tăng trưởng có thể nhanh đến vậy. Nên thử tìm hiểu thì mới thấy ngoài một số yếu tố khách quan về mặt mô hình thì một thuận lợi của Indo là chi phí mặt bằng khá hợp lý, phân bố dân cư cũng đều hơn Việt Nam.
So thử giá bán lẻ khu trung tâm thì hiện tại TPHCM đang gấp đôi Jakarta, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ bằng ⅔. Nên nếu tiếp tục xu thế này thì các đội startup bán lẻ Indo sẽ dần có lợi thế trong việc đẩy nhanh tốc độ scale up địa điểm và tích luỹ về mặt công nghệ vận hành.
Khi đạt mốc tài chính đủ tốt và độ lớn nhất định có thể mở rộng sang các thị trường tương tự. Trong khi Vietnam với chi phí mặt bằng cao và phân bố không đều có thể tới mốc nào đó sẽ chững lại.
Để giải quyết bài toán này thì bên cạnh vai trò của chính phủ trong việc giãn dân về các khu mới, như TPHCM là về phía Đông hay phía Nam, rồi các chính sách điều hướng dòng tiền đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất/công nghệ thay vì bất động sản, để đưa chi phí mặt bằng về mức hợp lý.
Thì cũng cần thêm sự góp sức của các công ty startup trong việc giúp các địa điểm F&B/bán lẻ tăng cường sức mạnh công nghệ, nhằm khai thác giá trị địa điểm tốt hơn, dần giảm bớt độ chênh giá giữa khu vực trung tâm với các vùng xung quanh.
Khi giá mặt bằng hợp lý rồi có thêm các dịch vụ hỗ trợ tốt, thì sẽ khuyến khích các công ty theo mô hình New Retail phát triển nhanh hơn. Với mục tiêu luôn nỗ lực hết mình để hỗ trợ các doanh nghiệp F&B / bán lẻ tăng cường sức mạnh công nghệ, nhằm mang đến khách hàng gói dịch vụ giao hàng nhanh hơn cùng một chi phí hợp lý hơn.
Chia sẻ của Ngô Phạm