Mục lục
Theo dõi số liệu và vẽ biểu đồ vòng đời sản phẩm để “dự đoán” thời điểm nên đầu tư hoặc rút khỏi thị trường.
Vòng đời sản phẩm là gì?
Một sản phẩm khi gia thị nhập sẽ có một khoảng thời gian tồn tại trên thị trường (từ lúc xuất hiện trên thị trường cho đến khi biến mất hoặc được thay thế bằng sản phẩm khác).
Quá trình này được gọi là vòng đời của sản phẩm (Product life cycle).
Vậy trong chu kỳ sống của sản phẩm sẽ có những đặc điểm gì?
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm được bắt đầu khi sản phẩm mới được tung ra thị trường lần đầu tiên. Khi sản phẩm mới được tung ra thị trường, các doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian và doanh số tăng khá chậm.
Chính vì vậy, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp làm marketing cần đẩy mạnh hoàn thiện sản phẩm dựa trên những đánh giá, feedback của khách hàng để sản phẩm ngày càng tốt hơn. Chi phí chi trả cho marketing ở giai đoạn này với mục đích đẩy mạnh vào các hoạt động xúc tiến quảng cáo, truyền thông.
Ví dụ: Khi bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2000, các chiến dịch marketing của mì tôm Hảo Hảo vị tôm chua cay xuất hiện rất nhiều trên các kênh sóng truyền hình như VTV3 vào các khung giờ vàng.
Giai đoạn phát triển, lớn mạnh của sản phẩm.
Nếu sản phẩm mới làm hài lòng thị trường, nó sẽ bước vào giai đoạn phát triển và lớn mạnh, Khi đó doanh nghiệp sẽ bắt đầu có doanh thu từ việc bán sản phẩm. Số lượng khách hàng cũ mua lại và khách hàng mua mới sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm.
Đặc biệt, khi cơ hội kiếm lợi đang tăng cao, bắt đầu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh và bắt chước sản phẩm, mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh khiến các điểm phân phối và doanh số cũng tăng lên.
Mức giá bán lúc này giữ nguyên hoặc giảm xuống. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh phát triển các kênh phân khối và các hoạt động xúc tiến để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ví dụ: Đến giai đoạn này, mì tôm Hảo Hảo đã bắt đầu chiếm lĩnh được thị phần mì ăn liền Việt Nam. Hãng tiếp tục đẩy mạnh các chương trình truyền thông, video viral, tài trợ các chương trình truyền hình lớn,…
Giai đoạn trưởng thành
Tại thời điểm này, sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Doanh thu đạt tới mức tối đa, nhưng mức độ tăng trưởng doanh thu có phần giảm so với giai đoạn trước.
Ở trong giai đoạn này, để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm cũng như doanh thu nhiều nhất. Lúc này các doanh nghiệp sẽ có những phương pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm như: tìm kiếm phân khúc khách hàng mới, cải tiến sản phẩm, thay đổi phương thức tiếp thị.
Ví dụ: Sau một thời gian ra mắt, mì tôm Hảo Hảo đã chiếm thị phần mì ăn liền số 1 tại Việt Nam. Ở giai đoạn này, đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều (Vifon, Masan,…) đều đang nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới, xúc tiến quảng cáo, khuyến mại để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Giai đoạn giảm sút và rút lui
Khi bước vào giai đoạn này, doanh số của hầu hết các sản phẩm đều giảm dần. Doanh số sụt giảm có thể do sự tiến bộ, phát triển của công nghệ, sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng và sự cạnh tranh ra tăng.
Ở giai đoạn này, một số công ty sẽ rút khỏi thị trường, một số công ty sẽ chuyển sang phân khúc khác hoặc tung sản phẩm mới ra thị trường.
Ví dụ: Khi thị trường mì ăn liền Việt Nam có dấu hiệu bão hoà khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh khác nữa. Hãng đã có những cải tiến về chất lượng sản phẩm như có thêm các vị mì khác (mì xào Hảo Hảo, mì gà nấm,…), ra mắt thêm dòng sản phẩm mới (mì Handy Hảo Hảo),…
Với những cải tiến và việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm giúp Hảo Hảo vẫn tiếp tục giữ vững thị trường mì ăn liền số 1 Việt Nam.
Tóm lại, các để kéo dài chu kỳ sống của một sản phẩm không hề đơn giản, các doanh nghiệp phải biết vận dụng nhiều kỹ năng để có những bước đi đúng đắn.
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.