Doanh nghiệp nhỏ muốn lên tầm trung, bắt đầu phải có bộ phận chuyên trách PR (public relations quan hệ công chúng).
Doanh nghiệp trung lên thành doanh nghiệp lớn (công ty lên tổng công ty / tập đoàn chẳng hạn), PR cấp tổng sẽ phải tiến hóa đến mức làm được các công tác CSR corporate social responsibility.
Tùy theo định vị thương hiệu và chiến lược kinh doanh của tổng, PR sẽ chọn ra một phương hướng làm CSR riêng cho tổng công ty , chọn một vấn đề nóng của xã hội tại địa phương hoặc khu vực thậm chí toàn cầu để giải quyết hoặc góp phần tìm giải pháp.
Ví dụ doanh nghiệp chuyên về điện máy (gây tiêu hao điện) có thể chọn tài trợ các quỹ R&D năng lượng sạch, doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cafe có thể tham gia các chương trình về khuyến nông ở các địa phương là vùng nguyên liệu của mình
Resort tài trợ các chương trình đào tạo kiến thức làm du lịch văn hóa cho dân bản xứ, hãng xà phòng hỗ trợ bộ y tế phòng dịch bệnh bằng cách lập quỹ chuyên xây nhà vệ sinh (cái này hình như Lifebuoy đã làm)..v.v…
Ý thức làm CSR của doanh chủ thể hiện rõ qua công tác này của doanh nghiệp mà họ làm chủ, hoặc tự cá nhân họ làm.
Ví dụ rõ ràng nhất là vợ chồng ông Bill Gates lập quỹ nhân đạo, hoạt động hướng đến các mục tiêu toàn cầu như: xóa sổ bệnh bại liệt, giảm nguy cơ dịch bệnh bằng cách nghiên cứu hố chuyên dụng cho vùng sâu vùng xa, giải quyết vđ thiếu nước sạch bằng cách đầu tư R&D máy lọc nước…v.v…
Xem phim tài liệu về ông Gates, thấy ông thản nhiên uống ly nước được lọc từ… cứt đái, mà khiếp hồn!
Chợt nghĩ, không phải ngẫu nhiên mà ông Gates có lộc kiếm tiền nhiều vào loại nhất thế giới. Người làm kinh doanh có cái phúc phận của kẻ gánh vác cơ nghiệp, nuôi nhiều người và giúp cho cuộc sống của nhiều người khác bớt khó khăn hơn.
Vậy nên trên đường dựng nghiệp dù có vô tình gây bực tức cho nhiều chiến hữu, thì Chúa Trời vẫn “độ” để thành nghiệp lớn, cũng dễ hiểu.
Nhân dịp hôm nay có ngồi chém chút về CSR với một người bạn và cái tài lộc của người khởi nghiệp thành công, mình lại lan man nghĩ đến những ông bà chủ quê ta thời cô vít.
Xin nhắc lại, nghiệp lớn chủ yếu hình thành dựa trên nhu cầu Chúa Trời cần người “chăn chiên”. Tức là người làm kinh doanh thành công nhờ LỘC TRỜI, thì phải hiểu rõ cái vai trò và trách nhiệm của mình. Chăn cừu để xén lông hay giết thịt thì chí ít lúc chăn phải đảm bảo cho chúng no đủ, bầy đàn chúng được yên ổn tránh xa mõm sói.
Hôm nay thấy người bạn là CEO của một công ty công bố quyết định không cắt giảm biên chế, không giảm lương, vẫn đảm bảo chi trả lương nếu nhân viên chẳng may bị buộc phải cách ly ở nhà.
Hôm nay báo cũng đăng có chủ nhà trọ miễn tiền thuê nhà 2 tháng cho khách. Thực sự xúc động. Những người này chắc chắn ăn Lộc Trời lâu dài vì gánh được cái Phúc Phận được các Đấng trao cho.
Còn các bạn đang cố tình nợ lương, trì hoãn thanh toán các kiểu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người phục vụ cơ nghiệp của các bạn, chắc chắn Lộc tận rồi. Sau đợt dịch này, nếu cố gắng thanh toán được nhiều khoản cho nhiều người thì cũng là để bảo toàn tí chút Phúc Phận còn sót lại, đặng không bị Trời phạt.
Chứ để phấn đấu có lộc như trước là hơi bị khó. Kiếp người dừng ở đấy, có một ít tài sản đủ bỏ vào mồm nhưng đời sẽ lãng quên, kể cả người gặp khó khăn vì các bạn cũng sẽ lãng quên các bạn chứ không thèm lăn tăn mãi về kẻ bần tiện làm gì.
Như vậy, đợt dịch này giống như một đợt sàng lọc của các Đấng trên trời cao. Lộc lá phải rơi vào đúng người. Những kẻ làm kinh doanh còn của ăn của để mà tham lam ôm lấy tiền cho mình bất chấp khó khăn của người theo phục vụ mình, kiểu gì cũng bị cắt lộc.
Ban đầu máu làm ăn khiến các Đấng cho cơ hội gây dựng, nay lộ rõ bản chất chỉ là chộp giật chiếm dụng sức lao động chứ không phải tạo đường sống cho người khác dĩ nhiên cắt lộc.
Chúa Trời công bằng lắm. CSR là một cách để khai thông tài lộc. Kẻ nào có điều kiện làm CSR mà không biết tận dụng, lộc của kẻ đó sẽ bị các Đấng chặn lại đem chia cho những người xứng đáng hơn.
Chia sẻ của Đào Bội Tú