Tối Ưu Thời Gian cho CEO

Là CEO, ai cũng than không có thời gian cho gia đình. Là CEO, bạn luôn thấy họ bận rộn. Điều đó không sai, nhưng nếu cứ mang tư duy như vậy trong khi doanh nghiệp ngày càng phình to lên thì không tốt chút nào cho cả vị CEO đó lẫn cái doanh nghiệp kia, khi sếp thì quá bận đến kiệt sức, Nhân Viên thì không có gì làm, ít việc.

Bạn hãy thử 1 lần, mạnh dạn cải tiến lại toàn bộ cách sống, cách làm việc của mình thử xem; việc có 3h mỗi ngày chơi với con, có 1h mỗi ngày dắt vợ mình đi ăn chắc cũng không còn là gì đó quá xa xỉ, CN thì chỉ ở nhà & đi chơi; nhưng công ty thì vẫn ăn nên làm ra; chứ không phải cày bục mặt 12 – 14h/ngày như trước.

Nào, thử xem ta có thể thay đổi như thế nào?

Thay đổi lại phương thức quản lý, làm việc

Ví dụ ngày xưa, mỗi ngày các nhân viên sẽ gửi báo cáo cho bạn. Rồi có vài nhân viên quên gửi, bạn tốn công nhắc nhở. Tối về phải đọc từng báo cáo, người quên báo cáo cái này, người quên cái kia, lại nhắn zalo nhắc nhở.

Ngày nay với các nền tảng quản lý công việc qua cloud, sẽ luôn có báo cáo tự động về kết quả công việc từng người, với dashboard đồ thị và từng chỉ số. Nhân Viên không cần làm, tự phần mềm làm, bạn chỉ vô xem và chỉ mất 5 phút là hiểu ngay vấn đề.

Đây là 1 ví dụ về thay đổi cách thức quản lý và làm việc cũ thành cách thức mới. Đó có thể là đổi lại quy trình, có thể là ứng dụng công nghệ.

Mỗi khi bạn bị quá tải trong công việc thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần làm việc một cách “thông minh hơn” thay vì “chăm chỉ hơn”.

Tôi quan niệm, lúc nào mà quản lý quá vất vả, lúc nào mà công ty công việc cũng như núi là phải tái cơ cấu, từ quy trìn nội bộ lẫn cách làm việc quản lý của chính tôi và anh em; tạm dừng lại 1 tý để mài rìu rồi đi tiếp cũng đâu có chết đâu, mọi người nhỉ. Nhưng, cây sẽ đổ nhanh hơn vì dao bén.

Xây dựng sách sách việc sẽ khoán đi

Vấn đề lớn với doanh nhân là gì?

Họ tự ôm đồm quá nhiều thứ vào người và tự đặt ra quá nhiều nhiệm vụ cho chính mình không cần thiết.

Hãy thử tự hỏi, liệu có những việc nào đích thân tôi phải xử lý không?

Ví dụ, gửi 1 tài liệu cho khách hàng, có cần tôi không? Ví dụ, có cần phản hồi email ngay không?……

Vai trò của doanh nhân, bạn có thể bao quát mọi khía cạnh của một doanh nghiệp, nhưng không phải làm tất cả mọi thứ.

Cách tốt nhất là ủy thác hết cho người khác những việc không quan trọng, trừ phi bạn là thiên tài. Chưa kể, chắc gì bạn làm việc đó đã tốt hơn người khác, hãy học cách ủy quyền.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn giỏi networking, 1h đi ngoại giao có thể đem về nhiều cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp, kiếm hàng tỷ đồng; nhưng bạn lại dành 2-3h một ngày dọn dẹp vệ sinh, dù cho là chỗ ngồi của mình? Có nên không, bạn tự trả lời và ngẫm xem?

Chúng ta chỉ nên tập trung làm những diều mà không ai thay ta làm được và khoán hết những công việc như lau dọn bên trên cho người khác, hàng tá người ngoài xã hội sẵn sàng giúp bạn với 1 khoản chi phí nhỏ.

Hãy thử xây dựng backlist những việc phảI nên thuê ra bên ngoàI, không đụng tay vô xem.

Example:

  • au dọn vp, cắt cỏ, đưa rước con cái, giao hàng, mua sắm đồ đạc, giặt là, dọn nh, tán gẫu messenger, lướt facebook….. Danh sách có thể rất dài cho nhiều việc vặt ngớ ngẫn của bạn.

Đó là lý do tại sao nhiều CEO lớn, họ có trợ lý và thư ký là như vậy, để giảm tải và tâp trung vào những công việc tối quan trọng hàng đầu tạo ra giá trị lớn cho DN.

Phải có to do list mỗi ngày

Hầu hết chúng ta thường viết to do list ra quá nhiều cho chính bản thân mình, 8 đầu mục, 10 đầu mục, có người 25 việc phải làm một ngày.

Thực tế, hãy thử tinh gọn lại chỉ nên 5 đầu việc mỗi ngày đủ làm dứt điểm trong 4h đồng hồ, các việc khác hãy tập ủy thác cho người khác; nếu việc đó mà lập đi lập lại; hãy đưa vào BACKLIST sẽ luôn outsource ở mục số 2 bên trên.

Thời gian biểu

Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng, làm doanh nhân, tự mở công ty của mình ra, tức mình là chủ, tự do nên thời gian muốn làm gì thì làm. Hệ quả, là thu nhập của doanh nghiệp chịu hệ lụy từ thói quen thích gì làm đó của người doanh nhân, ngày làm hơn 10h nhưng hiệu quả vẫn kém.

Tốt hơn hết, hãy lập 1 khung thời gian biểu ra.

Trước tiên, bạn lên mục tiêu cho từng tháng, từng tuần. Sau đó, bạn lên lịch trình các nhóm việc phổ biến sẽ làm từ thứ 2 đến thứ 7, mà bất kỳ doanh nhân nào cũng cần.

Các nhóm việc như: – Họp nhân viên. – Đào tạo tuyến dưới. – Đi tham quan thị trường. – Đi ngoại giao, sales mang tiền về DN. – Làm nhân hiệu trên digital. – Hỏi thăm, CS đại lý, nhà cung cấp (nếu có) – Theo dõi, kiểm tra việc vận hành…..

Sau đó bạn phân chia theo từng thứ, và theo khung giờ cố định trong ngày và giữ kỷ luật. Như vậy, doanh nghiệp bạn phát triển rất bền vững, không có chuyện bạn quá ưu tiên làm 1 hoạt động gì đó mà bỏ bê hoạt động còn lại, như quên động viên anh em, dẫn đến mất lửa đội ngũ chẳng hạn.

Kỷ luật của người CEO chính là ở việc lập thời gian biểu và tuân thủ kỷ luật này. Cái này mà bạn xây được cho đội ngũ nhân sự, mỗi người 1 bản thời gian biểu cho 8h làm việc/ngày và từ T2 – T6 trong tuần, thì hiệu suất Nhân Viên 100% sẽ tăng lên. Về lâu dài, nó có thể thành quy chuẩn mô tả công việc trong 1 vị trí của nhân sự.

Sau mỗi tuần, bạn nên review lại khung thời gian biểu của mình xem hợp lý chưa, hiệu năng tuần rồi thế nào, để điều chỉnh và cải tiến dần theo thời gian. Tưởng tượng, ngày xưa, cứ 5p bạn check mail 1 lần, cực kỳ lãng phí thời gian, nay bạn gom hết vào 15 phút giờ nghỉ trưa, từ 12h – 12h15′ là giờ check email của bạn, có phải tự dưng hiệu suất cao hơn rất nhiều không.

Đào tạo cho nhân viên

Bạn muốn mình doanh nghiệp càng to, bạn càng rảnh. Thì chính đội ngũ kế thùa của bạn phải level up lên.

Hãy dành ít thời gian mỗi ngày để đào tạo nhân viên của mình, một tổ chức có đội ngũ nhân viên giỏi, làm việc kết quả cao chính là tài sản DN, vừa giúp bạn có nhiều tiền, mà bạn còn dư thời gian rảnh nhiều hơn nữa.

Sau này, khi doanh nghiệp càng lớn, thì hầu hết thời gian của bạn chỉ còn là họp và đào tạo tuyến dưới, vì mọi thứ công việc thực thi đều outsource hết cho đội ngũ. Việc lớn nhất của bạn chỉ là đọc báo cáo, suy nghĩ và ra quyết định mà thôi.

Thế mới thấy:

  • Công ty nhỏ u, cứ ngồi chỉ tay năm ngón, cũng chết.

  • Công ty đã to, đụng gì cũng nhảy vô làm, cũng chết.

Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...