Không chỉ với người dự định khởi nghiệp làm 1 cái gì đó mà cả 1 doanh nhân đang thành công ở 1 lĩnh vực, sau đó anh ta muốn mở rộng làm ở 1 lĩnh vực khác với 1 ý tưởng nào đó.
Nhưng, thường chúng ta không có ý tưởng.
Chưa kể, liệu ý tưởng khả thi cũng là vấn đề đau đầu không kém. Vì nếu phán đoán sai, bạn sẽ hết sạch tiền. Thương trường luôn không bao giờ khoan dung cho kẻ thiếu hiểu biết cả.
Bạn hãy nhớ, cuộc sống này luôn không hoàn hảo, nó cần các giải pháp cải tiến liên tục.
Vậy doanh nghiệp bạn ra đời để cải tiến 1 điều gì đó là hiển nhiên. Nhưng khoan bàn về ý tưởng cụ thể, thay vì vậy bạn hãy suy ngẫm doanh nghiệp bạn ra đời để cải tiến giúp điều gì đó đến nhóm đối tượng nào trong xã hội.
Trong kinh doanh có vài nhóm đối tượng lớn cơ bản như sau:
- Người Tiêu Dùng (B2C, Business to Customer)
- Doanh Nghiệp (B2B, Business to Business)
- Cơ Quan Chính Phủ (B2G, Business to Gov)
- Tổ chức phi chính phủ. (CLB, Hội,… )
Vậy bạn muốn phục vụ ai và cho nhu cầu cơ bản gì của họ, ở đây ta chưa hề bàn đến idea.
Việc hoạch định sẽ phục vụ nhu cầu gì của họ trước có lợi cho bạn hơn vì bạn sẽ chọn lựa dựa trên nguồn lực bản thân bạn có rồi từ đó sáng tạo ý tưởng cụ thể sau có căn cứ để làm nổi ý tưởng đó.
Nhóm người tiêu dùng thì sẽ luôn xoay quanh nhu cầu theo tháp tâm lý maslow: ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, giải trí, oai vệ, thích nổi tiếng…
Nhóm Doanh Nghiệp thì sẽ luôn xoay quanh những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ thôi như: cách hạ giá thành sản phẩm, cách phát triển thị trường, quản lý khách hàng, quản lý hàng hóa, áo quần của nhân viên, thu hút khách, cắt giảm chi phí gì đó, Pr bản thân ông sếp…
Nhóm chính phủ thì xoay quanh các vấn đề như quy hoạch, an ninh cộng đồng (ý tưởng Bluezone của tập đoàn BKAV khai thác ở nhánh này), giải pháp quản lý nghiệp vụ trong nhà nước,…
Gần như những nhu cầu này là ít thay đổi trừ những biến động quá lớn về chính trị, thiên nhiên, xã hội… vậy bạn sẽ dễ tìm ý tưởng hơn khi đã khoanh vùng nhu cầu và nhóm đối tượng phụng sự. Tức ngay khi ý tưởng doanh nghiệp bạn ra đời, bạn cũng đã có ngay sứ mệnh tại sao công ty mình tồn tại.
Đã khoanh vùng ý tưởng.
Thì bắt đầu quan sát, đúc kết để tìm ra những vấn đề đang tồn tại trong nhu cầu bạn chọn lựa mà nơi đó, đối thủ làm không tốt.
Nếu bạn muốn xây dựng 1 viện dưỡng lão, thử 1 lần đi tham quan ở viện dưỡng lão trước đi đã, xem có đúc kết được gì không?
Sử dụng internet, theo dõi các nhóm tin liên quan ngành nghề, nhóm đối tượng và nhu cầu bạn đang khoanh vùng, chú ý những tin tức thể hiện những bức xúc của nhóm đối tượng, đó là điều bạn cần chú ý.
Tự đi thực địa đến vùng bạn dự định lập nghiệp, xem coi nhóm đối tượng nơi đó, họ thực sự cần gì, ngồi bàn giấy 1 chỗ chả giải quyết được gì. Trải nghiệm tận nơi vẫn là tuyệt vời nhất.
Giả sử bạn dự định bán giải pháp cho các trang trại chăn nuôi heo ở Long Khánh, sao bạn không thực địa lên đó đi thăm từng hộ nông dân chăn nuôi heo, hỏi xem thử vấn đề thực sự họ là gì. Tránh làm ra 1 phần mềm chả ai cần, chỉ bạn nghĩ họ cần mà thôi
Sau cùng, hãy cố gắng viết rõ ràng ý tưởng ra giấy, tối thiểu phải rõ ràng mô hình kinh doanh của nó.
- Nó bán đến ai?
- Quảng bá ở đâu?
- Nguồn thu từ đâu? Bao lâu thì có?
- Thời gian hoàn vốn?
- Tổng tiền đầu tư bao lâu?
- Người ta mua xài vì cái gì? Sao họ chọm bạn?
Tránh chủ quan, chia sẻ nó cho bạn bè, tập phản biện, xem liệu bạn có đủ khả năng giải quyết các tình huống từ bạn bè đặt ra không? Trước khi thương trương TÁT cho 1 cú BẤT TỈNH.
Và cũng đừng lên mạng hỏi nữa.
Chẳng ai giúp được bạn trừ chính bạn ra.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng