Mục lục
Vài kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong 1 tháng qua trên hành trình tìm sự chia sẻ đồng hành của Chủ nhà (số lượng được ghi nhận bằng 3 chữ số) cùng chia sẻ khó khăn với công ty khi Thiên tai, Dịch bệnh xảy ra.
Nội dung chia sẻ mang tính tương đối vì đây là hành trình ĐÀM PHÁN nên tùy thuộc vào tình huống, mối quan hệ giữa Doanh nghiệp – Chủ nhà và năng lực của mỗi người mà kết quả sẽ khác nhau. Không hoàn toàn đúng cho mọi trường hơp
Tip 1: Chân thành, chân thành, và… chân thành
Điều này có nghĩa: trước khi gặp Chủ nhà tự chúng ta phải trả lời một cách chính xác các câu hỏi: Vì sao lại deal giảm giá mặt bằng? Chúng ta lỡ chọn chưa đúng mặt bằng nên Doanh thu không đạt như mong đợi? chưa hiệu quả vì chi phí vận hành quá cao?….
Chúng ta chỉ deal giảm tiền nhà khi doanh thu thực sự giảm. Không nhân cơ hội việc này để ép buộc chủ nhà. Phần này là tùy chiến lược của mỗi người/công ty. Nhưng mình thì đưa lên số 1 vì đó là Đạo đức Kinh doanh, Thái độ khi bước vào 1 cuộc đàm phán Win – Win.
Đây là trường hợp không mong muốn xảy ra và toàn bộ các doanh nghiệp đều ảnh hưởng. Nhưng nếu doanh thu bạn chỉ giảm 10% mà bạn dùng điều này để xin 20-50% thì không nên vì phong trào là “Chủ Nhà Tốt Bụng” – không phải phong trào “Doanh Nghiệp Cơ Hội” .
Tỷ lệ hỗ trợ nên tương xứng ở mức tỷ lệ giảm Doanh thu trở xuống, nếu được giảm hơn (thì xin chúc mừng anh chị). Chúng ta là Chủ và Quản lý doanh nghiệp không phải diễn viên chuyên nghiệp.
Niềm tin của tôi là: Sự Thật tạo ra Sự Thật. Gieo ắt sẽ Gặt
Tip 2: Chuyên nghiệp và chính xác
Các điểm cần lưu ý:
- Ưu tiên việc Hẹn gặp mặt trực tiếp sau đó mới đến Gọi điện – nhắn tin (Hãy dùng tin nhắn văn bản thay vì thông qua các app giao tiếp chỉ sử dụng khi phải gửi tài liệu).
- Chủ động đề xuất hỗ trợ trừ vào kỳ chưa thanh toán
- Tuyệt đối không để trường hợp trả tiền thuê trước rồi và đề nghị chủ nhà trả tiền lại
- Thứ tự ưu tiên như sau: 6 tháng – 3 tháng – 1 tháng.
Tạm thời giảm và giảm theo giai đoạn. Không để Chủ nhà bị áp lực. Vì họ cũng có áp lực của họ.
Soạn Công văn có đóng dấu chỉn chu. Cho dù anh chị là Chủ Doanh Nghiệp trực tiếp đi deal thì cũng cần phải có. Sức mạnh của Văn bản vô cùng lớn. Thân mến! Số liệu về doanh thu/lợi nhuận của mình bị tụt giảm so với thời gian trước đó. Nếu in ra được thì càng tốt trong cuộc nói chuyện phần này sẽ thêm tính thuyết phục.
Đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau và tính toán trong trường hợp xấu nhất bạn có muốn ngưng hoạt động cửa 1 thời gian hoặc ngưng luôn hay không. Các thiệt hại về đầu tư và con người so với việc tiếp tục duy trì trong 6 tháng tới nữa mới hồi phục thì như thế nào để tinh thần được thoải mái nhất khi deal.
Review toàn bộ Hợp đồng thuê. Đọc kỹ các điều khoản thanh lý Hợp đồng do trường hợp “Bất khả kháng” – Nếu thanh lý thì nghĩa vụ của 2 bên là gì.? Điều này để dùng khi Chủ nhà bất hợp tác và là trong tình trạng cuối cùng khi ta buộc phải áp dụng tình trạng xấu nhất.
Đảm bảo nguyên tắc về Thuế cho Chủ nhà để họ không phải đóng thuế Thu nhập cho phần tiền giảm cho Doanh nghiệp. Hình thức: chủ động là bên soạn PLHĐ điều chỉnh giá thuê.
Lựa chọn người phù hợp nếu chính anh chị là chủ Doanh nghiệp nhưng không có thế mạnh đàm phán thì hãy chọn 1 người để ủy quyền cho họ.
Tip 3: Hãy đưa định phí thành biến phí
Trong trường hợp Chủ nhà không giảm theo tỷ lệ anh chị đề xuất:
Chi phí thuê là định phí nhưng trong giai đoạn này chúng ta hãy đưa nó thành biến phí. Ngoại trừ các Chủ nhà giảm theo tỷ lệ cố định, khi Chủ nhà không đồng ý chúng ta hãy cho họ lựa chọn tiếp theo.
Giảm theo tỷ lệ giảm của doanh thu. Đây cũng là 1 tip rất thuyết phục chủ nhà khi mình đi đàm phán. Điều này sẽ khá fair với Chủ nhà với tuýp người kỹ tính và chính xác thì việc này sẽ tốt cho cả 2 bên. Điều này sẽ đi kèm với việc xin trả chậm tiền thuê vào cuối tháng/tuần sau khi chốt doanh thu
Tip 4: Đồng cảm và cảm ơn
Nếu Chủ nhà bằng nhiều lý do không hỗ trợ vì họ cũng đang khó khăn, hãy đồng cảm với họ. Nếu được hãy tích cực chia sẻ cho họ cùng vượt qua khó khăn. Chinh phục bằng trái tim và tấm lòng.
Nếu được hỗ trợ dù ít hay nhiều hãy gửi tới họ 1 lời cảm ơn bằng Văn bản, nếu được thì cộng thêm 1 món quà nhỏ từ sản phẩm của doanh nghiệp mình.
THE END: Luôn chuẩn bị sẵn thật nhiều lựa chọn cho Chủ nhà khi đi gặp, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Hành trình còn kéo dài và nhiều thử thách ít nhất 6 tháng mới phục hồi, để người tiêu dùng tạo 1 thói quen mới và an tâm khi ra đường cũng như trở lại sinh hoạt bình thường.
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Bài Toán Chi Phí Vận Hành Và Mặt Bằng Mùa Corona 2020“
- Bài 1: Thương Thuyết Giảm Tiền Nhà Sao Cho Hiệu Quả?
- Bài 2: Đàm Phán Giảm Giá Mặt Bằng Thời Corona
- Bài 4: Sang Nhượng Hé Lộ Về Chi Phí Vận Hành mùa Covid-19
- Bài 5: Sự Thật Về Mặt Bằng Và Giảm Giá mùa Corona
- Bài 6: Cảm Thông… Mùa Em Cô Vy
- Bài 7: Tình Nghĩa 10 Năm Đi Thuê Nhà… Mùa Em Cô Vy
- Bài 8: Giải Cứu Mặt Bằng Mùa Em Cô Vy
- Bài 9: Buông Tay… Mùa Em Cô Vy
Nguồn: Facebook