Mục lục
Dịch COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động mua sắm của người dân theo xu hướng có kế hoạch, chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý.
Họ ưu tiên lựa chọn những mặt hàng chất lượng có giá cả phù hợp, cũng như săn hàng khuyến mãi, giảm giá… để tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Vậy cụ thể xu hướng đó như thế nào?
Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm
Mặt hàng được lựa chọn hàng đầu
Thực phẩm và sản phẩm y tế. Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống trước thực trạng dịch bệnh đang ngày càng lan rộng với những biến thể nguy hiểm hơn.
Ưu tiên mức độ tiện lợi:
Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách, hạn chế tiếp xúc… khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, công nghệ và giao hàng tại nơi người tiêu dùng ngày càng phổ biến.
Người tiêu dùng có thể tối đa hóa thời gian, tăng tính linh hoạt, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông qua truy cập từ nhà. Do đó, “tiện” đã trở thành một trong những tiêu chí tiêu dùng trong xã hội trong bối cảnh “bình thường mới” hiện nay.
Tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm:
Khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu và thói quen mua sắm của mọi người. Người tiêu dùng quan tâm đến môi trường hơn.
Họ suy xét nhiều hơn đến việc sản phẩm đó có ảnh hưởng đến hệ sinh thái không và ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào.
Thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới
Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân.
Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới.
Phát triển thương mại điện tử
Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh
Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ – đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay.
Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại.
Kinh doanh có ý thức
71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng biến đổi khí hậu cũng quan trọng như Covid và họ sẵn sàng góp phần xây dựng môi trường sống bền vững thông qua chi tiêu vào các sản phẩm được chứng nhận “xanh”, “không ảnh hưởng môi trường”.
Người tiêu dùng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối các sản phẩm có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phân phối,
Vận chuyển hàng hóa Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm dịch vụ khách hàng và gây ra sự chậm trễ giao hàng. Đồng thời, người tiêu dùng hiện đại cũng nâng cao kỳ vọng, trở thành tiêu chuẩn trong nhu cầu chi tiêu, tạo ra áp lực mới cho các doanh nghiệp.
Do đó, ngay cả những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, logistics cũng cần thay đổi mô hình kinh doanh.
Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và tự động hóa đang được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau để thúc đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi giá trị.
Sau đại dịch, doanh nghiệp không thể giữ nguyên hướng phát triển như cũ nữa, việc thay đổi trở nên cần thiết và ngay lập tức.
Còn bạn, theo bạn doanh nghiệp nên thay đổi như thế nào để phù hợp với thời thế hiện nay?
Chia sẻ của Anna Nguyễn