Mục lục
Trong cuộc khủng hoảng virus nCoV này, chúng ta lộ rõ “sức khoẻ nền kinh tế”.
Nền kinh tế chúng ta phụ thuộc rất sâu sắc vào TQ nên giá cả hàng hóa sẽ nhiều biến động, cho dù hàng hóa đó có mua bán với Trung Quốc hay không.
Tạm thời chúng ta chia làm 4 nhóm hàng hóa với thị trường trong tình hình virus nCoV:
Nhóm #1: Hàng hóa xuấu khẩu TQ
Những sản phẩm thế mạnh của VN như thanh long, mít, xoài, chôm chôm,… Giá giảm kịch sàn thê thảm khi đóng cửa biên giới. Và hầu hết đều chung tay kêu gọi giải cứu cho nông dân
Kết luận: Người nông dân điêu đứng
Nhóm #2: Hàng hóa nhập khẩu nhiều từ TQ
Cà rốt, hành tây, tỏi, hành tím, nấm các loại,… giá tăng rất cao. Những loại mặt hàng này trong điều kiện bình thường, chúng ta sản xuất rất tốt, nhưng giá lúc nào chúng ta cũng cao gấp đôi so với hàng TQ. Chính vì lẽ đó, hàng TQ có đất sống, và dẫn đến chúng ta phụ thuộc vào nguồn này.
Khi đóng cửa biên giới, nhóm mặt hàng này tăng rất cao, khi thương lái bán hết kho dự trữ thì buộc thương lái bán các loại tương đương của VN. Và lúc này, giá cả các mặt hàng nhóm này của Việt Nam đều trên đỉnh sóng, nhưng không có hàng để bán, chung ta không có sẵn vùng nguyên liệu trong điều kiện thị trường bình ổn.
Kết luận: Người tiêu dùng bị thiệt thòi
Nhóm #3: Hàng hóa ko liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
Nhiều mặt hàng không liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu TQ như: rau cải, rau xà lách, hành lá, nấm rơm… nhưng là hàng tiêu dùng hàng ngày vẫn tăng giá rất cao, do nhóm sản phẩm này trở thành sản phẩm thay thế cho nguồn thiếu hụt trong phần 2. Nhóm sản xuất mặt hàng này được hưởng lợi từ việc đóng biên, và nhóm này không bao giờ có giải cứu. 🙂
Kết luận: Nông dân nhóm hàng này hưởng lợi. Người tiêu dùng bị khoan sâu vào túi.
Nhóm #4: Nguyên liệu đầu vào cho lĩnh vực Nông nghiệp
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư máy móc nông nghiệp,… đều tăng cao do chúng ta nhập khẩu là chính từ thị trường này. Chi phí tăng cao, tác động trực tiếp giá thành sản xuất.
Kết luận: người nông dân và người tiêu dùng đều bị bất lợi trong tình huống này.
Đây là sơ bộ thông tin biến động thị trường trong những ngày qua, và chặng đường dài phía trước do dịch cúm nCoV chưa biết lúc nào sẽ là điểm dừng.
Nhìn chung đóng cửa đường biên sẽ làm lợi cho một nhóm rất ít nông dân (nhóm 3) và thương lái, còn lại đều bất lợi.
Điều đáng lo của chúng ta là nội lực, hay sức khoẻ nền kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lân bang.
Và đây cũng là cơ hội cho chúng ta nhìn lại doanh nghiệp của mình, từ đó có những điều chỉnh chiến lược phù hợp trong giai đoạn hậu nCoV. Cơ hội ứng dụng CNTT và Digital Marketing trong thời gian tới sẽ tăng cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận những thị trường khác ngoài người hàng xóm.
Nhưng hẳn nhiên, trong ngắn và dài hạn, người hàng xóm vẫn là thị trường lớn mà ngay cả Trump cũng muốn bán hàng cho xứ này. Không thể chối bỏ bạn ấy được đâu mà hãy đối xử bạn ấy trong tinh thần “Customer First” và có chiến lược cụ để giảm ảnh hưởng.
Chia sẻ của Đỗ Thế Nguyên Vũ từ Quản Trị và Khởi Nghiệp