Mục lục
Mặc dù tiêu đề cũng hơi giật tít một chút nhưng đọc xong bài viết này bạn sẽ có thể trả lời các câu hỏi sau:
Phần 1: Tại sao
- Câu hỏi số 1: Tại sao gần đây tôi vào Facebook nhiều hơn, nghiện FB hơn so với thời gian trước. Sáng sớm chưa đánh răng rửa mặt là tôi đã lướt FB rồi
- Câu hỏi số 2: Tại sao tôi không thấy status của một số bạn bè trong bảng tin của tôi?
Phần 2: Liên quan đến FACEBOOK ADS
- Câu hỏi số 3: Tại sao quảng cáo của tôi chỉ chạy hiệu quả trong một khoảng thời gian đầu, sau đó thì lại “im re như không còn chạy”?
- Câu hỏi số 4: Tại sao quảng cáo của tôi đang hiệu quả thì sau khi tăng ngân sách thì nó không còn hiệu quả nữa?
- Câu hỏi số 5: Tại sao quảng cáo của tôi không tiếp cận hết số đối tượng tiềm năng mà FB đã ghi ra, mà chỉ tiếp cận một ít trong số đó rồi lặp lại nhiều lần hơn nếu tôi tiếp tục chạy, thay vì tiếp cận đối tượng khác?
Có lẽ khi tôi hỏi câu 1 thì bạn mới chợt nhận ra mình đã nghiện FB nhiều hơn so với 1 năm trước, 2 năm trước. Vì sao? Để thu hút người dùng ở lại lâu hơn, cảm thấy Facebook thú vị hơn thì Facebook luôn cải tiến giải thuật để phân phối nội dung thú vị hơn đến với nhiều người hơn, hạn chế nội dung gây khó chịu/ hoặc không thú vị. Vì mỗi cá nhân có sở thích, hành vi riêng FB cũng phân phối nội dung đến với đúng đối tượng hơn.
Vì sự phân phối nội dung có chọn lọc như vậy mà mỗi khi vào FB bạn cảm thấy có nhiều điều thú vị hơn. Bạn từ từ vào FB nhiều hơn mỗi ngày mà bản thân không hề hay biết, bởi vì nội dung bạn thấy ngày càng thú vị.
Thú vị hơn ở đây được đo đạc dựa theo hành vi của người dùng: cùng 1 nội dung được tiếp cận 100 người, thì nôi dung nào có nhiều tương tác like, share, cmt hơn nội dung đó FB được xem là thú vị hơn, và được tiếp tục phân phối đến những người dùng khác, còn nội dung không thú vị bằng thì sẽ tắt dần.
Hãy tưởng tượng nếu mỗi người đều nghiện FB nhiều hơn, thì FB sẽ vẫn là mạng xã hội giữ vị trí số 1 độc tôn. Đó là ích lợi của giải thuật này và là insight của Mark
Cũng vì phân phối có chọn lọc mà không phải stt nào của bạn bè bạn cũng thấy, nếu không tin bạn có thể vào trang cá nhân của một số bạn bè thì sẽ rõ.
Để trả lời cho câu 3,4,5 – Liên quan đến Ads
Khi bạn set quảng cáo, dựa vào ngân sách của bạn mà FB sẽ chọn một số đối tượng cho trước. Thí dụ bạn chọn người có sở thích thời trang, thì tại thời điểm đó FB sẽ liệt kê và gom nhóm 1 số đối tượng có sở thích thời trang cho nhóm quảng cáo của bạn. Cho dù thời gian sau những đối tượng này không còn sở thích thời trang thì quảng cáo của bạn vẫn phân phối đến đối tượng này, vì nó đã được chọn tĩnh lúc ban đầu.
Tại sao tôi biết điều này?
Tôi đã kiểm chứng bằng cách chọn đối tượng có ngày sinh nhật trong vòng 30 ngày qua. Ban đầu tôi nghĩ đối tượng này sẽ thay đổi theo thời gian, càng chạy thì đối tượng sẽ mới liên tục. Nhưng không, nó vẫn tiếp cận nhiều lần cho đối tượng cũ, và khi tôi tạo nhóm quảng cáo mới với cùng target, nó tốt hơn hẳn.
Tôi thống kê các chiến dịch đã chạy thì thấy rằng rất nhiều quảng cáo chỉ có số người tiếp cận tôi đa nằm trong khoảng 40.000 đến 60.000 người, dù cho đối tượng tiềm năng là 100.000 hay 9.000.000 người. Dĩ nhiên khi bạn chạy với ngân sách hàng ngày lớn thì số người tiếp cận tối đa cũng sẽ lớn dần hơn.
Thỉnh thoảng cũng có vài trường hợp đặc biệt: có số người tiếp cận tối đa lên tới 140.00 người. Những nhóm quảng cáo này có điểm chung là hiệu quả rất cao so với quảng cáo còn lại, có các chỉ số chi phí cmt, chi phí tương tác rất ư là đẹp.
Điều đó có nghĩa là để tiếp cận nhiều người hơn với ngân sách hàng ngày nhỏ, thì bạn phải làm được một quảng cáo cho nhiều tương tác like, cmt, nếu không nó chỉ tiếp cận giới hạn một số lượng đối tượng nào đó thôi, rồi sẽ lặp lại chứ không tiếp cận người mới.
Như vậy với mỗi nhóm quảng cáo khi đã tiếp cận hết đối tượng mà FB đã định sẵn lúc ban đầu, thì nó lặp lại với đối tượng đó mà không tiếp cận đối tượng khác, dẫn đến quảng cáo của bạn bắt đầu im re sau một thời gian hiệu quả. Vì những người nhìn thấy đã thấy nó rất nhiều lần rồi, ai mua thì đã mua rồi, ai không mua thì cũng có lí do của họ nên nó không làm cho bạn tăng đơn hàng nữa. Trả lời cho câu hỏi số 3.
Vậy tại sao khi tăng ngân sách lên quảng cáo ko còn hiệu quả như lúc đầu?
Như tôi nói ở trên, FB dựa vào ngân sách hàng ngày của bạn để định số lượng đối tượng mà nhóm quảng cáo bạn sẽ tiếp cận, nên nếu bạn thay đổi ngân sách thì nó bắt đầu ước tính và thay đổi số lượng đối tượng, dẫn đến đối tượng không còn như lúc đầu.
Tăng càng nhiều thì số lượng ước tính thay đổi càng nhiều, dẫn đến nhiều đối tượng không giống như lúc đầu. Do đó họ thờ ơ hơn so với những đối tượng cũ cũng là điều hiển nhiên. Cách để không bị điều này ảnh hưởng là bạn nên tạo một quảng cáo có nội dung thật hay để đối tượng loại nào cũng bị hấp dẫn, thì tăng ngân sách bạn vẫn cho hiệu quả đều.
Trả lời cho câu hỏi số 5
Tại sao FB lại không cho tiếp cận hết đối tượng tiềm năng
Điều này thì hơi quan điểm cá nhân. Tôi trình bày dựa theo những cái tôi suy luận. Như bạn thấy ở phần 1, phân phối nội dung thú vị đến người dùng sẽ giúp FB giữ vững vị trí độc tôn của mình. FB có người dùng, và người quảng cáo. Với giải thuật phân phối của nó, FB sẽ là số 1 trong mắt người dùng. Còn người quảng cáo thì sao? Người quảng cáo là người trả tiền cho FB, là khách hàng của FB.
- Hãy tưởng tượng bạn có doanh thu 100 triệu đô mỗi tháng, bạn muốn trường hợp nào sau đây:
- Doanh thu từ 100 khách hàng, Trung bình mỗi khách hàng 1 triệu
- Doanh từ 1 khách hàng lớn 80 tr, và 20 khách còn lại mỗi khách doanh thu khoảng 1 triệu.
Ở trường hợp thứ 2, khách hàng lớn người trả cho bạn 80 triệu, có một quyền lực rất lớn. Nếu người đó ngưng quảng cáo cho FB ( FB lỡ khóa TK của họ chẳng hạn) thì FB giảm 80% doanh thu. Vì vậy FB sẽ bị phụ thuộc lớn vào người này, người này trở nên có quyền lực với chính sách của FB.
Trong khi đó ở trường hợp 1, nếu một người không chạy ads nữa, doanh thu cũng chỉ giảm 1% và không ảnh hưởng gì. Dẫn đến các khách hàng đều phải tuân thủ quy định của FB, FB vẫn là bá chủ, quyền lực vô địch đối với khách hàng.
Như vậy để làm được điều này FB sẽ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ có đất để phát triển. Một cách là không để cho bất cứ ai tiếp cận hết khách hàng tiềm năng, dù họ có bao nhiêu tiền đi nữa.
Hãy tưởng tượng một sản phẩm/ dịch vụ gần giống nhau nhưng một thương hiệu lớn tiếp cận hết các đối tượng tiềm năng, thì daonh nghiệp nhỏ sao có thể cạnh tranh được. Chỉ dùng tiền thôi thì trong thời gian ngắn thương hiệu lớn đã tiếp cận và bán gần hết cho các khách hàng. Doanh nghiệp nhỏ sao có thể sống được.
Như vậy để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ thì FB sẽ khoanh vùng khách hàng cho một nhóm quảng cáo, không để nhóm nào có thể tiếp cận hết đối tượng tiềm năng. Chứng minh cho điều này là bạn thấy có rất nhiều người kinh doanh nhỏ phất lên nhờ FB. Nếu bạn là người kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp nhỏ thì hãy cám ơn Mark vì điều này!
Điều giải thích cho câu hỏi số 5 này chỉ là ý kiến cá nhân, bạn không nên tin hoàn toàn, hãy tìm dữ liệu để kiểm chứng.
Chia sẻ của Bao Kiem
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “24 Bí Mật Khi Chạy Quảng Cáo Facebook Ads Mà Chắc Chắn Bạn Chưa Biết”
- Bài 1: Tản Mạn Về Facebook Ads 2019
- Bài 2: Xu Hướng Facebook Marketing 2020
- Bài 3: Facebook Messenger 2020 Thay Đổi Những Gì?
- Bài 5: Đừng Nghe Những Gì Facebook Nói
- Bài 6: Than Trời Vì Chạy Quảng Cáo Facebook Không Ra 1 Đơn?
- Bài 7: Chạy Facebook Ads 10-15k/1 Đơn Hàng Không Hề Khó!
- Bài 8: Đừng Chết Vì Facebook Ads!!!
- Bài 9: Facebook Update Nhẹ – Hãy Tập Thích Nghi Với Điều Đó
- Bài 10: Đóng Gói Quy Trình Phễu Facebook Marketing
- Bài 11: Facebook Ngày Càng Giống Instagram!
- Bài 12: Facebook One-time Notification – Thông Báo Một Lần
- Bài 13: 5 Nguyên Nhân Dẫn Đến Một Chiến Dịch Facebook Thất Bại
- Bài 14: 6 Hiệu Ứng Tâm Lý Giúp Lôi Kéo Khách Hàng Trên Facebook Ads
- Bài 15: 10 Yếu Tố Quyết Định Đến Hiệu Quả Facebook Marketing
- Bài 16: 53 Thống Kê Về Facebook Bạn Cần Biết
- Bài 17: 5 Quy Tắc Không Được Quên Khi Làm Ảnh Facebook Ads
- Bài 18: 8 Chiêu Nuôi Phây Like Nhiều Đơn Lắm
- Bài 19: 2 Yếu Tố Để Có 500 Like Và 100 Comment Mỗi Bài Viết
- Bài 20: Quảng Cáo Tăng Like, Tăng Reach, Bán Hàng
- Bài 21: Cách Tạo Và Vận Dụng Các Tệp Cơ Bản Của Facebook Ads Để Không Bao Giờ Lỗ
- Bài 22: Kinh Nghiệm Chạy Facebook Ads Thực Chiến
- Bài 23: Chiến Thuật Thi Đấu Gồng Lỗ Của Nhà Vô Địch Facebook Ads 2020
- Bài 24: Khởi Nghiệp 1 Triệu Bằng Việc Bán Hàng Facebook