Mục lục
Đang viết cuốn Growth mastermind đọc tới đây thấy chí lí quá
Lợi nhuận tới từ đâu?
Tăng doanh thu mà chi phí tăng với tỉ lệ ít hơn. Hoặc với startup bán Saas, doanh số tăng chục lần mà chi phí chỉ lên cỡ 2 lần (google, saleforce..)
Ví dụ: Mùa cuối năm shop hay xả kho 50%, thực chất giá vốn chỉ có cỡ 30%, các chi phí khác tăng ít. Chỗ hàng xả vẫn còn lãi 5%, nhân với số lượng lớn thì lãi không nhỏ
Tăng doanh thu đến từ
Khách quay lại mua, hoặc khách mua combo. Lúc này marketing = 0
--> Cần đo Retention, CAC/ Lifetimevalue, AOV (average order value)
Năng suất Sale tăng lên.
Ví dụ: sale ngày chốt được 4tr thì đủ, nhưng nếu vui vui lên được 6tr thì công ty sẽ lời nhiều trong 2tr tăng thêm
- Việc này đến từ :
- Cơ chế bonus, xây dựng văn hoá, truyền động lực, lãnh đạo, teamwork, quy trình, đào tạo….--> những thứ này anh em rất lười hoặc nghĩ rằng khi nào công ty lớn hãy tính.
- Tech: chatbot, call center, crm, marketing automation
- Data: dĩ nhiên data chất lượng và được chăm sóc kĩ thì sale mới được
- Branding: sản phẩm càng được yêu thích càng dễ chốt. Đó là lí do các công ty Bđs chi vài chục tỉ chỉ để làm Branding (chứ không phải để lấy data)
Cần đo Conversion rate, tỉ lệ chốt, lead time, lead quality, sale pipeline
Chi phí giảm
Công ty càng lớn thì các loại chi phí phát sinh lẻ tẻ rất nhiều. Mỗi thứ vài trăm k thì mỗi tháng hao phí chục triệu, năm là trăm triệu.
Về lâu dài sẽ sinh ra thói quen lãng phí, tiền chùa. Một công ty doanh số triệu đô thì nên có Finance control
Các chi phí lớn khác:
Marketing
Nhiều Ceo nghĩ đây là bộ phận đốt tiền, nhiều ông nghĩ là đầu tư. Dù nghĩ thế nào thì Marketing luôn có 50% khó chứng minh được hiệu quả (lời của Ogilvy).
Nhiều Doanh nghiệp mình gặp đốt tiền trăm tỉ cả năm. Nếu giảm được vài % thôi đã là con số lớn
Cần đo Roas, CAC, % marketing spend… Đối với các doanh nghiệp lớn thì cần đo Brand health, làm market research kĩ lưỡng trước khi bắt tay triển khai
Về tư duy đo đếm thì mình rất thích cách của Bùi Sơn Tâm: khống chế ads spend cho từng sản phẩm, đo theo ngày, thấy vượt là có action liền. Vì vậy Cac luôn ở mức dưới 15%
Video của Tâm có trong group Growth Mastermind
Nguồn hàng
Thường chiếm 25% – 40% giá bán. Nhưng thực ra là ngốn tiền nhiều hơn vì còn phải lưu kho, xử lí hàng tồn…
Lưu kho quá nhiều dẫn đến vốn bị chiếm dụng và phát sinh phí bảo quản
Cần đo Vòng quay hàng (vd của Tâm là dưới 24 ngày) để nhanh chóng biến hàng thành tiền
Đặt hàng sớm và số lượng càng lớn sẽ có giá rất tốt. Nhưng sớm bao lâu và số lượng bao nhiêu không phải tự đoán mà là dựa trên tính toán theo sức bán
Cần có Planning forecast riêng cho Purchasing
Tài chính
Anh em thường ko coi trọng cái này mà giao cho kế toán. Toang lần 1. Cashflow: P&L mà Ceo được kế toán báo cáo là lãi trên sổ sách, còn thực tế tiền có bao nhiêu trong bank và sắp tới thu chi âm dương ra sao thì nằm ở Cashflow statement.
Tết sẽ làm nhiều anh em tắc thở vì hàng vẫn bán đều mà tiền ko có 1 xu. Cash như máu, chết vì hết máu chứ ko phải vì marketing kém
Vòng quay tiền
Có tiền rồi làm sao để nó sinh ra tiền. Gửi bank thì dc 7%. Mua đất thì x2. Mua coin thì x10 . Mua vietlott thì x10000.
Đùa thôi, không đơn giản thế. Cái này nghiệp vụ của mấy ông Finance nên mình không dám chém bừa.
Nhưng đại loại là nếu bạn có 1 tỉ lãi trong công ty, thay vì chia cổ đông hoặc gửi bank, nếu biết quay vòng vào kinh doanh hoặc tái đầu tư đúng chỗ thì nó sẽ thành 2 tỉ mà không cần phải tốn công sức nhiều.
So với cả công ty cày sml mới ra được 1 tỉ lãi thì tài chính khôn ngoan đem lại lợi nhuận vượt trội
Valuation – M&A
Cứ nghĩ muốn tăng trưởng thì tuyển thêm người, thêm thiết bị và hàng hoá. Bạn đã bao giờ nghĩ đến M&A, IPO?
Những công ty vài ngàn tỉ trở lên đa phần đi theo cách này. M&A để thu hút thêm những nguồn lực mà mình không có (hoặc tốn rất nhiều time để build).
Vd Facebook mua Insta giá 1 tỉ, sau 5 năm giờ Insta giá cỡ vài chục tỉ (đô). Làm gì ra lãi kiểu đấy
Yeah1 lên sàn, giá cổ phiếu đỉnh điểm 350k, boss Tống vô top 10 giàu nhất sàn. Nếu chỉ đơn thuần kinh doanh Tvshow, Youtube MNC, media thì mỗi năm Yeah1 lãi vài chục tỉ, mất trăm năm a Tống cũng không lọt top
Vừa qua Cleverads lên sàn, giá cổ phiếu 50k, chắc nhiều anh em đã hoá giàu. Nếu chỉ đơn thuần kinh doanh Google ads, Youtube Ads, Facbook ads thì mỗi năm Cleverads lãi chục tỉ, còn lên sàn thì cổ đông kiếm x10 ngay
Chia sẻ của Lê Anh Tuấn