Tâm Lý Học Trong Kinh Doanh – Tại Sao Lại Là Why? Phần 2

Vào những năm 1960, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm kinh điển về não bộ và họ đã đoạt giải Nobel. Họ chọn những bệnh nhân bị tách não làm đối tượng nghiên cứu, những bệnh nhân trong đó nửa não trái và nửa phải đã bị tách rời bằng phẫu thuật để giảm bớt các cơn co giật động kinh.

Các nhà nghiên cứu nói chuyện với một bên của não và yêu cầu một hành động, sau đó hỏi bên kia của não tại sao lại thực hiện hành động đó.

Ví dụ: các nhà nghiên cứu có thể hướng dẫn một bên não đứng lên. Bệnh nhân đứng lên, và sau đó nhà nghiên cứu sẽ hỏi phía bên kia não của bệnh nhân tại sao hành động được thực hiện. Câu trả lời trung thực sẽ là, “Tôi không biết”, vì hai bên của não đã bị ngắt kết nối, vì vậy một bên của não không thể nghe thấy phía bên kia của não đang nói gì. Nhưng đó không phải là những gì đã xảy ra; bệnh nhân luôn có một lời giải thích hợp lý nào đó.

Nếu bạn hỏi họ tại sao họ đứng lên, họ sẽ nói những điều chẳng hạn như, “Tôi khát, đi lấy nước uống.”Khi chúng ta không biết lý do chúng ta làm một điều gì đó, chúng ta sẽ đưa ra lời giải thích phù hợp với hoàn cảnh và niềm tin của bản thân.

Khi đề cập đến việc giải thích quá trình ra quyết định của bản thân, con người đã hiểu sai khá nhiều thứ. Chúng ta hành động và tạo ra một câu chuyện phù hợp với danh tính của mình để biện minh cho hành động đã thực hiện, nhưng sự thật là con người chỉ nhận thức được một phần nhỏ của bức tranh thúc đẩy các quyết định đi đến hành động mà thôi.

Thách thức mà các startup founders phải đối mặt là không thể khai thác thông tin đáng tin cậy từ mọi người dùng bằng cách hỏi họ trực tiếp. Vì vậy nó dẫn đến việc dựa vào phản hồi của người dùng hoặc giả định của bạn về phản hồi của người dùng sẽ không bao giờ cho bạn biết toàn bộ câu chuyện và điều này đã dẫn đến sự lãng phí to lớn trong việc thiết kế sản phẩm.

Như đã đề cập trong nghiên cứu về não bộ, chúng ta thường không biết tại sao chúng ta lại đưa ra quyết định. Có những yếu tố tác động đến cả bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng đến mọi quyết định đưa ra mà chúng ta không nhận thức được một cách có ý thức.

Do đó, khi xây dựng sản phẩm, chúng ta tìm cách giải quyết vấn đề rõ ràng mà người dùng đã nói với chúng ta, điều này đã thu hẹp suy nghĩ của chúng ta và ngăn chúng ta đặt câu hỏi về những yếu tố cơ bản khác có thể gây ra vấn đề.

Thông qua nghiên cứu về hành vi con người và quá trình cố vấn khởi nghiệp, mình có thể nhìn thấy cách các công ty và startup đang tối ưu hóa sản phẩm.

Cách thứ nhất là: Họ sẽ thử các bố cục, màu sắc,, các phương pháp thử nghiệm A / B cho các tính năng … và sau đó tối ưu hóa. Họ sẽ phải thử nhiều ý tưởng cho đến khi một ý tưởng chạy tốt: di chuyển một nút ở chỗ này, đổi màu chỗ kia, bố trí các yếu tố này theo định dạng này… Nếu sản phẩm đạt được một hiệu quả, họ thường không biết chính xác tại sao và điều này có nghĩa là họ không thể ngoại suy nó để giải quyết các vấn đề khác.

Cách tiếp thứ hai (là cách tiếp cận tối ưu của các startup hiện giờ) là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành, phân tích sản phẩm của đối thủ và sau đó tạo ra các biến thể của một ý tưởng thiết kế dựa trên những gì đối thủ cạnh tranh đang làm. Họ lý luận rằng nếu đối thủ cạnh tranh thành công, sản phẩm của họ phải được tối ưu hóa và bắt nguồn từ logic hoặc may mắn.

Việc bắt chước sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn nơi mọi người bắt đầu làm những gì mọi người khác đang làm mà không biết tại sao, bước tiếp theo là gì và cách xây dựng dựa trên nền tảng của thành công trước đó.

Công nghệ đã thúc đẩy sự tiến bộ trong nhiều thập kỷ và các ngành đã dành lượng thời gian và nguồn lực khổng lồ để đầu tư phát triển công nghệ, cụ thể bằng cách xây dựng các hệ thống lớn hơn, nhanh hơn và tinh vi hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chìa khóa để mở ra tiềm năng kinh doanh của bạn không chỉ đơn giản là nhanh hơn, công nghệ tốt hơn, mà là sự hiểu biết về điều gì thúc đẩy hành vi của con người? Rory Sutherland, Giám đốc Sáng tạo Điều hành của Ogilvy nói:

“Trước Daniel Kahneman, chúng ta không có khuôn mẫu cho (việc tiếp cận và xử lý) các vấn đề tâm lý (của khách hàng). Trong thời gian dài, chúng ta đã đặt nặng quá nhiều vào việc giải quyết các vấn đề công nghệ, nhưng không đặt nặng vấn đề tâm lý ”.

Mr. Sutherland tin rằng cuộc cách mạng tiếp theo sẽ không phải là công nghệ. Nó sẽ là về tâm lý hành vi. Và con người chỉ mới bắt đầu phát triển các khuôn mẫu khoa học để áp dụng nó vào việc lý giải hành vi ra quyết định trong vài thập kỷ trở lại đây. Với các khuôn mẫu này, thông qua sự trỗi dậy của kinh tế học hành vi, hay khoa học hành vi, cung cấp một lộ trình để hiểu, dự đoán và ảnh hưởng đến hành vi của con người.

Chia sẻ của Thành Long 

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...