Không phải không có lý do mà người ta xếp Timing (thời điểm) là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, chiếm đến 42% tỉ lệ thành công hay thất bại. Chúng ta cùng điểm lại một vài thành công / thất bại của một số startup để thấy rõ hơn điều này nhé.
Có 5 yếu tố liên quan đến việc thành hay bại của khởi nghiệp:
- Timing – Thời Điểm: 42%
- Team – Đội ngũ – 32%
- Idea/Product – Sản phẩm – 28%
- Business Model – Mô hình kinh doanh – 24%
- Funding – Vốn – 14%
Quãng 2007-2010 trên thị trường có lẽ Vatgia là công ty Internet số 1 về traffic ở Việt nam, nắm giữ được nhiều thời cơ để dẫn đầu ngành Thương mại điện tử. Tuy nhiên có lẽ anh Điệp (một người mình rất ngưỡng mộ) đã mải mê với quá nhiều dự án và để tuột mất cơ hội làm Thương mại điện tử.
Năm 2010 Tiki xuất hiện, năm 2012 Lazada Vietnam, Sendo được thành lập, tiếp theo đó là Shopee nhập cuộc năm 2015 và vô số các player tham gia vào lần lượt thị trường ngách. Có lẽ từ 2015 là mốc cuối cùng để bước vào ngành Thương mại điện tử Việt nam.
Cucre.vn – sản phẩm Thương mại điện tử của Vatgia xuất quân 2013 nhưng 2014 mới thấy những nỗ lực đáng kể. Rõ ràng lúc này đại dương đã đỏ rực, cuộc chơi không còn dễ dàng. Cucre âm thần biến mất. Có lẽ nếu Cucre xuất hiện vào 2007-2009, thời kỳ đỉnh cao của Vatgia, mọi chuyện có thể khác?
Dichung của em Quang Gà, ứng dụng đi chung xe, một mô hình ridesharing đầu tiên ở Vietnam, nhưng đã thất bại, thị trường cần một lượng tiền rất lớn để thay đổi thói quen di chuyển của người dân. Sau 10 năm, 4-5 startup tỉ đô chung tay “giáo dục” thị trường. Ý tưởng Dichung tốt, nhưng timing chưa “tới” vào những năm 2013-2014.
Quán beer Vuvuzela đầu tiên khai trương năm 2010 ở số 2A Lê Thánh Tông, suốt 3 năm gần như rất vắng khách (mình cũng là 1 trong những khách hàng hay đến đây vào những ngày đầu), Vuvuzela Lê Thánh Tông đóng cửa vào năm 2013.
Điều đáng nói chỉ sau 1 thời gian ngắn Vuvuzela trở lại và là một thành công rực rỡ của Golden Gate nói riêng và nghành F&B nói chung. Cùng 1 biz model là beer club, nhưng thời điểm xuất hiện lại có thể mang lại thành công hay thất bại.
Năm 2013 Tapmee là 1 ứng dụng hẹn hò đầu tiên của hotboy Nguyễn Ngọc Hưng (Hưng Zino) trình làng, sau 2-3 năm vật lộn, Hưng quyết định từ bỏ. 5 năm sau, cô em gái Vũ Nguyệt Ánh trở lại cuộc chơi với ứng dụng Rudicaf, thành công của Rudicaf có nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn timing cho ứng dụng này tốt hơn, xã hội cởi mở hơn, tỉ kệ chia tay, tần suất cắm sừng của xã hội 4.0 phải gấp 3 gấp 4 lần những năm 2013.
Bee và FastGo vào cuộc khá chậm, nếu các an đổ 100 củ Trump vào cái ngày EasyTaxi cách đây 5 năm, cuộc chiến chắc chắn đỡ khốc liệt hơn, có thể lúc đó tầm 10 củ là cũng làm mưa làm gió hơn được rồi. Không ai nói trước cuộc chơi này sẽ đi đâu về đâu, nhưng một điều chắc chắn rằng nếu chơi sớm hơn, sẽ đỡ tốn kém hơn.
Theo quan điểm của mình,mục tiêu thành công nhất của Fastgo và Be là sử dụng những lợi thế lớn nhất là chính sách, dành dật lại một phần thị phần, đủ khó chịu để cho đại ca Grab phải thâu tóm.
Lalamove dừng bước trước Grabfood, Now vì đơn giản các đối thủ quá mạnh, thị trường, cả Now và Grabfood đi trước (một cách gián tiếp) Lalamove cả mấy năm. Ahamove bước chân vào thị trường sớm hơn 2015, chưa đầy 1 năm sau khi Grab và Uber vào Việt nam. Có lẽ đây cũng là 1 yếu tố quan trọng giúp Ahamove vẫn kiên cường trụ vững trước cuộc chơi “last mile delivery” đầy khốc liệt.
Bản thân mình làm Joomla, từ trước cả khi Joomla được thành lập, sau khoảng 4-5 năm, một số công ty cũng bước vào. JoomlArt vẫn là số một. Toàn thế giới có tầm 40 công ty bước vào cuộc chơi, JoomlArt vẫn là tên tuổi lớn nhất trên thị trường. Rõ ràng JoomlArt có lợi thế FMA (first-mover advantage)
Trên đây là một vài ví dụ về tầm quan trọng của Timing (thời điểm), hi vọng sẽ giúp ích cho những ai đã và đang khởi nghiệp. Đừng bao giờ đánh giá thấp yếu tố vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định trong khởi nghiệp.
PS: Email của Canva gửi cho toàn bộ các user của Vietnam mới đây
Quan sát kỹ lưỡng các động thái của Canva từ 2014. Mình đã biết Print sẽ là con át chủ lực của Canva trong tương lai. 2017, Canva giới thiệu dịch vụ Print ở Mỹ và Úc. 4/2019, sau đúng 5 năm. Canva Print đổ bộ vào Việt nam.
DesignBold Print đã chuẩn bị cho ngày này các đây gần 2 năm. Chúng tôi vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là những dấu hiệu chứng tỏ chúng tôi đã rất đúng đắn về việc chọn thời điểm để thành lập và giới thiệu DesignBold ra thị trường, cả quốc tế và Việtnam. 5-7 năm tới các bạn sẽ được xem nhiều kịch hay về mảng này.
Chia sẻ của Hung Dinh
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Cách Để Kiếm Được 1.000 Đơn Đầu Tiên Trên Sàn TMĐT Dành Cho Chủ Shop Online”
- Bài 1: E-commerce Việt Nam Sẽ Đi Về Đâu
- Bài 2: Sự Sụp Đổ Của Các Ông Lớn Khi Dấn Thân Vào Thị Trường Ecom Việt Nam
- Bài 3: Branding – Thương Hiệu Trên Sàn Thương Mại Điện Tử A- Z
- Bài 4: Bài Toán Sản Phẩm Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
- Bài 6: Sau Thời Gian “Chơi” Sàn
- Bài 7: “Phá Giá” Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
- Bài 8: Bán Sàn Thương Mại Điện Tử Lúc Nhiều Đơn Lúc Ít Đơn
- Bài 9: Bí Quyết Bán 1,000 Ngàn Đơn Mà Không Cần Phải Cắt Lỗ
- Bài 10: Lựa Chọn Hay Nỗ Lực – 6 Cách Lựa Chọn Sản Phẩm Trên Sàn TMĐT
- Bài 11: Quy Trình Bán Hàng Shopee Cực Đơn Giản
- Bài 12: 8 Cách Tối Ưu Tiêu Đề Sản Phẩm Shopee
- Bài 13: Tối Ưu Các Chỉ Số Dựa Vào Việc Thấu Hiểu Nguyên Lý Chấm Điểm Và Ranking Của Shopee
- Bài 14: Đặt Giá Trên Shopee – Tiki –Lazada Như Thế Nào Cho Đúng?
- Bài 15: Cái Bắt Tay Của Vinid Và Grab, Thị Trường Thương Mại Điện Tử Sang Trang Mới Như Thế Nào?
- Bài 16: 10 Các Cách Kiếm Tiền Trên Amazon
- Bài 17: Mâu Thuẫn Giữa Phát Triển Sàn Và Facebook/Sàn Và Offline/Sàn Và Bán Buôn 100%