Cách Để Kiếm Được 1.000 Đơn Đầu Tiên Trên Sàn TMĐT Dành Cho Chủ Shop Online

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, để trụ vững trên thị trường, các sàn liên tục đầu tư vào các chính sách mua bán, hỗ trợ người bán lẫn người mua. Vì vậy, các sàn thương mại điện tử trở thành kênh kinh doanh phổ biến hiện nay cho rất nhiều nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh tự do.

Mỗi sàn thương mại điện tử đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Doanh nghiệp cần cân nhắc những điểm này để lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp mình. Chiến lược lựa chọn sàn thương mại điện tử chính xác sẽ giúp việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hiệu quả. Đồng thời, kinh doanh trên càng nhiều sàn thì bạn càng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình.

Bài 1: E-commerce Việt Nam Sẽ Đi Về Đâu

Chúng ta có còn nhớ Vật Giá, người mở đường thị trường E-commerce thế hệ đầu tiên?

Không ai biết rằng, chị Mai Hoa là thượng đế của các nền tảng bán lẻ online đồng thời chị cũng là một trong những tác nhân chính làm cho bao nhiêu công ty phải đóng cửa. Không ai biết rằng, chính chị mới là key factor của ngành E-commerce Việt Nam. Có lẽ, chị đẹp nên quyền năng của chị là rất lớn.

Trở về Huế sau khi dạo chơi ở Hàng Châu, chị thuê thêm mặt bằng, trang trí cửa hàng, cửa hiệu… bẵng đi một năm sau thì đã có 5 cửa hàng. Chi bắt đầu tuyển người làm SEO và đăng ký “Gian hàng đảm bảo” trên:

  • Vatgia – Ước mơ vẫn còn dang dở
  • VNG – Kẻ thua cuộc ở cuối đường hầm
  • Sendo – chú lính chì dũng cảm
  • Rocket Internet – Phân định thị trường, dẫn đường chỉ lối
  • Project Lana – Đã có kẻ chỉ đường vẫn lầm đường lạc lối
  • VCCorp – Đứa con chưa bao giờ được deploy, Zamba
  • Lingo – Key takeaways là bài học về nhà đầu tư Lingo được VMG
  • Deca – Không lấy đà, giậm chân và nhảy
  • Nhommua – Người thoái vị tự nhiên hợp thời

Dự là đến năm 2020, thì tất cả các ông lớn đều đóng cửa hết, có chăng chỉ giữ lại mô hình bán vouchers theo niche market như Hospitality & Tourism.

Đọc ngay bài viết

Bài 2: Sự Sụp Đổ Của Các Ông Lớn Khi Dấn Thân Vào Thị Trường Ecom Việt Nam

Sau chuyến đi để trở về từ Quảng Châu, Hàng Châu, Thâm Quyến chị lên kế hoạch hành động: Nghỉ chơi các nhóm bán sỉ bán buôn, bỏ luôn các chợ đầu mối, tập trung làm việc với các công xưởng của thế giới ở Trung Hoa Đại Lục.

Mẹ chị thấy con gái dặm trường lao tâm lao lực, khuyên “Con à, thuyền to thì sóng lớn, con định làm cái chi nữa? Bao nhiêu là đủ?” Chị đáp gọn lỏn “Con phải thay đổi ngành dệt may Việt Nam”.

  • Ebay Việt Nam – Kẻ sinh nhầm thời cuộc
  • Chodientu – Tiến thoái lưỡng nan
  • Năm Giây, Nhật Tảo với Én Bạc, Rồng Bay – Mỗi bên hùng cứ một phương
  • Chợ Tốt – Đường vào ngõ cụt
  • Shoppee – Người kiến tạo tương lai

Nếu cả Việt Nam thu bé lại chỉ còn 02 người thì có duy nhất 02 cô gái tài sắc vẹn toàn, 02 người muốn thay đổi ngành dệt may Việt Nam, đó là Tôn Nữ Mai Hoa và Lê Hoàng Uyên Uyên.

Đọc ngay bài viết

Bài 3: Branding – Thương Hiệu Trên Sàn Thương Mại Điện Tử A- Z

Trong thời đại TMĐT bùng nổ phát triển tốt độ tên lửa, việc làm thương hiệu theo kiểu cũ nghiên cứu thị trường, xây dựng giá trị cốt lõi rồi tỷ thứ chi phí mất tiền thuê tư vấn nữa…. không còn phù hợp.

Dưới đây là 5 Bước cơ bản cho những người muốn làm thương hiệu siêu tốc độ để bán hàng trên sàn TMĐT ( Lazmall, Shopee mall, Tiki )

  • Bước 1: Nghĩ ra 1 cái tên thương hiệu
  • Bước 2: Đăng kí Sở Hữu Trí tuệ
  • Bước 3: Sau khi đăng kí xong
  • Bước 4: Thiết kế tem nhãn bao bì packing cho sản phẩm của bạn
  • Bước 5: Build shop trên sàn theo chuẩn thương hiệu

Các bước trên mới chỉ là khai sinh ra thương hiệu, là nền móng cơ bản để bạn quẩy thôi chứ không giúp gì bạn CÓ ĐƠN HÀNG cả , việc bạn cần làm tiếp theo là kéo traffic về gian hàng của bạn.

Đọc ngay bài viết

Bài 4: Bài Toán Sản Phẩm Trên Sàn Thương Mại Điện Tử

Thị trường thương mại điện tử TQ tăng trưởng kinh hoàng trong những năm gần đây, tự tạo kỷ lục với doanh số trong 24 tiếng ngày 11/11 đạt lần lượt là 32 tỷ – 38 tỷ đô.

Và cái quan trọng là họ đang đi trước Việt Nam khoảng 5 năm và anh em có thể cũng đã biết nền tảng Lazada, Shopee, Tiki đều có sự nhúng tay mạnh mẽ từ Alibaba vs Tencent.

  • Vậy làm thế nào để tìm được sản phẩm bán tốt trên Sàn tại Việt Nam?
  • Tìm trên sàn chính hãng Tmall
  • Tìm trên thống kê Realtime từ Taobao, Tmall
  • Tìm trên báo cáo tìm kiếm của Alibaba

Ngoài việc tìm sản phẩm dựa trên nền tảng TMDT Trung Quốc thì AE còn học được cách những Seller bên đó xây dựng thương hiệu, làm contents, products, Marketing (Ảnh, Video, Tiêu đề, Feedback, Mô tả sản phẩm)

Đọc ngay bài viết

Bài 5: Startup Thương Mại Điện Tử Thành Công Hay Thất Bại

Không phải không có lý do mà người ta xếp Timing (thời điểm) là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, chiếm đến 42% tỉ lệ thành công hay thất bại. Chúng ta cùng điểm lại một vài thành công / thất bại của một số startup để thấy rõ hơn điều này nhé.

Quãng 2007-2010 trên thị trường có lẽ Vatgia là công ty Internet số 1 về traffic ở Việt nam, nắm giữ được nhiều thời cơ để dẫn đầu ngành Thương mại điện tử. Năm 2010 Tiki xuất hiện, năm 2012 Lazada Vietnam, Sendo được thành lập, tiếp theo đó là Shopee nhập cuộc năm 2015 và vô số các player tham gia vào lần lượt thị trường ngách. Có lẽ từ 2015 là mốc cuối cùng để bước vào ngành Thương mại điện tử Việt nam.

Ahamove bước chân vào thị trường sớm hơn 2015, chưa đầy 1 năm sau khi Grab và Uber vào Việt nam. Có lẽ đây cũng là 1 yếu tố quan trọng giúp Ahamove vẫn kiên cường trụ vững trước cuộc chơi “last mile delivery” đầy khốc liệt….

Trên đây là một vài ví dụ về tầm quan trọng của Timing (thời điểm), hi vọng sẽ giúp ích cho những ai đã và đang khởi nghiệp. Đừng bao giờ đánh giá thấp yếu tố vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định trong khởi nghiệp.

Đọc ngay bài viết

Bài 6: Sau Thời Gian “Chơi” Sàn

Thì nhìn chung anh em gặp nhiều vấn đề, như ngày 11/11 hay 12/12 khi dân làng nó đi khoe vài chục, vài trăm triệu thì nhiều anh em vẫn lẹt đẹt vài triệu, đơn thì vài chục không đủ tiền trà đá.

  • 5 ”không” khiến bạn lỗ ngay khi nhập, luôn đi sau đối thủ về giá và sản phẩm:
    • Không chủ động được sản phẩm
    • Không biết đàm phán khi nhập hàng trên 1688, alibaba
    • Không biết cách lấy giảm giá nội bộ, freeship, chiết khấu bạn không lấy được
    • Không biết 1 mô hình chuẩn để phát triển ngành hàng
    • Không làm thương hiệu độc quyền để đăng ký shopee mall

Đầy đủ hồ sơ để lên Mall và thậm chí vài năm tới có thể được định giá vài triệu đô.

Đọc ngay bài viết

Bài 7: “Phá Giá” Trên Sàn Thương Mại Điện Tử

Đây có lẽ là một rào cản lớn nhất cho các anh em Facebook Ads thủ chùn chân mỏi gối khi muốn chuyển dịch sang Sàn Thương mại điện tử. Nhiều khi nhìn thấy hãi hùng không thể tưởng tượng được tại sao trên sàn lại bán sản phẩm của mình dưới cả giá nhập của mình. Còn anh em trên Sàn thì cứ nghe thấy MS/ tool 1đ đều ngán ngẩm tặc lưỡi.

Sàn TMĐT ra đời với cơ chế tìm kiếm và so sánh đã đập đi hầu hết các lý thuyết xưa cũ. Đó là lý do mà cả thế giới có chao đảo mấy vòng đi nữa thì TMĐT Thế giới vẫn phát triển và càng ngày càng thống trị bán lẻ toàn cầu

Bốn bài học để đối đầu với “Phá giá” nói đúng hơn là cạnh tranh về giá:

  • Thứ nhất xác định lại giá trị của bạn ở đâu trong chuỗi giá trị
  • Thứ 2 xác định bạn đang chiến đấu trong từ khóa nào
  • Thứ 3 phải xác định giữ top sản phẩm Hot SKU của bạn bằng mọi giá
  • Thứ 4 Chuẩn bị tiềm lực thật mạnh
  • Thứ 5 “Phá giá” cạnh tranh giá “bền vững”

Tóm tắt lại là Phải sống chung với “ Phá giá/ Cạnh tranh giá” Trên sàn TMĐT. Quan trọng mà mình hiểu rõ nó thế nào và vận dụng sao cho có lợi nhất.

Đọc ngay bài viết

Bài 8: Bán Sàn Thương Mại Điện Tử Lúc Nhiều Đơn Lúc Ít Đơn

“Hồi Trước Em Bán Ngày Vài Trăm Đơn Trên Shopee Nhưng Gần Đây Không Biết Tại Sao Em Không Thay Đổi Gì Mà Đơn Giảm Tụt Thê Thảm? Anh Giúp Em Được Không? “

Bán hàng trên sàn TMĐT khác hoàn toàn bán hàng trên Facebook, trước đây ít đơn thì bạn chạy Ads mạnh mẽ hơn, thêm nhiều content hơn và nhiệt tình hơn, hoặc đi du lịch thì tắt Ads nghỉ.

Sàn TMĐT như Shopee/Tiki/Lazada thì bạn không thể chủ động theo nhịp của bạn mà phải điều chỉnh làm sao khớp với Sàn nhất có thể. Có 3 yếu tố bạn cần quan tâm đó là Nhịp Sàn, Nhịp Shop, và Nhịp Traffic.

Đọc ngay bài viết

Bài 9: Bí Quyết Bán 1,000 Ngàn Đơn Mà Không Cần Phải Cắt Lỗ

Để bắt đầu Bí mật thì AE nên biết về Lợi nhuận xuất phát từ đâu? Và AE chúng ta làm thế nào để tăng lợi nhuận lên mà không cần tăng ngân sách Quảng cáo hay Sales

Công thức “vỡ lòng” có ghi là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

  • Để tăng lợi nhuận thì anh em cần phải thực hiện cùng lúc:
    • Tăng doanh thu
    • Giảm chi phí

Anh em chọn cách nào? Giảm thì có rất nhiều phần, anh em có thể sử dụng định luật Parkinson “Giảm thời gian, tăng khối lượng công việc nhưng vẫn hiệu quả” lúc đó anh em tối ưu được nhân sự.

Nhưng như vậy khá mệt vì phải thay đổi quy trình làm việc, áp lực với nhân sự. Vậy thì còn cách nào khác không? Câu trả lời đó chính là Tối ưu Giá Nhập.

Đọc ngay bài viết

Bài 10: Lựa Chọn Hay Nỗ Lực – 6 Cách Lựa Chọn Sản Phẩm Trên Sàn TMĐT

Chúng ta sẽ không đi mông lung về các kiểu như là lưa chọn kinh doanh hay không kinh doanh, vừa đi làm vừa bán hàng shopee hay dành full time… Hoặc yêu hay không yêu

  • Bàn về Nỗ Lực
  • Các tiêu chí Lựa chọn Sản phẩm
    • Lựa chọn theo sở thích, đam mê!
    • Lựa chọn theo lợi thế họ hàng
    • Lựa chọn theo lợi thế nguồn hàng
    • Lựa chọn theo trend
    • Lựa chọn theo Nghề Cũ
    • Lựa chọn chiến Lược+ Ngành Lớn

Đọc ngay bài viết

Bài 11: Quy Trình Bán Hàng Shopee Cực Đơn Giản

Khách hàng trên shopee đang tiến lên giai đoạn 2, ngoài giá bán ra, thì Khách Hàng còn cực kì quan tâm đến lượt mua, đánh giá, shop yêu thích, uy tín, thương hiệu… 

  • Bước 1: Lập nick Shopee, chuẩn SEO
    • Bước 1.2: Vào tắt ngay cái đăng nhập bằng mã OTP đi
    • Bước 1.3 – Vào trang trí shop
  • Bước 2: Đăng sản phẩm đúng cách lên shop bán hàng, lên top tìm kiếm
  • Bước 3: Nhân bản hàng trăm shopee, phủ kín traffic
  • Bước 4: Buff 1000 Đánh Giá và 5000 lượt mua trong vòng 2 ngày
  • Bước 5: Các Quảng Cáo của Shopee, Cách đấu thầu từ khóa, hạn chế mất tiền ngu
  • Bước 6: Tối ưu đấu thầu từ khóa, đảm bảo ra đơn

Đọc ngay bài viết

Bài 12: 8 Cách Tối Ưu Tiêu Đề Sản Phẩm Shopee

Chắc ai bán hàng trên Sàn TMĐT đặc biệt là Shopee đều biết đến tầm quan trọng của Traffic tìm kiếm tự nhiên của sản phẩm. Có 2 cách để có được nhiều lượt hiển thị từ Tìm kiếm tự nhiên.

Nếu bạn chỉ làm tiêu đề sản phẩm một lần thì chắc chắn là bạn đã bỏ phí đi rất nhiều cơ hội bán hàng của mình. Nhà bán hàng chuyên nghiệp họ tối ưu tiêu đề từ khóa liên tục ( hàng tháng / hàng quý thậm chí hàng tuần). 

  • Mối tương quan giữa tiêu đề sản phẩm với ngành hàng sản phẩm
  • Chú ý đến những từ khóa cấp 2 (từ khóa ngách)
  • Thêm các từ khóa hot vào tiêu đề chính
  • Tiêu đề đuôi công hay đuôi gà
  • Cách dùng dấu cách (khoảng trắng phù hợp)
  • Copy tiêu đề của thằng lead top sản phẩm
  • Nghiên cứu tiêu đề trong mối liên quan đến các chỉ số quan trọng
  • Đừng cố nhồi những từ không liên quan vào tiêu đề sản phẩm

Đọc ngay bài viết

Bài 13: Tối Ưu Các Chỉ Số Dựa Vào Việc Thấu Hiểu Nguyên Lý Chấm Điểm Và Ranking Của Shopee

Trước hết bạn cần hiểu cốt lõi sàn thương mại điện tử cần gì, nó cần trải nghiệm khách hàng tốt nhất, khách hàng tìm được sản phẩm họ cần mua một cách nhanh nhất, và khách hàng sẽ hài lòng với sản phẩm họ mua và quay lại sàn để mua sản phẩm khác.

Mọi người tối ưu 9 điểm này đảm bảo tỷ lệ CTR sản phẩm của bạn sẽ tăng và Ranking sản phẩm sẽ tăng lên trông thấy.

  • Click through rate
  • Shopee mall > Shop yêu thích > Shopee thường
  • Logo cửa hàng tiêu chuẩn đồng bộ
  • Sản phẩm có video luôn được ưu tiên hiển thị
  • Không gì thuyết phục khách hàng
  • Tên sản phẩm cần nổi bật
  • Tỷ lệ giảm giá càng cao càng kích thích người xem click
  • Mua thêm Deal độc quyền -> Thu hút khách hàng
  • Tag Rẻ vô địch

Đọc ngay bài viết

Bài 14: Đặt Giá Trên Shopee – Tiki –Lazada Như Thế Nào Cho Đúng?

Sau một thời gian bán hàng trên sàn TMĐT mình ngộ ra nhiều thứ , Rẻ nhất chưa chắc bán được hàng, Có lúc giảm một chút mà sale tăng chóng mặt. Khách hàng tìm kiếm – hiển thị -> Check giá xem phù hợp với túi tiền của họ không và so với một số sản phẩm khác cùng loại đọc review và mua hàng.

Khách hàng có quay lại hay không và quan trọng nhất là tổng số cuối ngày bạn lãi nhiều hay ít, cuối tháng lãi nhiều hay ít chứ đừng tính riêng 1 sản phẩm.

  • 5 Điều những điều ảnh hưởng đến quyết định đặt giá
    • Giá nhập Tất nhiên giá bạn sẽ tính từ giá này
    • Phân loại hàng hóa
    • Giá của đối thủ cạnh tranh
    • Số lượng đánh giá và số lượt mua
    • Hình ảnh nội dung và sự khác biệt
  • Một số thắc mắc khi đặt giá bán?
    • Giá các sàn có cần giống nhau?
    • Khi nào cần tăng giá/ giảm giá?

Đọc ngay bài viết

Bài 15: Cái Bắt Tay Của Vinid Và Grab, Thị Trường Thương Mại Điện Tử Sang Trang Mới Như Thế Nào?

Cuối 2014, Vingroup quyết định nhảy vào thị trường thương mại điện tử với khoản đầu tư khoảng 50M USD, thành lập công ty VinEcom. Như thường lệ, cái gì Phạm Nhật Vượng chỉ đạo thì ngắn gọn trong hai chữ, “thần tốc”.

Đến tháng 8/2015 adayroi ra đời. Vingroup chưa bao giờ là một công ty công nghệ tính cho tới thời điểm lúc bấy giờ, vì vậy, adayroi thực hiện một kế sách để có thể đi nhanh được, đó là: “Treo thưởng lớn cho các Thợ săn đầu người (headhunters) kéo hết nhân tài từ Lazada, Zalora và các công ty thương mại điện tử khác như VCCorp, VNG, Cungmua … về với Adayroi”

Vingroup đang phát triển mạnh VinID, và lấy đó làm cái core cho các nền tảng. Dự là sẽ đưa nguyên cái trang adayroi lên VinID, tiên phong mở ra một multi-sided e-commerce platform trên nền tảng Ví, bao gồm cả B2C, B2B2C, O2O sau đó thêm C2C, trước mắt là hai lĩnh vực chính là B2B2C và O2O.

VinID thực hiện một kế sách rất khôn khéo, đó là hợp tác cùng Grab và tập trung vào launchpad là O2O, một lĩnh vực mới. Khi tham gia vài cuộc chơi thì cái gì mới, tiếng vang sẽ rất to và đi được thì sẽ rất nhanh.

Đọc ngay bài viết

Bài 16: 10 Các Cách Kiếm Tiền Trên Amazon

Có rất nhiều cách kiếm được tiền ở trên Amazon, tuy nhiên mình tóm tắt một số cách phổ biến, thông qua góc nhìn cá nhân, mong nhận được góp ý của Các Bạn nhé!

  • Nhóm Sản Phẩm Số (Sản phẩm Vô Hình)
    • Bán Sách trên Amazon thông qua trang Web: Kdp.amazon.com
    • Tiếp thị liên kế: Affiliate-program.amazon.com
    • Thiết kế Áo Thun với: Merch.amazon.com
    • Xuất bản Vieo với chương trình Amazon Video
    • Sản xuất âm nhạc với chương trình Amazon Music
    • Sản xuất phần mềm ( Games. Phần mềm)
  • Nhóm các sản phẩm vật lý (sờ nắm được)
    • Bán hàng Handmade thông qua Amazon Handmade
    • Dropship với Amazon
    • Mô Hình FBM Fulfillment by Merchant (FBM)
    • Mô Hình FBA Fulfillment by AmazonAmazon

Đọc ngay bài viết

Bài 17: Mâu Thuẫn Giữa Phát Triển Sàn Và Facebook/Sàn Và Offline/Sàn Và Bán Buôn 100%

Rất nhiều công ty hiện chỉ nghĩ rằng đơn giản mình đang bán hàng tốt qua facebook, qua các cửa hàng offline, qua các kênh phân phối khác. Vẫn hàng đó thì chỉ bán thêm kênh sàn là cho hàng lên và bán thôi.

  • Tuy nhiên đời không như là mơ
  • Sản phẩm là cốt lõi
  • Mạng xã hội là bệ phóng
  • Lựa chọn và đánh đổi

Càng ngày cạnh tranh trên Sàn Thương mại điện tử ngày càng khốc liệt nếu bạn không Focus tập trung 100% vào nó thì khó mà bùng cháy được. Nếu bạn muốn phát triển bình thường bán được thêm thế nào được thì bán thì không có vấn đề gì còn nếu bạn muốn phát triển mạnh, siêu to khổng lồ thì cần phải nghiên cứu sản phẩm mới dành riêng cho sàn hoặc xây 1 thương hiệu mơi cho sàn.

Đọc ngay bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 3.5 / 5. Số phiếu: 2

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...