MBA là Master of Business Administration, thường được dịch là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, đôi khi được diễn ra là “Married But Available” (Đã có vợ, nhưng vẫn sẵn sàng).
Các chương trình MBA dạy về quản trị kinh doanh (tạm dịch), bao gồm quản trị công ty (Corporate Governance) và quản lý công ty (Corporate Management), và còn có MBA chuyên sâu hơn vào các ngành marketing, tài chính, quản lý chất lượng, quản lý vận hành, quản lý nguồn nhân lực…
Có rất nhiều anh chị em có bằng MBA, BBA, và có cả DBA (Doctor of Business Administration), PhD (Doctor of Philosophy).
Những vấn đề dưới đây có thể là những ví dụ về những điều như thế (nó trái ngược với những điều nhiều người từng nghe, từng đọc)!
- Phân biệt rõ giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo (mà tôi từng chia sẻ nhiều lần).
Ngay cả phân biệt giữa “quản trị công ty” và “quản lý công ty”, cũng không có mấy những bài giảng riêng và chuyên sâu để hiểu thật rõ về những đặc thù và khác biệt của hai phạm trù này.
Chỉ những ai có trải nghiệm thực tế khi tham gia họp và thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của các công ty đại chúng và công ty niêm yết; và chỉ những ai có nghiên cứu sâu về CGP (Corporate Governance Principles), thường được dịch là “Các nguyên tắc quản trị công ty” thì mới hiểu rõ sự phân biệt này.
Hiện có rất nhiều nhầm lẫn khái niệm ngay cả trong giới chuyên gia, trong ngôn ngữ báo chí chính thống, và ngay cả trong tên của các chủ đề hội thảo về quản lý, kinh doanh có quy mô lớn.
- Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, cái nào đặt trước, cái nào đặt sau, vì sao?
Nhiều tập đoàn lớn, nơi có nhiều MBA và chuyên gia tham gia làm việc, tư vấn, cố vấn, khi truyền thông trên website đã nhầm lẫn và không hiểu đúng bản chất các khái niệm này!
- Nhà quản lý cấp độ 5 (thế giới toàn nói về nhà lãnh đạo cấp độ 5, và 5 cấp độ lãnh đạo, chẳng ai nói đến các cấp độ quản lý cả)
- Khẳng định làm thương hiệu ngay từ trước khi tung sản phẩm ra bán, chứ không phải ngược lại!
- Khẳng định marketing và branding dẫn dắt trải nghiệm khách hàng (customer experience), chứ không phải ngược lại!
- Khẳng định marketing “đẻ” ra thương hiệu, và thương hiệu sau khi ra đời sẽ dẫn dắt marketing!
- Khẳng định chất lượng sản phẩm không làm nên thương hiệu; cách làm thương hiệu mới làm nên thương hiệu!
- Khẳng định tổng giá trị cảm nhận của khách hàng quyết định đến việc mua hàng và trung thành chứ không phải chất lượng, trải nghiệm, hay sự nổi tiếng của thương hiệu.
Tất cả những thứ đó chỉ góp phần, chứ không quyết định được việc mua hay không mua hàng của khách hàng.
Doanh nghiệp cần đầu tư vào nhiều yếu tố (bao gồm các yếu tố trên) để đem lại tổng giá trị cảm nhận khách hàng DƯƠNG (lớn hơn không) và CAO HƠN ĐỐI THỦ!
- Khẳng định nhân viên có thể quản lý cả sếp, giúp sếp thành công để sếp giúp mình thành công!
- Khẳng định quản lý nguồn vốn con người (human capital) quan trọng hơn là quản lý nguồn nhân lực (human resources)!
Một bên là đầu tư (invest), phát triển (raise, develop) để tăng vốn, bên kia là khai thác (exploit) nguồn nhân lực (human resources), không khác gì khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (natural resources).
- Cần hiểu và làm theo cả customer insight chiến lược lẫn customer insight thực thi….
Còn vô số những điều mà các chương trình MBA không dạy, các bạn có thể tìm thấy.
Đó là những “đặc sản”, tạo nên sự khác biệt, mang lại giá trị rất lớn cho những người tham gia.
Chia sẻ của Nguyễn Hữu Long