Nghệ Thuật Phát Báo Giá (Nói Giá) Và Quy Luật Giá Trị – Giá Cả

Rất nhiều lần, anh em nhân viên kinh doanh chạy đến hỏi tôi:

– Anh ơi, sao em phát báo giá đi rồi mà khi liên hệ lại hỏi thăm khách hàng. Họ cứ bảo GIÁ MÌNH MẮC. “Mắc là chữ cửa miệng” của khách hàng luôn á anh ơi. Giờ mình phải làm sao hở anh???!!!

Và tôi thường hỏi vặn lại: “Mắc là mắc so với….. cái gì hở em? Em đã làm rõ GIÁ TRỊ của sản phẩm, dịch vụ của chúng ta cho khách hàng hiểu chưa?””.

Có 1 lần khác, trong buổi họp giao ban, tôi đã tranh cãi nảy lửa với bạn IT vì cậu ấy cứ một mực đòi show hết “giá cả” sản phẩm lên website của công ty.

Hoặc là khi hỏi thăm về tình trạng của 1 gói thầu nào đó, câu trả lời của các bạn luôn là: Thua rồi anh, mình thua đối thủ cái này, cái kia, cái nọ…. Và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến BẢNG BÁO GIÁ.

Vậy, mình xin chia sẻ 1 chút về Nguyên tắc PHÁT ĐI Báo giá – Nghệ thuật nói giá

Không báo nhiều, chỉ báo đúng

Nhân viên kinh doanh phải hiểu và xác định đúng nhu cầu khách hàng (bao gồm nhu cầu có thật và nhu cầu ước muốn), khả năng mua hàng của họ. Không báo chênh lệch quá cao hoặc quá thấp “nhu cầu sử dụng” này.

“Giá cả” xoay quanh “Giá Trị”

Báo giá phải nêu thật rõ cho khách hàng hiểu rõ GIÁ TRỊ của sản phẩm và các điều kiện thương mại kèm theo như các điều khoản về bảo hành, giao hàng, thanh toán… nêu rõ và nổi bật “Lợi thế cạnh tranh trực tiếp” giữa chúng ta và các đối thủ trực tiếp khác.

GIÁ CẢ chỉ mắc hay rẻ khi so sánh với CHÍNH GIÁ TRỊ của sản phẩm – dịch vụ đó, chứ không phải là Giá cả của đối thủ. Nên nếu khách hàng còn mơ hồ về Giá trị sản phẩm, dịch vụ của chúng ta, thì tuyệt đối chưa nên phát báo giá.

Tìm hiểu đối thủ

Tìm hiểu được càng nhiều càng tốt thông tin của các đối thủ cạnh tranh: Giá và điều kiện thương mại của họ. Để nếu cần thiết thì điều chỉnh cho phù hợp.

Thời điểm phát báo giá

Không báo giá sớm: Khi báo giá sớm, chúng ta dễ gặp phải tình huống:

  • Không đủ thời gian trình diễn Giá Trị.
  • Khách hàng lấy chính báo giá của chúng ta làm cột mốc đàm phán với đối thủ. (Trong nghề sales gọi là “quân xanh” hay “chân gỗ”…)

Không báo giá quá trễ, vì rất có thể khi đó, thương vụ đã an bài.

Đối với các bạn bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, showroom hoặc bán online cũng vậy, chỉ nói giá khi biết rõ nhu cầu của khách hàng, đừng nói giá vu vơ, mất “cái duyên” của giá!

Chúc mọi người luôn có tỷ lệ chốt sales thật cao thông qua việc báo giá ĐÚNG.

Chia sẻ của Tri San

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...