Ngày nào bạn còn nói: “Ngành tôi đặc thù lắm, anh chị không hiểu được đâu” thì chứng tỏ kiếp này bạn chỉ xứng đáng có được như hiện tại!
Đầu tiên, mình làm chuỗi giáo dục nghệ thuật trong thị trường ngách, mình nghĩ vậy!
Rồi mình đầu tư vào thời trang, mình cũng nghĩ phải có gu đặc thù lắm. Đến khi mình thấy thị trường thời trang cứ bùng nổ tán loạn. Hóa ra, giới hạn là bởi tư duy logic của chính mình.
Sau đó mình tham gia chuỗi cafe, rồi nhà hàng Nhật, Ý, bia hơi, healthy… Rồi phân phối từ sơn cho xây dựng dân dụng tới vật liệu cho xây dựng công nghiệp. Và rồi quay lại đầu tư trung tâm tiếng Anh, lại vận hành cả game giải trí…
Sao mình làm được nhiều thứ thế? Bởi mình phát hiện ra khiếm khuyết không tới từ sản phẩm, cũng chẳng phải khách hàng, ngành hàng; Mà khiếm khuyết là ở sự thấu hiểu mô hình. Tức là khiếm khuyết không chỉ ở tư duy phương pháp, mà còn là ở nhận thức, ở trí tưởng tượng, sự tập trung, tính chủ động trách nhiệm của mình.
Là một người tự tay vận hành các hệ thống chuỗi từ bé tới lớn, từ bán lẻ B2C tới bán buôn B2B, từ mô hình có sản xuất, gia công tới phân phối và dịch vụ bán hàng, mình đúc kết ra 3 nhận định cơ bản:
- Sự khác biệt giữa công việc vận hành các mô hình là không quá 10%.
- Cùng một công sức vận hành thì hệ thống càng nhỏ càng vất vả. Quy mô nhỏ thì cái gì cũng thiếu hơn, thiếu nhất là tư duy của founder, hệ thống quản lý cấp trung. Đưa cái gì mới ra là bảo khó áp dụng. Chưa đánh đã bàn lùi, giải tán cmn đi.
- Sự khác biệt lớn nhất nằm ở con người, vì founder nào thì tạo ra nhân sự đó. Ngược lại, sự tương đồng lớn nhất cũng là vấn đề con người. Giải quyết được nhận thức, tư duy và sự phối hợp giữa nhân sự với công ty, giữa nhân sự với nhau thì mọi chuyện sẽ trơn tru hết.
Vẫn câu nói cũ: Ngành nào chẳng có chút đặc thù riêng, nhưng đừng có kiểu nghĩ chỉ có mình sinh ra để làm nghề này theo cách này. Ok?
Bạn cứ vận hành cùng lúc 3-4 công ty đi thì sẽ so sánh dễ hơn là làm từng cái một.
Chia sẻ của Tu Nguyen