Mục lục
Hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa CHUYỂN ĐỔI SỐ và SỐ HOÁ.
Tôi Post bài này để thấy rõ sự khác biệt Digitalization (số hoá) và Digital Transformation (chuyển đổi số). Để từ đó các doanh nghiệp hình dung ra được và suy nghĩ cụ thể ở lĩnh vực mình đang kinh doanh, có sự chọn lựa và định vị đúng.
Mục tiêu
Mục tiêu SỐ HOÁ là để duy trì phát triển, tin gọn, dễ mở rộng quy mô, nâng cao lợi thế cạnh tranh, trải nghiệm khách hàng, trong khi mục tiêu CHUYỂN ĐỔI SỐ là để chuyển qua một giai đoạn phát triển mới/số (\nắm bắt cơ hội tăng trưởng mới/số) trong môi trường số.
Bắt đầu từ đâu?
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ một ánh xạ từ mô hình kinh tế truyền thống qua môi trường số, ánh xạ ấy có thể gọi là cơ hội tăng trưởng mới/ số, thước đo là tăng trưởng cấp số nhân. Nói cách khác nó là một chiến lược số để chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế số.
Sau khi xác định cơ hội tăng trưởng mới, mô hình kinh tế mới hay chiến lược nắm bắt cơ hội tăng trưởng mới được khám phá để hiện thực hoá cơ hội tăng trưởng đó, chúng ta mới lựa chọn công nghệ phù hợp để thực hiện, ngược lại với số hoá, với số hoá, sau khi chuẩn hoá doanh nghiệp (quy trình, mô hình,…).
Ta đi xác định công nghệ phù hợp để tiến hành số hoá, bởi số hoá về bản chất vẫn giữ nguyên mô hình cũ của doanh nghiệp.
Chính vì thế chuyển đổi số rất khó để thực hiện ngay chính bên trong doanh nghiệp, bản thân nó không thể tự phá huỷ để chuyển đổi, mà doanh nghiệp phải có vườn ươm, tạo ra các spinoff/startup để thực nghiệm các cơ hội tăng trưởng mới, tạo ra đoàn tàu giá trị mới, dần tiến tới chuyển đổi số một phần hay hoàn toàn.
Những điểm khác biệt giữa chuyển đổi số và số hoá qua một so sánh
Để một phần hình dung, tôi lấy hai hãng taxi và dịch vụ vận chuyển khác để so sánh, đó là hãng Taxi truyền thống đã ứng dụng CNTT (tạm gọi ERP-Taxi) để quản trị doanh nghiệp toàn diện và một loại hình kinh tế số đã chuyển đổi số ngành taxi truyền thống, như Grab:
- Taxi – Ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá quy trình, nghiệp vụ (Tạm gọi ERP-Taxi) là một dạng số hoá.
- Taxi – Grab là một dạng chuyển đổi số của ngành taxi truyền thống.
ERP-Taxi và Grab đều ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ số.
Tuy nhiên hai mô hình khác nhau: Kinh tế quy mô (ERP-Taxi) và Kinh tế số (Grab), sau đây là những đặc điểm khác biệt chính:
Mô hình kinh doanh:
- ERP-Taxi vẫn giữ nguyên mô hình kinh doanh truyền thống, mua xe rồi thuê tài hoặc cho thuê khoán phục vụ khách hàng, nhưng mô hình này được số hoá, mọi giao dịch trên phần mềm.
- Grab mô hình hoàn toàn khác, gọi kinh doanh số (digital business), không sở hữu xe, những người có xe cộng tác với Grab để phục vụ khách hàng.
Trọng tâm thay đổi
- ERP-Taxi thay đổi bên trong, tổ chức là trọng tâm, số hoá quy trình, nghiệp vụ, vận hành để tối ưu hoá quá trình vận hành, giảm thiểu rủi ro…
- Grab thay đổi bên ngoài, tạo mạng lưới khách hàng là yếu tố quyết định thay đổi.
Thế mạnh cạnh tranh
- ERP-Taxi ứng dụng công nghệ thông tin như một công cụ, cạnh tranh trong ngành (chỉ cạnh tranh giữa các hãng taxi), phân biệt rõ đối thủ, tài sản bên trong (taxi tự mua)
- Grab ứng dụng công nghệ thông tin như là một nền tảng, có thể xây dựng nhiều mô hình kinh doanh khác trên đó, như giao đồ ăn, ví điện tử,… nên cạnh tranh giữa các ngành khác nhau, đối thủ mờ và cạnh tranh có cộng tác, tài sản bên ngoài (Taxi của tài xế).
Khách hàng:
- ERP- Taxi khách hàng đại chúng
- Grab có mạng lưới khách hàng
Khả năng nhân rộng
- ERP-Taxi khó nhân rộng, nền kinh tế quy mô, muốn nhân rộng phải mua xe,…
- GRAB nhân rộng dễ dàng, nền kinh tế số.
Dữ liệu:
- ERP-Taxi sử dụng dữ liệu để giúp ra quyết định quản trị, vận hành.
- Grab sử dụng dữ liệu để khai thác chuỗi giá trị, kinh doanh số, tài sản là dữ liệu, từ đó mà hình thành “đoàn tàu giá trị”
Đổi mới sáng tạo
- ERP-Taxi khó thử nghiệm, hẹp
- Grab thử nghiệm nhanh, rộng, tạo ra đoàn tàu giá trị, xuyên lĩnh vực.
Giá trị
- ERP-Taxi, giá trị ở trong lĩnh vực, ít thay đổi
- Grab, giá trị ở các lĩnh vực biên giới mềm, luôn thay đổi
Cách thức thực hiện
Một doanh nghiệp muốn chuyển đổi số, tốt nhất là hãy tạo các xuồng cao tốc bên cạnh (có thể là các spinoff) để dần dần dẫn dắt con tàu lớn chuyển đổi số.
Không nhất thiết chuyển đổi số hoàn toàn, tốt nhất vẫn giữ nguyên mô hình kinh doanh hiện tại; sau đó chuyển đổi số từng thành phần, bằng cách tạo ra các thử nghiệm cho từng góc, cạnh, đổi mới sáng tạo.
Thông qua các spin off, sau này sẽ phát triển thành các công ty độc lập, lớn mạnh, có thể hoặc thay thế hoàn toàn mô hình truyền thống (chuyển đổi hoàn toàn) hoặc cùng tồn tại song song (chuyển đổi thành phần), tương trợ nhau.
Hầu hết hiểu lầm số hoá là chuyển đổi số, vì thế nghĩ ngay đến công nghệ;
Thực ra phải là một mô hình kinh doanh số, một chiến lược kinh doanh số, sau đó mới nói đến công nghệ phù hợp để thực hiện
Các ví dụ chuyển đổi số
- Uber, Grab là chuyển đổi số của ngành taxi
- Netflix là chuyển đổi số băng đĩa,… nhưng trước đó vẫn chỉ hình thức e-business nay đã qua digital business.
- Airbnb là một ví dụ của chuyển đổi số của ngành dịch vụ khách sạn
- – …
Digital Business là đích đến, Digital transformation là quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống qua Digital Business.
Chia sẻ của Dương Trọng Hải