Mobile Money Và Ví Điện Tử Sẽ “Killing” Bao Nhiêu Business Khác Trong Tương Lai?

Vào năm 2009, Momo là đơn vị đầu tiên được cấp phép thí điểm ví điện tử, với thông điệp rõ ràng ngay từ khi thành lập, momo = mobile money, có thể nói momo là người tiên phong với vision sâu sắc nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực fintech. Một tầm nhìn 20 năm. Cụ thể và thực tế tại thị trường Việt Nam.

Thời điểm đó internet usage bắt đầu nở rộ với các trang diễn đàn và mạng xã hội, game online… nên mobile money lúc bấy giờ xoay quanh việc top up thẻ game, thẻ cào…

Cho đến tháng 5 năm 2014, momo mới deploy được các bản mobile apps đầu tiên với hình thức chuyển tiền p2p, từ ví qua ví… Từ đó cho đến nay, momo vẫn consistent với một nhiệm vụ duy nhất: Phát triển mobile money.

So sánh với Momo ở Việt Nam thì tại xứ sở Cờ Hoa, paypal đã ra đời trước đó 16 năm, vào tháng 12 năm 1998, những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 19.

Trong lúc nhiều người còn mải đồn đoán trái đất diệt vong và tận thế vào năm 2000 thì Elon Musk đã M&A (merges & acquisitions) thành công và đưa confinity, công ty chủ quản Paypal về với x.com, một ngân hàng trực tuyến, sau khi mọi người đón chào năm mới 2000 không phải trên chuyến tàu Noah. Còn khắp cả nước Mỹ vẫn ngờ vực một câu hỏi, liệu PayPal có phải là một bank hay không? Thì rõ, x.com + confinity = PayPal.

Paypal phát triển nhanh đến nỗi, chỉ vọn vẹn hai năm sau đó đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), sáng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Huê Kỳ (Nasdaq: PYPL) chiều tối thu về 70.2M USD…

Paypal tồn tại từ đó cho đến nay được 21 năm mà không phải hứng chịu bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào dù là cuộc Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, mà dù là Lehman Brothers, được xếp thứ 47 trong số 500 corps lớn nhất tại Mỹ lúc bấy giờ, theo 2007 Fortune 500, cũng sụp đổ hoàn toàn. Còn PayPal chỉ phải cắt bỏ 3% nguồn nhân lực của mình để tối ưu chi phí.

Thời điểm đó, Paypal vững chãi qua kỳ khủng hoảng như vậy là vì 02 lý do chính:

  • Tiền gửi trong paypal không phải là gửi vào “ngân hàng” và không được bảo hiểm bởi FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation: Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ). Có thể hiểu đơn giản là “tiền chợ đen” trong giai đoạn khủng hoảng nói trên.
  • Tiền gửi trong Paypal là “mobile money” và được hold bởi Paypal, không phải là một bank, không có lợi tức (interest) và không chịu lạm phát… (quay trở lại mục 1) và được quyết định bởi sức mua (purchasing power)… Mình không nói tiền đã đi ra khỏi PayPal…

Và đó là tiền đề cho mobile money và mô hình Ví điện tử. Điểm trọng yếu để một cái ví điện tử tồn tại mà không lo về brankrupt đó là Ví điện tử có chức năng “hold” tiền nhưng không đóng vai trò như một “bank” đúng nghĩa.

Như đã nói ở bài trước, ví điện tử giải được một bài toán làm đảo chiều cashflow của consumer market, cụ thể là đối với thị trường thương mại điện tử và các mô hình có online payment khác nên mình đi thẳng vào topic của bài viết này là liệu mobile money và ví điện tử như Momo sẽ “killing” bao nhiêu mô hình business khác trong tương lai?

Tiền mặt

Nhiệm vụ của mobile money và ví điện tử ra đời trước tiên là loại bỏ tiền mặt. Với hệ thống quản lý của central bank thì mobile money thay thế cash có ý nghĩa như thể tiền polymer thay cho tiền giấy vào năm 2003, còn xa xưa hơn là tiền giấy thay cho tiền kim loại (vàng và bạc) mở ra các thời kỳ lạm phát rõ nét hơn về sau…

… Và quốc gia đầu tiên trên thế giới loại bỏ được tiền mặt có lẽ là Trung Quốc… Để làm được điều đó thì cần proceed hai vấn đề như sau:

  • Một là ở trong nước, để loại bỏ tiền mặt hoàn toàn triệt để thì trước tiên phải loại bỏ các loại thẻ ngân hàng và chuyển đổi thành thẻ ảo. Vai trò này chỉ có central bank và các các nhà băng trong nước thực hiện. Còn việc của các ví điện tử là đi mở rộng dịch vụ & phổ cập ứng dụng người dùng.
  • Hai là ở ngoài nước, để loại bỏ hoàn toàn tiền mặt và thẻ bank thì phải loại bỏ được thẻ credit card…

Đối với vai trò này có thể thấy Trung Quốc làm việc phổ quát nhất mà họ đã có sẵn cơ sở nền tảng là cộng đồng China Town trên khắp các châu lục, khi họ penetrate local markets để mang lại tiện ích trước là cho cộng đồng Hoa kiều sau là lấn sân sang các dịch vụ địa phương cho người dân bản địa…

Vào tháng 11 năm 2017, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) với cổ đông lớn nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Alipay…

Ngoài ra những tập đoàn khác với consumer base khổng lồ, gần bằng dân số toàn cầu, như Apple (1.4B user trên Apple devices), Facebook (2.4B users), Google (2b users từ android devices), SamSung (900M active devices, ? đã bán ra hơn 2B Galaxy devices) , Wechat (1B DAU)… mới làm được điều này, loại bỏ thẻ credit card.

Chẳng hạn như Apple Pay ra đời để giải quyết bài toán trên, dù ở thời điểm hiện tại họ vẫn phải phát hành thẻ vật lý cho lượng người dùng hiện hữu, sau đó mới dần dần chuyển đổi cơ sở hạ tầng và mục đích sử dụng…

Tương tự như thế các công ty lớn ở mỗi quốc gia đều đau đáu về digital transforming để cùng giải quyết vấn đề của nhân loại… Google (Google Pay: Gpay), Facebook (đã quá độ lên cryptocurrency, một hình thức token money với dự án Libra); Ở Trung Quốc thì có Alipay, WechatPay; Korea có Samsung Pay; Ấn Độ có Paytm, Việt Nam có người đi đầu là chú lái tàu Momo…

Tiền mặt bị loại bỏ thì mô hình các ngân hàng phải chuyển đổi số (digital transformation).

Ở Việt Nam có VPbank là cấp tiến nhất khi chạy riêng một dự án, Timo Bank, ra mắt từ tháng 11 năm 2016. Đây có lẽ là digital bank đầu tiên tại Việt Nam mặc dù là chưa hẳn vì phải operate trên cơ sở của VPBank. Chắc hẳn tham vọng của ban phát triển dự án Timo vẫn luôn bị kìm kẹp, ấm ức và không vui vì điều này. Timo rất có tham vọng và làm rất tốt.

Tiếp sau đó là Vingroup mà mình đoán là sẽ thành lập Vinbank, chứ chưa phải là các ngân hàng khác vì cả một hệ thống ngân hàng nằm dưới central bank chịu sự quản lý ì ạch của nhà nước, chưa bao giờ có thể phản ứng nhanh bằng hành động trước sự thay đổi công nghệ nhanh như gió giật khắp toàn cầu…

Còn đối với ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì Grab Bank dự kiến sẽ nhảy vào cuộc chơi ngân hàng số trong nay mai. Chuyện Grab Bank và Vin Bank, ai dạy ai bay, ai bắt tay ai hồi sau sẽ rõ…

Đối với ngành banking, bài toán cardless hay cashless là bài toán con gà quả trứng cổ điển, cứ phải làm song song để chờ sự chuyển đổi cục bộ.

Payment gateway & payment processor

Mình không rõ một số payment gateways nổi đình nổi đám một thời như Nganluong (của Nexttech), Baokim (Của Vatgia), Onepay (là representative của Mastercard và được backed bởi Vietcombank), 1pay (của MOG và Truemoney Thái Lan), 123pay (của VNG), Smartlink (nay là Napas), Sohapay (của VCCorp)… bây giờ như thế nào nhưng trong tương lai gần, cụ thể là từ bây giờ mà không transform thành “ví điện tử” thì coi như bị killing dần dần…

Người ta nhắc đến payment gateway từ những năm 2013 – 2017 chứ không phải là 2020 nữa. Giờ đã 2020 rồi.

Chúng ta có thể nhìn vào case của VNG. 123pay ra mắt vào tháng 2 năm 2016, cũng như những payment gateway và processor khác, là để phục vụ ngành thương mại điện tử và thanh toán online… đến bây giờ đã chuyển đổi sang zalopay.

Có thể nói là “123pay” đã tiến hóa thành “zalopay”. Từ một payment gateway tiến hóa thành một ví điện tử nên Zalopay còn đóng vai trò như một payment processor… để maintainance các dịch vụ / khách hàng cũ… Chuyển đổi cục bộ trước, toàn bộ sau.

Ví dụ, khi thanh toán trên Tiki và chọn internet banking thì sẽ được chuyển đến zalopay từ đó “smart link” qua cổng Napas. Napas đến giờ vẫn luôn tồn tại là để central bank quản lý, nên tất cả mọi “internet banking” đều phải qua Napas.

Từ trước đến giờ, Central bank i.e nhà nước khi cấp phép thì có 02 vấn đề cần cân nhắc đó là payment gateway và ví điện tử. Thí điểm ví điện tử từ 2009 đến nay sau 10 năm vẫn chưa ngã ngũ vì cần phải xây dựng khung pháp chế và hành lang pháp lý liên quan.

Đến khi 100% chuyển đổi từ Payment Gateway thành Ví điện tử và từ Bank thành Digital Bank thì công ty như Napas không còn cần thiết nữa. Lúc đó National Payment Service Vietnam (NAPAS) sẽ đổi thành National E-Wallet Service Vietnam (NAWAS)…

Thế nên các mô hình gateway, processor của các private sectors sẽ biến mất khỏi thị trường nhanh như có thể để những ví điện tử như Momo, và ngân hàng số Timo định nghĩa mới ngành finance & banking…

Mô hình máy POS với hệ thống CRM và cổng thanh toán tại quầy

Cái core của doanh nghiệp là khách hàng, và khách hàng được định nghĩa một cách thực tế nhất, là những người đã thanh toán thành công cho sản phẩm và dịch vụ của mình mà không hủy đơn hàng. Nên dù ít hay nhiều thì họ luôn cần một máy POS tích hợp hệ thống CRM và payment gateway…

Như đã nói ở trên thì payment gateway tèo thì mô hình POS truyền thống cũng tèo vị họ buộc lòng phải đi hợp tác với các Ví điện tử.

Ví điện tử là một platform chứ không chỉ là cái gateway nên không sớm thì muộn họ cũng cung cấp hệ thống CRM cho các “máy POS”… Họ không làm thì có các S-a-a-S khác sẽ làm cùng với họ.

Đến nay ở Việt Nam chưa có một E-wallet P-a-a-S nào đúng nghĩa thậm chí còn chưa là Platform nhưng nhiều người thích gọi là Platform thì mình cũng gọi là Platform cho technically.

Mô hình các máy POS sẽ disappear sớm khi các Ví điện tử đồng loạt triển khai nation wide…

Bạn nào nhanh tay thì nên đi hợp tác với các Ví trước, đến khi họ chuyển đổi từ Mobile app thành App platform rồi thành P-a-a-S thì mình chuyển đổi thành S-a-a-S.

Quá trình này vẫn còn cần một khoảng thời gian dài, tuy nhiên các mô hình POS nên bắt tay từ bây giờ, business is not overnight nhưng công nghệ thì thay đổi nhanh như bạn gái cũ…

Mô hình membership & loyalty platform

Tính đến thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam có khoảng 30 cái giấy phép Ví điện tử chưa kể khoảng 57 ngân hàng khác sẽ transform thành digital bank với chiếc “ví” trong tay. “Hiệp hội bank và fintech Việt Nam” lên kế hoạch giảm 90% cash-based transactions vào năm 2016 xuống còn 10% vào năm 2020 nhưng hơi khó, ít nhất phải đến 2022.

Những việc như vòng gọi vốn hơn 100M USD của ví điện tử Momo sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn…

Sự chuyển đổi từ cash thành mobile money đi kèm theo đó là các mô hình dịch vụ nền tảng có similar functionality trong lĩnh vực fintech như membership & loyalty platform vì chúng có cái tạm gọi là “token-money”

Có thể dễ dàng nhận thấy rõ nhất điều này khi chúng ta dùng VinID lúc mua sắm và sử dụng dịch vụ của Vingroup. 1 điểm của VinID tương đương 1.000đ. Thay vì trả bằng tiền thì bạn có thể trả bằng điểm VinID tại các cửa hàng Vinmart…

Ở Việt Nam có rất nhiều mô hình membership & loylaty points được xây đựng, rõ ràng nhất là các hệ thống siêu thị như Coop mart, bigC, Lotte Mart; Convenient stores như 7Eleven, Familymart…; các trang thương mại điện tử; các hệ thống bán lẻ; chuỗi cửa hàng…

Bên cạnh đó có các mô hình nền tảng” khác như Abby, Zody, Posify, Peko, Tichdiem.vn, Linkcard…

Tuy nhiên các dự án như thế này thì phần lớn hoạt động một thời gian sau đó sẽ shut down hoặc pivot sang mô hình khác hoặc có thể làm kiểu S-a-a-S với dạng whitelabel service…

Lý do các ứng dụng như thế này closing dần là vì hai lý do chính:

  • Thứ nhất: Họ không có hệ sinh thái của riêng mình, cũng không có cổng thanh toán của riêng mình. Họ dùng merchants làm bàn đạp để build hệ thống membership cho họ hơn là build hệ thống membership cho merchant.

Nghĩa là members có được thì từ “cổng” của merchant đi vào. Giả sử mỗi merchant có 1000 members và nếu họ có 100 merchants thì họ có 100.000 members. Thế nên merchants sẽ nhận ra một điều là “So what? – Làm để làm gì? Tại sao mình lại đi build data cho thằng khác…” hơn nữa top of mind của họ là “đi tìm khách hàng mới”.

  • Thứ hai: Dù xây dựng loyalty program kiểu gì thì chỉ được một thời gian nhất định vì họ chẳng nắm được đằng chuôi là “transaction” của consumers… Còn nếu họ hợp tác với một bên cổng thanh toán khác thì quay trở lại lý do đầu tiên, nhưng là ở góc nhìn từ phía cổng thanh toán…

Thế nên, khi các ví điện tử nhảy vào mô hình này thì họ sẽ làm từ chiều ngược lại, giải quyết cả 02 vấn đề trên, đó là: “Lấy transaction base làm cái core để xây dựng membership cho merchant vì họ đã nắm đằng chuôi tức là nắm các transaction của khách hàng đối với merchant đó. Có nghĩa là họ đang xây dựng membership “đến cho” merchant, chứ không phải “dành cho họ”.

Các mô hình membership & loyalty platform nên có sự thay đổi từ bây giờ, nếu không thì cứ làm mà chẳng đi đến đâu cả…

[To be continued]

Câu hỏi đặt ra là KHI NÀO mobile money và ví điện tử như Momo sẽ “killing” mô hình nào trước trong hai triệu năm tới?

Chia sẻ của Nguyễn Việt Hùng

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 1 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...