Mục lục
Doanh nghiệp Burger kinh doanh Bất Động Sản như thế nào?
“Its easy to have principles when you’re rich The important thing is to have principles when you’re poor. ” – Ray Kroc –
Mọi người truyền tai nhau câu nói: McDonald’s không phải công ty bán bánh Burger, mà họ là công ty BĐS. Nhiều người nói câu này nhưng thực tế không hiểu câu chuyện đằng sau. Vậy thực tế?
Mô hình fastfood của mcdonald’s
Chuỗi nhà hàng McDonald’s ra đời ban đầu từ ý tưởng của hai nhân vật có tên Richard and Maurice McDonald.
Ở thời điểm đó, Ray Kroc chuyên bán máy xay sinh tố và khá thành công với nghề này. Sau thế chiến II, công việc kinh doanh của Ray Kroc bị chậm lại nhưng ông phát hiện ra một nhà hàng nhỏ ở California của anh em nhà McDonald vẫn mua rất nhiều máy sinh tố, thậm chí còn nhiều hơn cả những cửa hàng lớn ở các thành phố sầm uất hơn.
Ray Kroc quyết định đến California
Ông quyết định đến thăm cửa hàng của anh em nhà McDonald và nhận thấy đây là một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách hàng chọn đồ với một menu được ấn định sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được sắp xếp một cách rất khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn cực nhanh. Khách hàng lựa chọn món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó.
Chứng kiến lượng khách hàng khủng khiếp của McDonald’s, Ray Kroc lập tức mường tượng ra một viễn cảnh khi phát triển McDonald’s ra toàn bộ các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ.
Ông chia sẻ tầm nhìn của mình với anh em nhà McDonald (Mà sau này ông kể lại trong buổi nói chuyên với sinh viên Đại học Havard): “Các anh đang ngồi trên một đống vàng. Hãy phát triển và mở rộng mô hình nhà hàng của các anh ngay lập tức!”. Tuy nhiên anh em nhà McDonald chần chừ: “Chúng tôi cũng muốn vậy. Nhưng ai giúp chúng tôi?”. Ray Kroc nhanh chóng đáp lời: “Tôi sẽ đảm đương công việc này!”.
Mô hình dòng tiền bất động sản ẩn của ray kroc
Sau khi đảm đương công việc phát triển Nhượng quyền cho McDonald’s, Ray Kroc đã đẩy thương hiệu này lên một tầm cao mới. Việc phát triển chuỗi McDonald’s thành công rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald sợ hãi, muốn dừng lại. Ray Kroc đã quyết định vay mượn và mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá 2, 7 triệu USD, mức giá kỷ lục trong lĩnh vực nhà hàng thời đó.
Ban đầu anh em nhà McDonald’s không chịu nhượng lại chuỗi của mình cho Ray. Tuy nhiên do có tầm nhìn từ trước nên Ray Kroc đã âm thầm bắt tay và mua toàn bộ các BĐS mà McDonald’s đang thuê.
Quay lại trên bàn đàm phán để mua lại McDonald’s, với sức ép là chủ đất cả tất cả các BĐS đó, Ray Kroc đã có tiếng nói thực sự trọng lượng. Và cuối cùng cuộc thương thuyết thành công với cả sức ép là Ray sẽ tăng giá thuê hoặc đuổi các quán McDonald’s đang ở trên đất của mình đi.
Nhiều người cho rằng Ray bất nhân nhưng thực ra Ray cũng khá hào hiệp khi mua thâu tóm toàn bộ McDonald’s với mức giá không hề rẻ. Năm 1961, thỏa thuận được ký kết và Ray Kroc trở thành ông chủ của McDonald’s
Sau khi sở hữu cả đất và cả BĐS, Ray Kroc có thể thế chấp BĐS, dùng dòng tiền kinh doanh của McDonald’s để trả lãi suất ngân hàng và dùng tiền đòn bẩy mở rộng đế chế McDonald’s
Và đó là sự ra đời của một mô hình kinh doanh với dòng tiền kép (thực ra là hơn cả kép) đầy sức mạnh: 1. Dòng tiền từ kinh doanh quán McDonald’s 2. Dòng tiền từ BĐS cho McDonald’s thuê 3. Trị giá của miếng đất đó tăng lên nhiều lần khi có McDonald’s đứng trên nữa.
McDonald’s đúng như vậy, đó không chỉ là công ty bán bánh Burger, họ còn là một công ty BĐS có số má trên thế giới. Và theo một cách nhìn nào đó, Ray Kroc có thể được coi là ông tổ của mảng BĐS Dòng tiền
Chia sẻ của Hoàng Tùng