Góc nhìn từ lý thuyết “Cửa sổ vỡ” – “Khi nhìn theo một người mà ta không quên được, ta sẽ thấy hình bóng nỗi nhớ của mình” (Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ – Nguyễn Ngọc Thuần)
Lý thuyết “Cửa sổ vỡ” có tác động rất lớn đến việc quản lý cá nhân và quản lý doanh nghiệp. Vậy cơ bản cốt lõi nhất của lý thuyết “Cửa sổ vỡ” là gì? Và áp dụng nó cho cá nhân và kinh doanh như thế nào?
Từ 1960-1990, tỉ lệ tội phạm diễn ra ở hệ thống xe điện ngầm của New York là 650.000 vụ, một tỷ lệ cực kỳ lớn. Nhà ga nhếch nhác, đầy rác rưởi và trên tường là những hình vẽ nhằng nhịt. Chỉ cần sẩm tối là hàng loạt tội phạm tụ tập về đây, cảnh sát làm việc quá tải mà tình hình tội phạm vẫn tăng. Không ai giải quyết nổi tình trạng này.
Có hai thanh tra cảnh sát là David Gunn và William Bratton được phái đến quản lý an ninh hệ thống tàu điện ngầm của New York. Chỉ vài năm sau, tình hình tội phạm ở New York đã sụt giảm nhanh xuống 65%.
Khi mới nhậm chức, người ta gợi ý hai vị thanh tra tập trung vào hành vi phạm tội trên các chuyến xe. Gunn và Bratton không đồng ý và làm những việc khác tưởng như nhỏ nhặt, nhưng cuối cùng lại đem lại hiệu quả to lớn.
Bí quyết của hai vị cảnh sát này? Đó đơn giản là (1) xóa sạch những hình vẽ bậy và (2) kiểm soát việc trốn lậu vé. Hai ông suy nghĩ rằng việc trốn lậu vé là hành vi phạm tội, tuy rằng nhỏ nhặt (bị phạt có hơn 1$ và phần lớn cảnh sát cho rằng đó là điều không bõ làm) nhưng nếu để nó xảy ra, nó sẽ là nguồn cơn cho những hành vi tội phạm kế tiếp. Ngoài ra, hai ông cũng cho rằng việc xóa sạch những hình vẽ bậy sẽ tạo ra hình ảnh quy củ khiến những người có ý định phạm tội sẽ chùn tay.
Năm 1982, nghiên cứu dựa vào những hiện tượng xã hội, hai nhà nhà tội phạm học James Q. Willson và George Kelling đưa ra lý thuyết “Cửa sổ vỡ”.
Năm 2000, Malcom Gladwell, một nhà tư tưởng đương đại nổi tiếng nhất đã giới thiệu lại lý thuyết này trong cuốn sách best seller “Điểm bùng phát” (The Tipping Point) và khiến nó trở nên phổ biến toàn thế giới
Ngắn gọn lại: “Khi chúng ta đi qua một dãy nhà, nếu một chiếc cửa sổ bị vỡ mà không được sửa chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng ngôi nhà này không được quản lý và không được quan tâm. Điều này dẫn đến việc người ta rất dễ cầm gạch ném vỡ thêm 1 chiếc cửa sổ nữa.
Và khi nhiều chiếc cửa sổ vỡ ý thức về sự vô chủ sẽ xuất hiện và có thể tiếp diễn với những hành động tệ hại hơn là chỉ ném vỡ cửa sổ”.
Hãy xét thử lại xem ta có bao nhiêu cái “cửa sổ vỡ”? Những lần bỏ qua những thứ khó chịu nhỏ nhặt, xuề xòa & tự dễ dãi với bản thân? Và cái giá phải trả cho những lần đó là gì? Đó chính là những mảnh cửa sổ vỡ có thể đâm nát tương lai cá nhân & doanh nghiệp của chúng ta
Malcolm Gladwell đã đúc kết lại trong cuốn sách: “Đừng nên xem nhẹ những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn”.
Thế nên đánh giá con người đôi khi rất đơn giản, cứ từ những việc tỷ dụ như: Hẹn hò có chuẩn đúng thời gian hay không? Ăn uống có biết chủ động trả tiền hay share tiền không? Hay vay xong có tự giác trả nợ hay trả nợ có đúng hạn không, ahihu. Việc nhỏ thế thôi, xem thử có làm tốt không? Việc nhỏ mà chưa làm ra gì thì nói đâu ba cái vụ chém gió lên giời?
Nói cách khác, hãy làm tốt từ những việc nhỏ bé.
Chia sẻ của Hoang Tung