Mục lục
Với 1 doanh nghiệp Start-up, nguồn vốn chính là 1 vấn đề sống còn, chắc chắn đến 1 giai đoạn nào đó, chúng ta sẽ cần đến sự tham gia của các Nhà Đầu Tư (NĐT) để doanh nghiệp đi nhanh, đi xa hơn nữa, vậy người Founder cần lưu ý trang bị cho mình những yếu tố gì để tăng cơ hội gọi vốn thành công ?! Chúng ta hãy cùng phân tích nhé:
Cái nhìn tổng thể
Hãy có cho mình bảng kế hoạch kinh doanh ( Business Plan ) và mô hình kinh doanh ( Business Model Canvas ) thật cụ thể và chi tiết:
- Business Plan bao gồm tổng quan về dự án, chi phí đầu tư, đầu tư theo từng giai đoạn như thế nào, bao lâu thì có lãi, bao lâu thu hồi vốn….
- Business Model Canvas giúp Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về dự án, phân tích điểm mạnh yếu, nguồn lực nội tại, dòng tiền phát sinh từ đâu và dòng tiền tương lai như thế nào, từ đó có thể cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư.
Tìm hiểu về Profile Nhà đầu tư bạn sắp pitching
Việc này giúp chúng ta hiểu sơ bộ về gu đầu tư của Nhà đầu tư ( mỗi NĐT có 1 gu đầu tư khác nhau, có người thiên về công ty công nghệ, có người thích công ty giáo dục hoặc F&B …. ) điều này cũng giúp chúng ta đánh giá được Nhà đầu tư có phù hợp để hợp tác với mình hay không vì Nhà đầu tư không chỉ giúp chúng ta về nguồn vốn
Họ còn có thể là 1 mentor định hướng cho Founder đi đúng hướng , cũng như có sẵn hệ sinh thái để bổ trợ cho doanh nghiệp của chúng ta đi rất nhanh, nên nếu có cơ hội hãy lựa chọn những Nhà đầu tư đang sở hữu hệ sinh thái phù hợp với nhóm ngành mà doanh nghiệp của bạn đang sở hữu.
Hiểu rõ về bản thân, biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng
Hãy là 1 chuyên gia trong lĩnh vực của mình!
Bạn không nhất thiết phải là 1 kĩ sư IT để khởi nghiệp 1 công ty công nghệ nhưng để công ty công nghệ đó thành công, bạn nhất định phải hiểu rất rất rõ về kỹ thuật cũng như về sản phẩm, dịch vụ của mình!
Phân tích được quy mô thị trường ( market size ) có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, chiến lược để vượt qua đối thủ cạnh tranh, giành được thị phần là gì?
Điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ bạn đang có, khác biệt với đối thủ cạnh tranh như thế nào, tại sao NĐT phải đầu tư cho bạn?……
Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tài chính
Ở Việt Nam hiện tại rất ít Nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng đầu tư khi dự án mới chỉ là ý tưởng, đa số các Nhà đầu tư mang tư duy thực dụng của ” Cá Mập “ nên Founder nên ít nhất phải tìm hiểu 1 số kiến thức về tài chính cơ bản, hiểu được thế nào là ROI ( Return On Investment ) ROE ( Return On Equity ) hoặc chỉ số P/E ngành bạn đang kinh doanh để định giá doanh nghiệp cho phù hợp, đảm bảo Win- Win và vượt qua được các câu chất vấn của cá mập.
Ví dụ : ” Tại sao tôi phải đầu tư cho anh? “
” Nếu tôi đầu tư cho anh thì tỉ suất sinh lời thế nào? Bao lâu thì hoàn vốn? ” ……
Trả lời được các câu hỏi trên thì xin chúc mừng, khả năng nhận được đầu tư của bạn là khá cao rồi đấy
Hãy luôn trung thực
Rất nhiều Founder khi làm việc với Nhà đầu tư thường mắc sai lầm ở chỗ thường nói quá, phóng đại về doanh thu hay lợi nhuận của công ty mình nhằm tìm kiếm 1 Deal tốt, nhằm định giá doanh nghiệp của mình cao hơn giá trị thật
Tuy nhiên Nhà đầu tư không phải là những con nai vàng ngơ ngác để các bạn cho vào tròng, sau giai đoạn pitching và thoả thuận được hợp đồng đầu tư bằng văn bản, Nhà đầu tư sẽ có 1 giai đoạn thẩm định doanh nghiệp ( Due Dilligent ) rất chi tiết và cụ thể trước khi giải ngân.
Nếu các chỉ số tài chính không đúng như những gì chúng ta đã pitching, Nhà đầu tư chắc chắn sẽ hủy Deal và khi đó chúng ta không chỉ mất đi cơ hội được nhận đầu tư mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và thương hiệu cá nhân của Founder cũng như doanh nghiệp!
Thần thái
Muốn đi nhanh thì đi 1 mình- Muốn đi xa hãy đi cùng nhau- Khi pitching quan trọng nhất là thần thái
Ngoài sự trung thực, 1 số Nhà đầu tư còn quan tâm đến tướng mạo, sắc mặt và sự tự tin của Founder khi pitching, hiểu rõ và trình bày lưu loát về sản phẩm, dịch vụ của mình là 1 điểm cộng
Có team Co-founder tốt là 1 lợi thế, đôi khi Nhà đầu tư ra quyết định chỉ vì tin vào con người, tin vào team ( và 1 team phù hợp là 1 người mạnh về marketing, 1 người mạnh tài chính và 1 ông CEO ( Chief Everthing Office ) có khả năng matching cả team lại là ok.
Trên đây là 1 số chia sẻ trên quan điểm cá nhân của mình, để mọi người cùng được trang bị được những kinh nghiệm tốt hơn trên hành trình gian nan ” Khởi Nghiệp “
Chia sẻ của Huỳnh Tấn Lộc
You have very good info on this site.