Mục lục
Chu kỳ khủng hoảng kinh tế cứ 10 năm trận nhỏ, trăm năm trận lớn. Mặc dù sự xuất hiện của Covid là sự bất ngờ dẫn đến khủng hoảng nhưng bản chất vẫn nằm trong chu kỳ đã được cảnh báo. Mỗi buổi sáng thức dậy, chủ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bốc hơi bao nhiêu tiền? Tiền mặt bằng, lương nhân sự, kế toán, nhân sự, kinh doanh, chuyên môn sản xuất, marketing,… Ty tỷ thứ tiền như vậy bốc hơi, mỗi tháng thu về 50-100 triệu tiền âm. Khủng hoảng là vậy.
Phương án cho mùa dịch là gì?
Đầu tiên là cứ ngồi lại xem mình còn bao nhiêu tiền đã, rồi tính xem nếu nguồn thu không có thì sống được bao lâu. Sau đó ngồi vẽ ra các bức tranh từ tươi đẹp nhất đến xấu xí nhất và tính toán…
1. Cố thủ, bảo toàn tài chính.
Phương án này nhiều người nói và chắc mọi người đã tìm hiểu rồi nên mình không nói quá nhiều nữa. Xin giảm tiền mặt bằng, giảm lượng hàng nhập vào, tiết kiệm đến các chi phí nhỏ nhất như điện nước, văn phòng phẩm, quẫn lắm thì cắt giảm lương, kêu gọi giảm ngày làm. Cắt bỏ những mô hình râu ria, tập trung vào một mô hình. Cắt quảng cáo dạng bán hàng nếu người mua phải xách dép ra đường hoặc họ phải đến nơi đông người,… là những việc bạn có thể làm để giảm được chi phí.
2. Phát triển sản phẩm phù hợp thị trường và tập trung mượn sóng corona Marketing bán hàng cho hiệu quả.
Về cơ bản thì mình là chủ doanh nghiệp thì cần có gan lỳ, khả năng chịu đòn tốt. Phát triển sản phẩm có thể giao hàng cho khách hoặc đính kèm các sản phẩm phụ phù hợp trong mùa dịch như các sản phẩm tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe. Mở rộng hoặc thay đổi tệp khách hàng, linh hoạt tư duy, không bán cho người này thì bán cho người khác. Dân hạn chế đi ra ngoài mua sắm thì chuyển sang bán online, bán qua thương mại điện tử… Về MKT, insight về cái chết lúc này là mạnh nhất nên doanh nghiệp có thể khai thác đề MKT bán hàng hiệu quả.
3. Dẹp luôn, nghỉ không làm nữa.
Với rào cản nhập ngành và rút ngành ok thì doanh nghiệp cân nhắc nhanh chân lựa chọn phương án này. Cái này gọi là kỹ năng buông bỏ. Mỗi tháng âm 50-100 triệu, chưa tính toán được thời điểm phát triển, hết vốn là hết tất cả, chỉ còn nước nhảy cầu thì không nên cố đấm ăn xôi, khả năng cao là xôi không có mà ăn chỉ có ăn …
Nói vui vậy thôi, phương án này giúp bạn bảo toàn tài chính để chuẩn bị làm ăn lại. Như đã nói, khủng hoảng có chu kỳ, có lên có xuống nên lựa chọn rút chân để trở lại không phải ý tồi.
Sau bão, đối với từng ngành hàng, sẽ còn ít người sống sót, lúc đó cung sẽ vượt cầu. Nghỉ, ở nhà nghiên cứu, ngành nào mình sẽ nhảy vào sau bão để chuẩn bị kiến thức, nguồn lực, hấp thụ thị trường ngay từ khi nó bắt đầu hồi phục. Đừng nói là gỡ vốn, giàu như chơi đấy. Bên cạnh đó, nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng mới sẽ hình thành, dẫn tới một số nhu cầu mới phát sinh. Hãy nghĩ tới một mô hình kinh doanh mới.
4. Tối ưu nội bộ.
Có 2 trường hợp, 1 là nghỉ luôn không làm nữa, tự tối ưu bản thân thì ở trên mình đã nói, 2 là vẫn duy trì và tối ưu nội bộ.
Nghiên cứu sản phẩm để dẫn đầu thị trường (trên đã nói), củng cố quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng, đào tạo nhân sự, khai thác sâu insight khách hàng để từ đó có các chiến lược tốt hơn sâu dịch: Tái định vị, truyền thông, dẫn đầu thị trường,….
MKT là kiếm khách và giữ khách, vậy nên trong bối cảnh này vẫn cần và cần hơn nữa việc chăm sóc khách hàng cũ. Tốn chút tiền vào sms nhắn tin động viên khách hàng mùa dịch không phí chút nào đâu, tin mình đi hehe.
Nói tóm lại, một là mình là chủ doanh nghiệp thì mặt phải dày. Hai là làm gì cũng phải làm mạnh mẽ, làm lửng lơ hời hợt thà đừng làm, dừng lại toàn bộ giữ tiền sau dịch làm ăn.
Chia sẻ của Nguyễn Minh Quyết từ ECOMME GROUP – Cộng đồng eCommerce Việt Nam