Mục lục
Xin chào các anh/chị! Gần đây có nhiều người hỏi tôi D2C là gì? Cách giúp cho doanh nghiệp tiếp cận thu thập data đến người dùng cuối ra sao? Làm sao giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả?…v..v…
Phần 01: D2C – Sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ
Mô hình D2C (Direct to Customer) trong những năm gần đây là một thuật ngữ còn khá mới mẻ với chúng ta nhưng đối với các doanh nghiệp thì nó lại là một mô hình cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian của bạn để đưa sản phẩm đến thẳng trực tiếp với khách hàng.
Những ngành hàng phù hợp với mô hình này nhất có thể kể đến như giày, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Trong năm 2017, mô hình D2C tăng trưởng 34% và hiện chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công có thể kể đến như LG Cosmetic, Puma, Canifa, Juno trong lĩnh vực thời trang, Vitayes, Saffron trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.
Khái niệm D2C
D2C – Direct To Consumer là một mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử) mà không cần qua bất kì một kênh phân phối nào cả.
Lợi thế của mô hình D2C
Lợi thế lớn của mô hình bán hàng này chính là tiết kiệm được chi phí khi phân phối qua các đại lý, gian hàng. Tăng độ tin cậy của khách hàng về sản phẩm (không lo mua phải sản phẩm fake).
Ngoài ra, các thương hiệu theo mô hình D2C nắm bắt được data của khách hàng, hành vi, sở thích, thói quen mua hàng của họ một cách chính xác nhất. Từ đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối một cách tối ưu nhất cho khách hàng của mình.
Cuối cùng, doanh nghiệp còn có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đúng như ý muốn, không phải lo về sự thiếu chuyên nghiệp của các đại lý mà họ phân phối.
Thách thức khi triển khai mô hình D2C
Có thể thấy giải pháp D2C Digital Marketing đã giúp cho doanh nghiệp bạn giải quyết được phần lớn các vấn đề về Marketing và phân phối hàng hóa hiệu quả trên môi trường online từ đó tăng tỉ lệ kiểm soát và lợi nhuận.
️D2C tuy có mang lại những lợi thế lớn nhưng mô hình này cũng vấp phải không ít khó khăn. Nhất là trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi. Mô hình này đã tạo ra “một cuộc chơi mới” đó là cuộc chơi về sự gia tăng trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng và các giá trị cộng thêm tăng sức cạnh tranh.
Doanh nghiệp nào có thể làm tốt câu chuyện kiểm soát từ việc sản xuất, marketing, phân phối cho đến chăm sóc khách hàng thì sẽ chiến thắng.
Phần 2 – Tại sao mô hình D2C lại quan trọng với doanh nghiệp?
D2C – Quy mô thế giới
Theo khảo sát của Shopify, thì có đến hơn 40% khách hàng mong muốn mua những sản phẩm ở những công ty áp đang dụng mô hình D2C trong những năm tới và 81% đều chắc chắn rằng họ sẽ mua thêm nhiều lần nữa trong 5 năm tiếp theo. Do vậy, trong tương lai mô hình D2C vẫn sẽ tăng trưởng và đóng vai trò quan trọng đối với ngành bán lẻ nói chung trên toàn thế giới.
D2C Tại Việt Nam như thế nào?
Một trong những sự kiện thế giới có thể thúc đẩy nhu cầu ứng dụng D2C tại thị trường Việt Nam trong 1-2 năm tới đó là Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung, các chuyên gia khẳng định Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng dư chấn của việc này tác động vào nền kinh tế.
Đó là một trong những điều kiện thuận lợi hứa hẹn D2C sẽ trở thành mô hình kinh doanh đem đến giải pháp khắc phục dư chấn trên cũng như tạo sự đột phá cho các doanh nghiệp.
Điểm chung của các thương hiệu làm D2C tại Việt Nam là tìm kiếm giải pháp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm tiếp cận khách hàng trực tiếp, cắt giảm chi phí marketing giảm bớt tầm ảnh hưởng của những kênh trung gian bao gồm nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ… Điều này giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa hóa chi phí và lợi nhuận.
Tương lai của ngành bán lẻ trực tuyến
Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối.
Mô hình này linh động hơn rất nhiều những cách làm marketing khác trong việc định hướng thông điệp, tối ưu chi phí và tất cả những đặc quyền khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bao gồm cả cơ hội cá nhân hoá thương hiệu và gắn kết với khách hàng.
So với bán lẻ truyền thống
Đối với bán lẻ truyền thống, nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm của họ thông qua các kênh phân phối, gặp không ít hạn chế trong việc kiểm soát việc sản phẩm được bán như thế nào như: Sản phẩm được đặt ở đâu trong cửa hàng, người bán hàng nói gì về sản phẩm của họ, hay mức độ thỏa mãn của khách hàng, hàng tốn, hàng giả, hàng nhái khó kiểm soát…
Trải nghiệm thương hiệu luôn phải gắn liền với trải nghiệm mua hàng. Nếu khách hàng mua sản phẩm của bạn với một trải nghiệm không tốt, họ sẽ thất vọng về dịch vụ. Chiến lược của thương hiệu xung đột với trải nghiệm tại điểm bán sẽ ngăn cản doanh số bán hàng tăng trưởng.
Mặt khác, mô hình D2C lại cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi hoạt động tương tác với khách hàng cũng như biết được hành vi và động cơ mua hàng của họ từng bước trong hành trình mua hàng (customer journey) từ lúc mới ra mắt sản phẩm cho đến truyền thông, đóng gói, giao hàng, thu tiền…
Xác định được điểm chạm với khách hàng, doanh nghiệp sẽ thu được chính xác thông tin về trải nghiệm mua hàng của họ, từ đó sẽ tránh việc tạo ra xung đột giữa các bước trong quá trình sale thông qua giải pháp công nghệ.
Thách thức ứng dụng D2C
Digital Transformation: Nghe thì rất quen thuộc nhưng có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thật sự chuyển đổi được vì để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần có góc nhìn chỉnh chu hơn đó là “TIẾN HÓA”,tiến hóa từ ứng dụng công nghệ đến nhân sự, bộ máy quản lý, và cả tư góc nhìn của nhà lãnh đạo về việc này….
Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư hệ thống vận hành sẽ là một thách thức lớn đòi hỏi sự bền trí kiên trì của nhà quản lý đối với thị trường và đối với các lãnh đạo.
Đối tác cung ứng dịch vụ đầy đủ D2C tại thị trường còn hạn hẹp, các dịch vụ và giải pháp đáp ứng cho D2C đang bị phân mảnh nhiều nơi như Công nghệ, Pr/Marketing, Paid Media, Performance, Affiliate, Chăm sóc khách hàng, Quản lý kho bãi, Đóng gói, Vận chuyển, Đổi trả…
Chia sẻ của Trần Quốc Kỳ