Mục lục
(IDEA) vì ý tưởng dù gì cũng là starting point của tất cả những startup business.
Thế nên mình tổng hợp 2 frameworks mà mình biết để các bạn có thể đánh giá những ý tưởng đó một cách có cơ sở hơn.
Hơi lười viết nên mình chỉ highlight 3 góc phần tư (quadrant) mà mình cảm thấy thú vị nhất.
Painful + Frequent = Holy Grail but Relentless Competition
Đây là nơi đang là red ocean của startups khi mọi vấn đề cần giải quyết quá rõ ràng. Các startup thường theo trường phái tinh gọn (Lean startup) và vấp phải sự cạnh tranh không ngừng nghỉ từ đối thủ.
Trừ phi bạn biết 1 bí mật (secret) hay có 1 lợi thế khó cạnh tranh (unfair advantage) để có thể giải quyết bài toán 1 cách hiệu quả nhất và tạo ra thế độc quyền (monopoly), thì bạn mới có khả năng thắng cao.
Peter Thiel có 1 câu rất hay khi nói về cạnh tranh: “Competition is for losers” có nghĩa là đừng cố gắng chạy theo đối thủ về mặt tính năng, mà nên tập trung vào giá trị mang lại cho khách hàng.
Như câu chuyện được chia sẻ gần đây bởi anh Tài, Chủ tịch TGDĐ trong Hội thảo Tinh Hoa Tam Trị vừa rồi:
“Khi TGĐ quyết định mở cửa hàng thứ 07 ở Buôn Mê Thuật. Một đối thủ thấy thế bắt chước vì “đoán” rằng có thị phần ở đây. Sau một quý thì đối thủ thất bại nặng nề. Hóa ra TGĐ mở ở Buôn Mê Thuật, để triển khai hệ thống quản trị mới, nên để xa hẳn khỏi HCM, để không làm bằng tay được! Đối thủ không hiểu chỉ bắt chước nên CHẾT!” (lời kể từ anh Do Huu Hung).
Crazy + Wrong = Failure
Startup thường tiến về phía góc tư này sau khi đạt được PMF (giai đoạn Post-PMF, nhân tiện share bài của sếp https://medium.com/…/consider-post-pmf-before-pmf-2d63fbf5f…).
Đa phần các startup thất bại vì không thể monetize được sản phẩm để bắt đầu sinh lời cho nhà đầu tư.
Sau khi crazy để gây ấn tượng với market và nhà đầu tư, startups phải rất khôn ngoan chọn ra được hướng đi đúng (Crazy + Right), điều mà rất chi là khó nhưng vượt qua được thì khả năng thành unicorn rất sán lạng.
Ví dụ: Yo, Sharing E Umbrella, Ofo (định giá $2B xong tèo), Secret, and Yikyak.
Not-Painful + Frequent = Schlep blindness
Đây là khám phá thú vị nhất mặc dù lại có thêm 1 biệt ngữ được phát mình ra bởi Paul Graham, YC Co-founder: Schlep blindness.
Schlep trong tiếng Do Thái là những nhiệm vụ tẻ nhạt và khó chịu. Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường né tránh góc phần tư này vì không có một vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết ngay.
“A company is defined by the schleps it will undertake.” cũng là góc nhìn rất phản trực giác.
Góc phần tư này cũng có được cho là tạo ra một sản phẩm mà khách hàng không hế biết là họ sẽ muốn có, như iPhone và Airbnb.
Góc phần tư này rất thu hút các nhà sáng lập tập trung vào sản phẩm (product-focused), kiên cường (resilient) và dám thực thi một cách dài hạn (grit). Họ không ngừng tin tưởng vào tương lai mà sản phẩm tạo ra; giống như một nghệ sĩ, và việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp sẽ tốn rất nhiều thời gian và thử nghiệm.
Ví dụ: Stripe, Monzo, Zoom, SuperHuman, iPhone và Airbnb.
Thế nên, đặt ý tưởng của bạn vào đúng nơi để đánh giá 1 cách triệt để sẽ gíup bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về hướng phát triển tiếp theo quyết định thành bại của startup, đó là Execution.
Startup idea của bạn nằm ở góc phần tư nào?
Chia sẻ của Phuoc Trinh