Nếu cái này còn trừu tượng thì mình xin bắt đầu từ những câu hỏi sau
- Doanh thu , lợi nhuận của bạn đến từ mặt hàng nào, đang tăng giảm bao nhiêu % từng ngày/tuần/tháng/quý/năm
- Lãi ròng trên từng sản phẩm hoặc cửa hàng là bao nhiêu sau khi trừ đi tất cả mọi chi phí (kể cả lương chủ)
- Tỉ lệ % của từng loại chi phí: giá vốn, marketing, sale, giao nhận – bóc tách tỉ lệ này ra cho từng loại sản phẩm, từng cửa hàng, từng team, chia theo ngày/tháng/quý
- Chi phí để có 1 khách là bao nhiêu (CaC); giá trị vòng đời của khách (LTV) là bao nhiêu. Tần suất mua hàng và giá trị trung bình từng đơn hàng
- Tỉ lệ chốt của từng sale? Tốc độ và hiệu suất làm việc của Sale?
- Hiệu quả của Marketing: reach, view, traffic, lead, qualified lead, deal… Google hay Facebook đang đem lại hiệu quả tốt hơn. CPL trên từng kênh là bao nhiêu? Đang tăng hay giảm? Nếu tăng thêm 20% ngân sách cho Ads thì liệu doanh số có tăng 20%?
- Các chỉ số nào đang tốt và các chỉ số nào đáng báo động? Hay đợi chuyện xảy ra rồi mới vỡ lẽ
- ….
Mình cá là 90% các bạn sẽ mù mờ về những câu hỏi này. Hoặc sẽ biết 1 cách chung chung rằng đang lời bao nhiêu, hoặc nhớ đơn giản là bỏ 1tr tiền ads thu về 30tr doanh số
Khi thuận lợi thì không sao. Đến lúc gặp khó thì không biết khó ở đâu để gỡ. Hoặc dễ quyết định theo cảm tính, và đỡ không kịp. Hoặc nghe lời nhân viên rồi đến lúc mới anh đã lầm tin em
Thực ra việc này không khó. Cách giải như thế này:
- Thiết lập ra các chỉ số cần đo lường
- Tổ chức lại hết các file dữ liệu nhằm trả lời được các chỉ số mong muốn
- Tạo ra quy trình hướng dẫn nhân viên cách nhập liệu và có cách kiểm tra
- Tốt hơn là dùng các tool kết nối số tự động vì con người luôn có sai sót. Thêm nữa là ai cũng ngán phải nhập số mỗi ngày
- Tạo các bản báo cáo trực quan, có ý nghĩa và cập nhật
- Xây dựng thói quen đọc số và làm việc dựa trên số liệu. Không phát biểu theo kiểu: em nghĩ, em tưởng, em đoán
Ai nắm trong tay dữ liệu, người đó có thể chiến thắng trận cuối cùng
Grab dùng Data để mở quán
Hôm qua, Grabkitchen ra mắt tại Việt Nam ở quận Thủ Đức. Có 12 quán tham gia lúc đầu.
Tại sao lại ở Thủ Đức mà không phải các quận khác? Vì quan sát quán nằm trên tuyến đường không phải quá to để xe tải chở vật liệu ra vào nhiều, cũng không quá gần chợ đầu mối.
Grab cho biết qua dữ liệu, họ thấy người dân ở Thủ Đức có nhu cầu đặt hàng ở các quán trong trung tâm rất nhiều, quãng đường xa, ít người nhận. Trong khi đó, các quán lại không có khả năng mở mặt bằng dưới Thủ Đức vì chi phí.
Điều này giải thích vì sao ở các quận như Phú Nhuận, sẽ không có Grabkitchen vì nhiều nhà hàng và quãng đường đi giao thấp, dễ đáp ứng.
Grabkitchen là 1 khu tập họp các quán mà data phân tích cho thấy người Thủ Đức thích ăn. Các quán lo sản xuất, Grab bán, hoa hồng trên order phát sinh. Ai cũng happy ít nhất là đến giờ.
Và nếu như thông tin Grab chia sẻ là đúng, có thể thấy các Grabkitchen sẽ tiếp theo sẽ nằm ở các quận xa, nơi nhu cầu đặt các quán trong trung tâm cao mà chưa có cung tại chỗ.
Và các quận đó nhất định không phải các quận giàu vì chả thiếu quán nổi tiếng ở quận 7 bao giờ. Nên người nông dân đoán có thể là quận 6, quận 12, quận Hóc Môn sẽ là địa điểm tiếp theo.
Chia sẻ của Lê Anh Tuấn